Nếu các bước giải bất phương trình

Xin chào tất cả các bạn, trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn !

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu định nghĩa, tiếp theo là quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số khác 0 và cuối cùng là cách giải. Về quy trình thì là như vậy.

Với mỗi mục mình sẽ cho ví dụ minh họa tương ứng, việc làm này sẽ giúp các bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn

#1. Bất phương trình bậc nhất một ẩn là gì?

Bất phương trình bậc nhất một ẩn là bất phương trình có dạng $ax+b<0$ hoặc $ax+b>0$ hoặc $ax+b \leq 0$ hoặc $ax+b \geq 0$ (với $a, b$ là những số thực cho trước, $a \neq 0$)

Ví dụ: $2x+3>0, -5x+7<0, -11x-13 \leq 0$ là những bất phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn ở đây là x).

#2. Quy tắc cần nhớ khi giải bất phương trình bậc nhất một ẩn

2.1. Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu hạng tử đó.

Ví dụ 1. Giải bất phương trình $x+3>0$

Lời giải:

$x+3>0 \Leftrightarrow x>-3$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là $\{x|x>-3\}$

Ở đây chúng ta đã chuyển hạng tử 3 của bất phương trình từ vế trái sang vế phải => nên đổi dấu thành -3

Nếu các bước giải bất phương trình

2.2. Quy tắc nhân với một số khác 0

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0 ta phải:

  • Giữ nguyên chiều của bất phương trình nếu như số đó là số dương.
  • Đổi chiều bất phương trình, nếu như số đó là số âm.

Ví dụ 2. Giải bất phương trình $2x>-3$

Lời giải:

$2x>-3 \Leftrightarrow 2x.\frac{1}{2}>-3.\frac{1}{2} \Leftrightarrow x>-\frac{3}{2}$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là $\{x|x>-\frac{3}{2}\}$

Ở đây chúng ta đã nhân hai vế của bất phương trình với $\frac{1}{2}$. Dấu của bất phương trình > vẫn được giữ nguyên vì $\frac{1}{2}$ là một số dương

Nếu các bước giải bất phương trình

Ví dụ 3. Giải bất phương trình $-5x<-7$

Lời giải:

$-5x<-7 \Leftrightarrow -5x.\frac{-1}{5}>-7.\frac{-1}{5} \Leftrightarrow x>\frac{7}{5}$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là $\{x|x>\frac{7}{5}\}$

Ở đây chúng ta đã nhân hai vế của bất phương trình với $\frac{-1}{5}$. Dấu của bất phương trình < đổi thành > vì $\frac{-1}{5}$ là một số âm.

Nếu các bước giải bất phương trình

#3. Cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn

Ví dụ 4. Giải bất phương trình $2x+3>0$ và biểu diễn tập nghiệm trên trục số

Lời giải:

$2x+3>0$

$\Leftrightarrow 2x>-3$ (hạng tử +3 không chứa ẩn x nên được chuyển sang vế phải và đổi dấu thành -3)

$\Leftrightarrow 2x.\frac{1}{2}>-3.\frac{1}{2}$ (2 là hệ số của hạng tử chứa ẩn x, nghịch đảo của nó là $\frac{1}{2}$ và $\frac{1}{2}$ là số dương nên dấu > được giữ nguyên)

$\Leftrightarrow x>-\frac{3}{2}$ (thu gọn)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là $\{x|x>-\frac{3}{2}\}$

Nếu các bước giải bất phương trình

Chú ý: Khi trình bày lời giải bạn không cần ghi các câu giải thích như bên trên đâu nhé, ở đây mình ghi để các bạn dễ hiểu mà thôi.

Ví dụ 5. Giải bất phương trình $-5x+7<0$ và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.

Lời giải:

$-5x+7<0$

$\Leftrightarrow -5x<-7$

$\Leftrightarrow -5x.\frac{-1}{5}>-7.\frac{-1}{5}$

$\Leftrightarrow x>\frac{7}{5}$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là $\{x|x>\frac{7}{5}\}$

Nếu các bước giải bất phương trình

#4. Cách giải nhanh bất phương trình bậc nhất một ẩn bằng máy tính CASIO

NOTE: Máy tính CASIO được mình sử dụng trong bài viết này là FX-580VN X, nếu các bạn sử dụng các dòng máy khác (FX-570EX Plus, FX-570VN Plus) thì các thao tác thực hiện vẫn tương tự nhé.

