Nếu tiếp xúc fo bao lâu thì bị

Nhiều người lo lắng khi tiếp xúc F0 nên test nhanh ngay sau đó hoặc ngày nào cũng tự xét nghiệm. Điều này sai lầm và gây lãng phí, dễ có kết quả âm tính giả.

Số F0 trong cộng đồng ngày càng tăng khiến người dân lo lắng bản thân bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc ca bệnh. Từ tâm lý này, nhiều người test nhanh ngay khi tiếp xúc F0 hoặc test liên tiếp nhiều ngày. Điều này là không cần thiết, dễ gây lãng phí và có thể xảy ra tình trạng âm tính giả nếu thời điểm test nhanh không thích hợp.

Không nên test ngay sau khi tiếp xúc F0

Trong quá trình nhiễm nCoV, tải lượng virus sẽ tăng lên và giảm đi. Tải lượng virus là số lượng nCoV mà bác sĩ có thể tìm thấy trong cơ thể bạn. Họ có thể sử dụng máu, tăm bông hoặc các chất dịch cơ thể khác nhau để kiểm tra tải lượng của một virus cụ thể. Bản thân những người mắc Covid-19 cũng có tải lượng virus khác nhau.

Các nghiên cứu đã cho thấy tải lượng virus của F0 cao nhất trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Đây là lúc các xét nghiệm Covid-19 có thể phát hiện chính xác nhất.

Không giống xét nghiệm rRT-PCR, các xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện protein của virus. Nó cho kết quả dương tính khi người bệnh đang ở giai đoạn có khả năng lây nhiễm. Ngưỡng phát hiện virus là từ ngày thứ 4 đến 10.

Ngay khi tiếp xúc F0, virus chưa thể nhân lên đủ tải lượng để kit test nhanh có thể nhận biết, dễ tạo thành kết quả âm tính giả. Ảnh: Images.

Nếu vừa tiếp xúc nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm virus, song, tải lượng còn thấp. Lúc này, test nhanh chưa phát hiện được virus, kết quả trả về dễ là âm tính giả.

Do đó, nếu không có triệu chứng mắc Covid-19, bạn có thể test nhanh vào ngày thứ 5 hoặc thứ 7 sau khi tiếp xúc F0. Nếu gia đình có người mang thai, mắc bệnh lý nền, bạn cần tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau đó, đợi đến ngày thứ 4 mới nên test nhanh. Nếu kết quả âm tính, bạn nên test lại vào ngày thứ 7.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ [CDC] khuyến nghị người dân nên xem xét việc tự test trước khi tham gia các cuộc tụ họp trong nhà với những người không sống cùng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu buổi tụ họp có trẻ em chưa được tiêm chủng, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ mắc bệnh nặng. Bạn nên xét nghiệm nếu có các triệu chứng Covid-19; đã tiếp xúc hoặc có thể tiếp xúc một người nào đó mắc Covid-19.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội], cho rằng việc test nhanh liên tục là không cần thiết. Người dân chỉ cần test nhanh khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, đau họng, đau ngực.

Bác sĩ Thái cũng khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh nhiều lần nhưng không đúng cách thì vẫn không phát hiện được virus mà còn gây lãng phí và tốn kém. Bên cạnh đó, việc này còn tạo cảm giác an toàn giả, dễ buông lỏng các biện pháp phòng bệnh.

Que ngoáy dịch tỵ hầu [dịch mũi] đúng cách là que test chạm đến phần tỵ hầu họng. Nếu test sai có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, kết quả không chính xác. Ảnh: Diagnostics roche.

F0 điều trị tại nhà nên test bao nhiêu lần?

Khi trở thành F0, nhiều người có tâm lý lo lắng, một ngày có thể test 2-3 lần để xem virus đã đào thải hết chưa. Đây cũng là việc không cần thiết. Test nhanh nhiều và không đúng cách có thể gây ảnh hưởng niêm mạc mũi, chảy máu cam, tốn kém, lãng phí.

Khi mắc Covid-19, vạch chữ T trên kit test có thể chuyển màu đậm nhạt tùy theo tải lượng virus của người bệnh. Ngày đầu tiên, vạch T sẽ mờ. Đây có thể là thời kỳ ủ bệnh, virus chưa nhân lên nhiều.

