Nếu bạn của bố bằng tuổi thì gọi là gì

Chú bác, cậu dượng [trong bài gọi tắt là "chú bác"] là anh, em ruột của cha mẹ hoặc kết hôn với chị, em ruột của cha mẹ. Chú bác có quan hệ họ hàng sinh là họ hàng cấp hai. Đối với chú bác là nữ thì gọi là cô, và quan hệ tương hỗ là cháu trai hoặc cháu gái. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh: avunculus là phần nhỏ của avus [ông nội] và là một mối quan hệ gia đình trong một gia đình mở rộng hoặc trực tiếp. Ở một số nền văn hóa và gia đình [chẳng hạn như ở Châu Phi], trẻ em cũng có thể gọi anh chị em họ của cha mẹ là cô hoặc chú do chênh lệch tuổi tác. Đây cũng là một danh hiệu để tôn trọng những người lớn tuổi [ví dụ như anh chị em họ, hàng xóm, người quen, bạn bè thân thiết của gia đình, và thậm chí đôi khi hoàn toàn xa lạ]. Sử dụng thuật ngữ theo cách này là một hình thức quan hệ họ hàng hư cấu.

Nghĩa bổ sung[sửa | sửa mã nguồn]

Chú bác theo thế hệ

  • Chú cùng cha khác mẹ là anh trai cùng cha khác mẹ của một người.
  • Chú rể có thể chỉ chồng của cô, chú hoặc chú của vợ hoặc chồng. Khi đề cập đến chồng của dì, thuật ngữ chú thường được sử dụng.
  • Chú cố/ông ngoại/ông bà là anh trai của ông bà nội của một người.

Các biến thể văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Albanian, Slavic và Persian[sửa | sửa mã nguồn]

Ở một số nền văn hóa, như tiếng Albania, tiếng Slav hoặc tiếng Ba Tư, không có thuật ngữ bao hàm duy nhất nào mô tả cả mối quan hệ họ hàng của một người với anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc vợ chồng nam của cha mẹ họ. Thay vào đó, có những thuật ngữ cụ thể mô tả mối quan hệ họ hàng của một người với anh trai của mẹ họ [dajë trong tiếng Albania, daiyee trong tiếng Ba Tư, wuj [diminutive: wujek] trong tiếng Ba Lan] hoặc mối quan hệ họ hàng của một người với anh trai của cha họ [xhajë bằng tiếng Albania, amou bằng tiếng Ba Tư, stryj [nhỏ: stryjek] trong tiếng Ba Lan]. Một sự khác biệt tương tự tồn tại bằng cách sử dụng các thuật ngữ riêng biệt để mô tả mối quan hệ họ hàng của một người với anh chị em nữ của mẹ họ [teze trong tiếng Albania, khaleh trong tiếng Ba Tư, ciotka [nhỏ: ciocia] trong tiếng Ba Lan], và mối quan hệ họ hàng của một người với anh chị em nữ của cha họ, [hallë trong tiếng Albania, ammeh trong tiếng Ba Tư, stryjna [nhỏ gọn: stryjenka] trong tiếng Ba Lan].

Hơn nữa, trong văn hóa Ba Tư, các thuật ngữ được sử dụng để mô tả mối quan hệ họ hàng của một người với mẹ hoặc cha mẹ của họ mang những mô tả rõ ràng và rõ ràng về mối quan hệ đó, phân biệt cha mẹ vợ với họ hàng cùng dòng máu. Ví dụ: có một thuật ngữ cụ thể mô tả mối quan hệ họ hàng của một người với vợ/chồng của chú nội của họ [tức là zan-amou, nghĩa đen là 'vợ của-' amou]. Điều này làm rõ rằng quan hệ họ hàng là đối với vợ/chồng của anh chị em cùng cha khác mẹ của người đó, trái ngược với quan hệ huyết thống.

Phía nam Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Ấn Độ, những cái tên rõ ràng được sử dụng cho nhiều người chú khác nhau như chacha, anh trai của cha [hoặc kaka]. Nếu anh trai của cha bạn lớn tuổi hơn cha của bạn thì anh ấy được gọi là Tauji [hoặc bapuji]. Anh trai của mẹ bạn tên là Mama. Chồng của dì ruột của bạn được gọi là Fufa [hoặc Fuva] và chồng của dì ngoại của bạn được gọi là Mausa [hoặc Masa] trong tiếng Hindi [hoặc Gujarati].

Tương tự như vậy, ở nước láng giềng Bangladesh, anh trai của mẹ cũng là Mama cũng như anh trai của cha là Chacha. Chồng của dì ruột là Phupha và chồng của dì ngoại là Khalu.

Tham gia: 9/11/2009 Bài viết: 2,629 Đã được thích: 434 Điểm thành tích: 223

Cả nhà em đang có chiến tranh bên nội bên ngoại mệt óc quá các chị ơi.