Giả sử ta cần giải bất phương trình $-11x-13 \leq 0$

Bước 1: Xác định dấu của tập nghiệm dựa vào dấu của hệ số đứng trước ẩn.

Vì hệ số đứng trước ẩn là $-11<0$ nên dấu của tập nghiệm đổi chiều tức dấu $\geq$

Bước 2: Giải phương trình tương ứng, ở đây là phương trình bậc nhất một ẩn $-11x-13 = 0$

Nếu các bước giải bất phương trình

Nếu các bước giải bất phương trình

Nếu các bước giải bất phương trình

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là $\{x|x\geq-\frac{13}{11}\}$

Nếu các bước giải bất phương trình

#5. Lời kết

Vâng, trên đây là khái niệm về bất phương trình bậc nhất một ẩn, cũng như cách giải loại bất phương trình này.

Về cơ bản thì bất phương trình bậc nhất một ẩn tuy là đơn giản nhưng nó lại là một trong những bất phương trình có rất nhiều ứng dụng trong Toán học, cũng như trong thực tiễn.

Tiêu biểu như giải hệ bất phương trình bậc nhất, bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán tối ưu hóa, …

Vậy nên bạn cần dành sự quan tâm nhất định đến loại bất phương trình này, đặc biệt là không được quên cách giải bạn nhé. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo !

Đọc thêm:

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

– Tam thức bậc hai đối với x là biểu thức có dạng f(x) = ax2 + bx + c, trong đó a, b, c là những hệ số, a ≠ 0.

* Ví dụ: Hãy cho biết đâu là tam thức bậc hai.

a) f(x) = x2 – 3x + 2

b) f(x) = x2 – 4

c) f(x) = x2(x-2)

° Đáp án: a) và b) là tam thức bậc 2.

1. Dấu của tam thức bậc hai

Nếu các bước giải bất phương trình

Nhận xét: 

Nếu các bước giải bất phương trình

* Định lý: Cho f(x) = ax2 + bx + c, Δ = b2 – 4ac.

– Nếu Δ<0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ R.

– Nếu Δ=0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a trừ khi x =-b/2a.

– Nếu Δ>0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a khi x < x1 hoặc x > x2 ; trái dấu với hệ số a khi x1 < x < x2 trong đó x1,x2 (với x1

 [Gợi ý cách nhớ dấu của tam thức khi có 2 nghiệm: Trong trái ngoài cùng]

Cách xét dấu của tam thức bậc 2

– Tìm nghiệm của tam thức

– Lập bảng xét dấu dựa vào dấu của hệ số a

– Dựa vào bảng xét dấu và kết luận

Bất phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c > 0 (hoặc ≥ 0; < 0; ≤ 0)

– Bất phương trình bậc 2 ẩn x là bất phương trình có dạng ax2 + bx + c < 0 (hoặc ax2 + bx + c ≤ 0; ax2 + bx + c > 0; ax2 + bx + c ≥ 0), trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a≠0.

* Ví dụ: x2 – 2 >0; 2x2 +3x – 5 <0;

Giải bất phương trình bậc 2

– Giải bất phương trình bậc hai ax2 + bx + c < 0 thực chất là tìm các khoảng mà trong đó f(x) = ax2 + bx + c cùng dấu với hệ số a (trường hợp a<0) hoặc trái dấu với hệ số a (trường hợp a>0).

Để giải BPT bậc hai ta áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai.

Ví dụ: Giải bất phương trình

Nếu các bước giải bất phương trình

Mẫu thức là tam thức bậc hai có hai nghiệm là 2 và 3
Dấu của f(x) được cho trong bảng sau

Nếu các bước giải bất phương trình

Tập nghiệm của bất phương trình đã cho là

Nếu các bước giải bất phương trình

Từ đó suy ra tập nghiệm của hệ là S=(−1;1/3)

🔢 GIA SƯ TOÁN

3. Phương trình – Bất phương trình chứa ẩn trong dấu GTTĐ

Để giải phương trình, bất phương trình chứa ẩn trong dấu GTTĐ, ta thường sử dụng định nghĩa hoặc tính chất của GTTĐ để khử dấu GTTĐ.

Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình

4. Phương trình – Bất phương trình chứa ẩn trong dấu căn

Trong các dạng toán thì bất phương trình chứa căn được xem là dạng toán khó nhất. Để giải phương trình, bất phương trình chứa ẩn trong dấu căn ta cầ sử dụng kết hợp các công thức giải bất phương trình lớp 10 kết hợp với phép nâng luỹ thừa hoặc đặt ẩn phụ để khử dấu căn.

Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình

Bất phương trình quy về bậc nhất

Nếu các bước giải bất phương trình

Giải và biện luận bpt dạng ax + b < 0

Nếu các bước giải bất phương trình
1.1. Hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn

Muốn giải hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn ta giải từng bất phương trình của hệ rồi lấy giao các tập nghiệm thu được.

1.2. Dấu nhị thức bậc nhất
Nếu các bước giải bất phương trình

2. Bất phương trình tích

∙ Dạng: P(x).Q(x) > 0  (1) (trong đó P(x), Q(x) là những nhị thức bậc nhất.)

∙ Cách giải: Lập bxd của P(x).Q(x). Từ đó suy ra tập nghiệm của (1).

3. Bất phương trình chứa ẩn ở mẫu

Nếu các bước giải bất phương trình

Chú ý: Không nên qui đồng và khử mẫu.

4. Bất phương trình chứa ẩn trong dấu GTTĐ

∙ Tương tự như giải pt chứa ẩn trong dấu GTTĐ, ta hay sử dụng định nghĩa và tính chất của GTTĐ để khử dấu GTTĐ.

Nếu các bước giải bất phương trình

Bài tập giải bất phương trình lớp 10

Các bài tập về xét dấu tam thức bậc 2, bất phương trình bậc 2 một ẩn

° Dạng 1: Xét dấu của tam thức bậc 2

* Ví dụ 1 (Bài 1 trang 105 SGK Đại Số 10): Xét dấu các tam thức bậc hai:

a) 5x2 – 3x + 1

b) -2x2 + 3x + 5

c) x2 + 12x + 36

d) (2x – 3)(x + 5)

Lời giải ví dụ 1 (Bài 1 trang 105 SGK Đại Số 10):

a) 5x2 – 3x + 1

– Xét tam thức f(x) = 5x2 – 3x + 1

– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 9 – 20 = –11 < 0 nên f(x) cùng dấu với hệ số a.

– Mà a = 5 > 0 ⇒ f(x) > 0 với ∀ x ∈ R.

b) -2x2 + 3x + 5

– Xét tam thức f(x) = –2x2 + 3x + 5

– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 9 + 40 = 49 > 0.

– Tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = –1; x2 = 5/2, hệ số a = –2 < 0

– Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

f(x) > 0 khi x ∈ (–1; 5/2)- Từ bảng xét dấu ta có:

 f(x) = 0 khi x = –1 ; x = 5/2

 f(x) < 0 khi x ∈ (–∞; –1) ∪ (5/2; +∞)

c) x2 + 12x + 36

– Xét tam thức f(x) = x2 + 12x + 36

– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 144 – 144 = 0.

– Tam thức có nghiệm kép x = –6, hệ số a = 1 > 0.

– Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Từ bảng xét dấu ta có:

 f(x) > 0 với ∀x ≠ –6

 f(x) = 0 khi x = –6

d) (2x – 3)(x + 5)

– Xét tam thức f(x) = 2x2 + 7x – 15

– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 49 + 120 = 169 > 0.

– Tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = 3/2; x2 = –5, hệ số a = 2 > 0.

– Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Từ bảng xét dấu ta có:

 f(x) > 0 khi x ∈ (–∞; –5) ∪ (3/2; +∞)

 f(x) = 0 khi x = –5 ; x = 3/2

 f(x) < 0 khi x ∈ (–5; 3/2)

* Ví dụ 2 (Bài 2 trang 105 SGK Đại Số 10): Lập bảng xét dấu của biểu thức

a) f(x) = (3x2 – 10x + 3)(4x – 5)

b) f(x) = (3x2 – 4x)(2x2 – x – 1)

c) f(x) = (4x2 – 1)(–8x2 + x – 3)(2x + 9)

d) f(x) = [(3x2 – x)(3 – x2)]/[4x2 + x – 3]

° Lời giải ví dụ 2 (Bài 2 trang 105 SGK Đại Số 10):

a) f(x) = (3x2 – 10x + 3)(4x – 5)

– Tam thức 3x2 – 10x + 3 có hai nghiệm x = 1/3 và x = 3, hệ số a = 3 > 0 nên mang dấu + nếu x < 1/3 hoặc x > 3 và mang dấu – nếu 1/3 < x < 3.