Chuyện là bố em lấy mẹ em chênh đến 15 tuổi, nhà lại cùng xóm. Thế nên anh trai của bố em [tức bác cả em] chơi cùng lứa với ông bà ngoại em [chênh nhau vài tuổi] Ông ngoại em cho rằng bác em không được chào ông em là "chào bác" [ý gọi thay con, ông em chỉ là bậc anh], không tôn trọng ông em. Ông em là thông gia với bố của bác thì là bậc bề trên phải đáng bậc cha chú.

Bố em xấp xỉ tuổi với 1 ông thông gia của ông nên chào là anh. Bố em cho rằng đây là quan hệ gián tiếp, không thể bắt bố em gọi là chú cũng không thể bắt anh bố em phải gọi ông em là chú. Ông em giận cho rằng không coi ông em ra gì, lấy vợ thì theo vợ phải gọi ông thông gia đó của ông em là chú.

Chết mệt với xưng hô Việt Nam mất thôi. Bản thân em lấy chồng, chị họ chồng còn hơn tuổi mẹ em thì chị ý cũng phải gọi mẹ em là cô à?

Em chẳng ủng hộ ai, em cho rằng chuyện xưng hô không nên xem trọng quá, phiên phiến thôi. Thấy không thoải mái thì không gặp gỡ, không ngồi với nhau, nên tránh. Ông em vừa chửi em, huhu. Theo mọi người thì thế nào là đúng là sai?

Xem thêm các chủ đề tạo bởi cuty123

  • > Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.
    Cả Bác em và Bố em đều sai.Cái sai cơ bản trong cách cư xử. Dù cho Ông ngoại em có chơi cùng với bác em ,nhưng khi Ông ngoại em làm thông gia với Bố mình thì Bác em phải thay đổi cách xưng hô.Điều đó thể hiện sự tôn trọng mối quan hệ thông gia của Bố mình. Tôn trọng bố vợ của em trai mình,cũng là Tôn trọng chính Bố mình. Đến Bố em cũng bước theo cái sai của bác.Như thế chẳng tôn trọng thông gia của bố vợ.Thông gia của Bố vợ thì cũng bằng vai với bố nên cứ phải xưng hô cho phải phép. Điều này không những làm ông em buồn lòng mà người ngoài đánh giá Bác ,Bố em ko biết cách sống.

Chuyện nhà mình,Ox mình cũng cách mình 1 giáp.MC mình ngang tuổi Bà ngoại Mình.Nhưng vẫn phải cư xử có trên dưới. Anh chị chồng ngang tuổi với BMe mình,Nhưng đi xa về ,anh chị vẫn đến thăm hỏi cho phải phép.vẫn gọi là ÔNg Bà thay cháu và xưng con. Vậy nên Ông ngoại em chửi là đúng .

> Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.Cái này chỉ liên quan đến ruột thịt trong gia đình thôi.

Nếu chị họ chồng em mà tôn trọng thì có thể gọi là Bà xưng tôi,cháu ....đều được nhé.

> Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

e cũng nghĩ là do xưng hô thôi, khi đã thông gia thì phải theo cách xưng hô của thông gia thôi ví như nhà e nhé, cô e kém bố e 20t, cô lấy chồng, bố chồng cua cô e hơn bố e có 2t thôi, thế nhưng bố e vẫn phải gọi thông gia là ông đấy thôi, bà e hơn bố chồng cô e gần 20t vẫn phải gọi thông gia là ông, đó là bình thường mà, thế nên vẫn phải theo cách gọi cấp bậc của thông gia thôi

cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

Tham gia: 9/11/2009 Bài viết: 2,629 Đã được thích: 434 Điểm thành tích: 223 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.Nếu bà nội em gặp ông thông gia của ông ngoại em thì bà nội em cũng bằng vai à chị? Bà e sẽ bằng tuổi của bố mẹ ông thông gia kia. Thật phức tạp.

Em thì em thấy cả ông em, cả bố em, cả bác em đều buồn cười. Tại sao cứ phải giữ trịch xưng hô này kia. Gọi thế nào cũng chỉ là xưng hô, cũng chẳng phải gì to tát không tôn trọng nhau. Mỗi người đều nên hạ mình xuống 1 tí, có cái nhìn thoáng hơn 1 tí về chuyện cấp bậc, bề trên, bề dưới. Rồi lại còn bạn của bố em cũng chơi với ông em. Bây giờ thân với ông em thì đến nhà chơi bố em cũng phải đổi xưng hô, thế là lại giận nhau. Hichic

Em phát biểu là cháu nghĩ tránh va chạm, không gặp nhau thế là xong. Thế là bị chửi.

> Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

Theo lẽ thông gia ngang hàng thì Bà Nội em cũng bằng vai với thông gia của Ông ngoại em.Mặc định khi lấy Mẹ em thì gia đình đã phải chấp nhận thế rồi. Còn bạn của bố em chơi vs Ông ngoại em thì đó là việc khác hoàn toàn,ko liên quan. Người trong làng thì ko nói,nhưng người ngoài mà đến nhà Ông ngoại em cùng Bố em thì theo phép tôn trọng vẫn phải gọi Ông ngoại là Ông xưng cháu mới là người lịch thiệp và biết cư xử.