– Nhị thức 4x – 5 có nghiệm x = 5/4.

– Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Từ bảng xét dấu ta có:

 f(x) > 0 khi x ∈ (1/3; 5/4) ∪ x ∈ (3; +∞)

 f(x) = 0 khi x ∈ S = {1/3; 5/4; 3}

 f(x) < 0 khi x ∈ (–∞; 1/3) ∪ (5/4; 3)

b) f(x) = (3x2 – 4x)(2x2 – x – 1)

– Tam thức 3x2 – 4x có hai nghiệm x = 0 và x = 4/3, hệ số a = 3 > 0.

⇒ 3x2 – 4x mang dấu + khi x < 0 hoặc x > 4/3 và mang dấu – khi 0 < x < 4/3.

+ Tam thức 2x2 – x – 1 có hai nghiệm x = –1/2 và x = 1, hệ số a = 2 > 0

⇒ 2x2 – x – 1 mang dấu + khi x < –1/2 hoặc x > 1 và mang dấu – khi –1/2 < x < 1.

– Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Từ bảng xét dấu ta có: 

 f(x) > 0 ⇔ x ∈ (–∞; –1/2) ∪ (0; 1) ∪ (4/3; +∞)

 f(x) = 0 ⇔ x ∈ S = {–1/2; 0; 1; 4/3}

 f(x) < 0 ⇔ x ∈ (–1/2; 0) ∪ (1; 4/3)

c) f(x) = (4x2 – 1)(–8x2 + x – 3)(2x + 9)

– Tam thức 4x2 – 1 có hai nghiệm x = –1/2 và x = 1/2, hệ số a = 4 > 0

⇒ 4x2 – 1 mang dấu + nếu x < –1/2 hoặc x > 1/2 và mang dấu – nếu –1/2 < x < 1/2

– Tam thức –8x2 + x – 3 có Δ = –47 < 0, hệ số a = –8 < 0 nên luôn luôn âm.

– Nhị thức 2x + 9 có nghiệm x = –9/2.

– Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Từ bảng xét dấu ta có: 

 f(x) > 0 khi x ∈ (–∞; –9/2) ∪ (–1/2; 1/2)

 f(x) = 0 khi x ∈ S = {–9/2; –1/2; 1/2}

 f(x) < 0 khi x ∈ (–9/2; –1/2) ∪ (1/2; +∞)

d) f(x) = [(3x2 – x)(3 – x2)]/[4x2 + x – 3]

– Tam thức 3x2 – x có hai nghiệm x = 0 và x = 1/3, hệ số a = 3 > 0.

⇒ 3x2 – x mang dấu + khi x < 0 hoặc x > 1/3 và mang dấu – khi 0 < x < 1/3.

– Tam thức 3 – x2 có hai nghiệm x = √3 và x = –√3, hệ số a = –1 < 0

⇒ 3 – x2 mang dấu – khi x < –√3 hoặc x > √3 và mang dấu + khi –√3 < x < √3.

– Tam thức 4x2 + x – 3 có hai nghiệm x = –1 và x = 3/4, hệ số a = 4 > 0.

⇒ 4x2 + x – 3 mang dấu + khi x < –1 hoặc x > 3/4 và mang dấu – khi –1 < x < 3/4.

– Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Từ bảng xét dấu ta có: 

 f(x) > 0 ⇔ x ∈ (–√3; –1) ∪ (0; 1/3) ∪ (3/4; √3)

 f(x) = 0 ⇔ x ∈ S = {±√3; 0; 1/3}

 f(x) < 0 ⇔ x ∈ (–∞; –√3) ∪ (–1; 0) ∪ (1/3; 3/4) ∪ (√3; +∞)

 f(x) không xác định khi x = -1 và x = 3/4.

Dạng 2: Giải các bất phương trình bậc 2 một ẩn

* Ví dụ 1 (Bài 3 trang 105 SGK Đại Số 10): Giải các bất phương trình sau

a) 4x2 – x + 1 < 0

b) -3x2 + x + 4 ≥ 0

Nếu các bước giải bất phương trình

d) x2 – x – 6 ≤ 0

° Lời giải ví dụ 1 (bài 3 trang 105 SGK Đại Số 10):

a) 4x2 – x + 1 < 0

– Xét tam thức f(x) = 4x2 – x + 1

– Ta có: Δ = -15 < 0; a = 4 > 0 nên f(x) > 0 ∀x ∈ R

⇒ Bất phương trình đã cho vô nghiệm.

b) -3x2 + x + 4 ≥ 0

– Xét tam thức f(x) = -3x2 + x + 4

– Ta có : Δ = 1 + 48 = 49 > 0 có hai nghiệm x = -1 và x = 4/3, hệ số a = -3 < 0.

⇒  f(x) ≥ 0 khi -1 ≤ x ≤ 4/3. (Trong trái dấu a, ngoài cùng dấu với a)

⇒ Tập nghiệm của bất phương trình là: S = [-1; 4/3]

Nếu các bước giải bất phương trình

– Điều kiện xác định: x2 – 4 ≠ 0 và 3x2 + x – 4 ≠ 0

 ⇔ x ≠ ±2 và x ≠ 1; x ≠ 4/3.

– Chuyển vế và quy đồng mẫu chung ta được:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Nhị thức x + 8 có nghiệm x = -8

– Tam thức x2 – 4 có hai nghiệm x = 2 và x = -2, hệ số a = 1 > 0

⇒ x2 – 4 mang dấu + khi x < -2 hoặc x > 2 và mang dấu – khi -2 < x < 2.

– Tam thức 3x2 + x – 4 có hai nghiệm x = 1 và x = -4/3, hệ số a = 3 > 0.

⇒ 3x2 + x – 4 mang dấu + khi x < -4/3 hoặc x > 1 mang dấu – khi -4/3 < x < 1.

– Ta có bảng xét dấu như sau:

Nếu các bước giải bất phương trình

– Từ bảng xét dấu ta có:

 (*) < 0 ⇔ x ∈ (–∞; –8) ∪ (-2; -4/3) ∪ (1; 2)

d) x2 – x – 6 ≤ 0

– Xét tam thức f(x) = x2 – x – 6 có hai nghiệm x = -2 và x = 3, hệ số a = 1 > 0

⇒ f(x) ≤ 0 khi -2 ≤ x ≤ 3.

⇒ Tập nghiệm của bất phương trình là: S = [-2; 3].

° Dạng 3: Xác định tham số m thỏa điều kiện phương trình

* Ví dụ 1 (Bài 4 trang 105 SGK Đại Số 10): Tìm các giá trị của tham số m để các phương trình sau vô nghiệm

a) (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6 = 0

b) (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2 = 0

° Lời giải ví dụ 1 (bài 4 trang 105 SGK Đại Số 10):

a) (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6 = 0 (*)

• Nếu m – 2 = 0 ⇔ m = 2, khi đó phương trình (*) trở thành:

 2x + 4 = 0 ⇔ x = -2 hay phương trình (*) có một nghiệm

⇒ m = 2 không phải là giá trị cần tìm.

• Nếu m – 2 ≠ 0 ⇔ m ≠ 2 ta có:

 Δ’ = b’2 – ac = (2m – 3)2 – (m – 2)(5m – 6)

 = 4m2 – 12m + 9 – 5m2 + 6m + 10m – 12

 = -m2 + 4m – 3 = (-m + 3)(m – 1)

– Ta thấy (*) vô nghiệm ⇔ Δ’ < 0 ⇔ (-m + 3)(m – 1) < 0 ⇔ m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞)

– Vậy với m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞) thì phương trình vô nghiệm.

b) (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2 = 0 (*)

• Nếu 3 – m = 0 ⇔ m = 3 khi đó (*) trở thành -6x + 5 = 0 ⇔ x = 5/6

⇒ m = 3 không phải là giá trị cần tìm.