Bac và Bố em sau này mà ở vào trường hợp Ông ngoại em chẳng nhảy như đỉa phải vôi ấy.!

thao1975 Bắt đầu tích cực

Tham gia: 25/9/2011 Bài viết: 428 Đã được thích: 195 Điểm thành tích: 43 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

Theo lệ thông thường chỉ có 2 thông gia mới nhau quan hệ bình đẳng bất chấp tuổi tác, còn họ hàng, anh chị em, cô gì chú bác cứ theo phép ưng xử xã hội thôi.

lanlan1281993 Thành viên rất tích cực

Tham gia: 28/8/2013 Bài viết: 1,678 Đã được thích: 63 Điểm thành tích: 48 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

e lót hóng xem mai mốt vè còn biết đương fmaf xưng hô

> Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

nói chung cũng rách việc thế các bác nhỉ chỉ là xưng hô chứ có gì to tát đâu nhỉ

> Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.nói vậy chứ thủ tục cũng rườm văn rà lắm,hic

cuty123 Bắt đầu nổi tiếng

Tham gia: 9/11/2009 Bài viết: 2,629 Đã được thích: 434 Điểm thành tích: 223 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.Đúng đấy ạ, nhất là họ nội họ ngoại nhà em lại ở gần nhau, anh họ học với cậu với dì, cứ lộn tùng phèo lên.

mecunhoi Thành viên rất tích cực

Tham gia: 23/8/2013 Bài viết: 1,245 Đã được thích: 104 Điểm thành tích: 103 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

Em đọc xong cái đầu rối luôn, đúng là lằng nhằng quá

> Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.Chị giống em em rối luôn từ đoạn chị chủ top kể
> Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

em cũng thấy cái này rắc rối, nhiều khi cứ phiên phiến thôi, nhưng lắm người cũng hay chấp vặt lắm đó chị, em bị vướng mấy vụ liền

tit248 Bắt đầu nổi tiếng

Tham gia: 30/6/2013 Bài viết: 2,324 Đã được thích: 359 Điểm thành tích: 223 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

theo em thì nếu là thông gia của bố mẹ mình thì phải tôn trọng gọi người ta theo bề bậc cha chú. còn anh em họ thì không cần. cứ theo lứa tuổi với các mối quan hệ khác mà gọi thôi.

HaGiang389 Bắt đầu nổi tiếng

Tham gia: 19/3/2013 Bài viết: 3,239 Đã được thích: 711 Điểm thành tích: 773 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

Em nghĩ đã là thông gia thì xưng hô theo lứa tuổi là hợp nhất, cứ bờ rễ cây dây leo quấn quít. Loằng ngoằng mệt cả ra.

Hoàng Mai118 "\*come a woman as my mum

Tham gia: 18/5/2012 Bài viết: 2,587 Đã được thích: 1,135 Điểm thành tích: 773 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

Thực ra cách xưng hô, và cách gọi thì cũng tùy theo từng nơi, từng gia đình thôi ạ, miễn làm sao thấy hợp lí là được ạ Như nhà em, bố của thím út là bạn...nối khố của bố em luôn í ạ. Thế nên khi Thím em lấy chú thì bố em và bố của Thím em gọi nhau là Ông, xưng tôi. Còn bọn em thì chuyển từ bác sang ông. [ Lúc đầu thím em về nhà em mà lúc nào cũng gọi bố em là...bác xưng cháu í ạ- vì quen miệng mà] Nói chung cũng không quá khó, gọi thế nào để mọi người thấy thoải mái, và ko động chạm là được ạ

lehang1507 Thành viên rất tích cực

Tham gia: 18/6/2013 Bài viết: 1,606 Đã được thích: 175 Điểm thành tích: 103 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.

hic, nói chung thực ra k liên quan, nhưng lại liên quan thông gia,các cụ theo nếp xưa nên trách cứ là chuyện bình thường.

blue82 Thành viên rất tích cực

Tham gia: 1/1/2008 Bài viết: 1,786 Đã được thích: 239 Điểm thành tích: 103 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia.Đúng rùi, các cụ hay để ý đến việc xưng hô lắm , nhiều khi con cháu chào hỏi chưa đúng theo ý các cụ là cũng bị nói rùi

  • Nguyenphuong89 MỸ PHẨM L'ORGANIC BEAUTY

    Tham gia: 14/8/2012 Bài viết: 1,450 Đã được thích: 244 Điểm thành tích: 103 Ðề: Xưng hô trong quan hệ thông gia. ôi đọc xong đau đầu quá, mệt lắm, mình cũng thấy loạn với cái kiểu xưng hô nào là thím nào là mợ, rồi 2 đứa chơi cùng nhau đứa gọi thế này đứa gọi thế kia, mình quay cuồng hết đầu oc

Chủ Đề