• Nếu 3 – m ≠ 0 ⇔ m ≠ 3 ta có:

 Δ’ = b’ – ac = (m + 3)2 – (3 – m)(m + 2)

 = m2 + 6m + 9 – 3m – 6 + m2 + 2m

 = 2m2 + 5m + 3 = (m + 1)(2m + 3)

– Ta thấy (*) vô nghiệm ⇔ Δ’ < 0 ⇔ (m + 1)(2m + 3) < 0 ⇔ m ∈ (-3/2; -1)

– Vậy với m ∈ (-3/2; -1) thì phương trình vô nghiệm.

Bài 53 (trang 145 sgk Đại Số 10 nâng cao): Giải các bất phương trình

a) -5x2 + 4x + 12 < 0

b) 16x2 + 40x +25 < 0

c) 3x2 – 4x+4 ≥ 0

d) x2 – x – 6 ≤ 0

Lời giải:

Nếu các bước giải bất phương trình

b) Tam thức 16x2 +40x + 25 có:

∆’ = 202 – 16.25 = 0 và hệ số a = 16 > 0

Do đó; 16x2 +40x + 25 ≥ 0; ∀ x ∈ R

Suy ra, bất phương trình 16x2 +40x + 25 < 0 vô nghiệm

Vậy S = ∅

c) Tam thức 3x2 – 4x +4 có ∆’ = (-2)2 – 4.3 = -10 < 0

Hệ số a= 3 > 0

Do đó, 3x2 – 4x +4 ≥ 0; ∀ x ∈ R

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là S = R.

d) Tam thức x2 – x – 6 có hai nghiệm là 3 và – 2

Hệ số a = 1 > 0 do đó, x2 – x – 6 khi và chỉ khi -2 ≤ x ≤ 3

Do đó, tập nghiệm của bất phương trình đã cho là S = [ – 2; 3].

Lời giải:

a) Tập nghiệm T=(-∞;-6/5)∪(2;+∞)

b) Bất phương trình vô nghiệm vì Δ‘<0 và a = 16 > 0

c) Tập nghiệm là R vì 3x2-4x+4 có Δ‘<0 và hệ số a = 3 > 0

d) Tập nghiệm T=[-2;3]

Bài 56 (trang 145 sgk Đại Số 10 nâng cao): Giải các bất phương trình :

Nếu các bước giải bất phương trình

Lời giải:

Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình

Bài 55 (trang 145 sgk Đại Số 10 nâng cao): Tìm các giá trị của m để mỗi phương trình sau đây có nghiệm.

a) (m-5) x2-4mx+m-2=0

b) (m+1) x2+2(m-1)x+2m-3=0

Lời giải:

a)

+) khi m – 5 = 0 ⇒ m=5 phương trình trở thành:

-20x + 3 = 0⇒x = 3/20

+) khi m – 5 ≠ 0⇒m ≠ 5, phương trình có nghiệm khi và chỉ khi:

Δ’ =(-2m)2– (m – 2)( m – 5)≥0

⇒4m2-(m2-5m-2m+10)≥0⇒4m2-m2+7m-10≥0

Nếu các bước giải bất phương trình

Do đó, m = – 1 thỏa mãn đầu bài.

+ Trường hợp 2: Nếu m ≠ -1 , để phương trình đã cho có m nghiệm khi và chỉ khi:

Nếu các bước giải bất phương trình

Bài 54 (trang 145 sgk Đại Số 10 nâng cao): Giải các bất phương trình sau:

Nếu các bước giải bất phương trình

Lập bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

Do đó, tập nghiệm của bất phương trình đã cho là:

S = (-∞; 1) ∪ (7; + ∞)

b) Ta có:

Nếu các bước giải bất phương trình

* Lại có: -x2+ 4x -3 = 0 ⇔ x = 1; x= 3

Và x2 – 3x – 10 = 0 ⇔ x= 5; x=-2

+ Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

Do đó, tập nghiệm của bất phương trình đã cho là:

S = (-∞; -2) ∪ [1;3] ∪ (5; +∞)

c) Ta có: 2x +1 = 0 ⇔ x=-1/2

x2 + x – 30 = 0 ⇔ x = 5 và x = -6

Ta có bảng xét dấu:

Nếu các bước giải bất phương trình

Do đó, tập nghiệm của bất phương trình đã cho là:

Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình

1. Bài tập về Bất Phương Trình:

Bài 1/ BPT bậc nhất

1.1. Giải các bất phương trình sau:

Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình
Nếu các bước giải bất phương trình