Sau đó, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, thời điểm này tải lượng virus đạt đỉnh, cũng là lúc hai vạch đậm nhất. Sau đó, ngày thứ 10 trở đi vạch sẽ mờ dần. Sau ngày thứ 14, kit test nhanh có thể chỉ còn một vạch C. Chúng ta có thể dựa vào mức độ đậm nhạt của vạch T để xem đang ở giai đoạn nào của Covid-19.

Thời điểm cách nhau giữa những lần test nên là 3 ngày/lần. Sau khoảng 7-10 ngày mới nên test lại để xem cơ thể đã âm tính chưa.

Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM [HCDC], quy trình tự test nhanh gồm:

– Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm [buffer] theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.

– Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm [10 lần].

– Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

– Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay [5 lần].

– Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.

– Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: MCA.

Sau khi test nhanh Covid-19, 3 trường hợp hiển thị kết quả có thể xảy ra:

– Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.

– Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.

– Kết quả không hợp lệ [có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng]: Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.

Mỗi kit test đều đi kèm hướng dẫn và thời gian kết quả có hiệu lực, rơi vào khoảng 15-30 phút tùy thuộc hãng sản xuất. CDC khuyến cáo ngoài việc lấy mẫu đúng cách, chúng ta chỉ nên chỉ đọc kết quả kiểm tra trong khung thời gian được chỉ định trong hướng dẫn. Nếu không, kết quả này có thể sai sót và gây hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.

Thời gian ủ bệnh hay tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid ở người bình thường là cơ sở để thực hiện sàng lọc và kiểm soát sự lây lan virus trong cộng đồng. Cùng các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu về thời gian nhiễm bệnh đối với người bình thường sau khi tiếp xúc virus SARS-CoV-2 thông qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Virus SARS-CoV-2 ngoài môi trường có khả năng tồn tại như thế nào?

Tất cả những mất mát và tổn thất trong suốt thời gian qua trên toàn cầu được xuất phát từ virus SARS-CoV-2 - tác nhân dẫn đến đại dịch Covid-19. Bên ngoài môi trường, virus có thể tổn tại ở đâu và thời gian sống của nó bao lâu là thắc mắc chung của không ít người.

Trước khi đi tìm lời giải cho nghi vấn tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid, bạn nên biết trong môi trường tự nhiên, sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 và thời gian sống của chúng như thế nào để có cách phòng tránh.

Khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2 theo nhiệt độ

Virus SARS-CoV-2 có khả năng sống khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và độ ẩm.

  • Ở mức nhiệt độ từ 40 - 200, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian là 5 ngày.

  • Đối với mức nhiệt trên 200, khả năng sống của virus sẽ có xu hướng yếu dần và từ 330 trở lên thì hoạt động yếu, ít có khả năng lây nhiễm.

  • Đối với mức nhiệt từ 560 trở lên thì chúng sẽ mất khả năng lây nhiễm sau thời gian là 30 phút.

Khả năng sống của virus SARS-CoV-2 thay đổi ở các mức nhiệt khác nhau

Virus SARS-CoV-2 sống chủ yếu trên các bề mặt tiếp và trong không khí, không thể tự bay vào mũi con người mà chủ yếu thông qua bàn tay. Do đó mà Bộ y tế khuyến cáo người dân đưa tay lên mặt, mũi, miệng và rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn. Tia UV và các dung dịch sát khuẩn y tế có khả năng tiêu diệt virus trong khoảng thời gian 60 phút.

Thời gian virus SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí và bề mặt

Virus tồn tại trọng không khí thông qua giọt bắn từ người bệnh lúc ho, hắt hơi và bám lên các bề mặt khi có sự tiếp xúc. Khả năng lây lan của virus trong môi trường cực kỳ nhanh và có thể tồn tại nhiều giờ liền trên bề mặt.

  • Ở nhiệt độ bình thường, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại dưới dạng giọt nước lơ lửng trong không khí lên đến 3 giờ sau khi bắn ra từ người bệnh lúc ho, hắt hơi.

  • Đối với các bề mặt tiếp xúc khác nhau thì khả năng sống của virus cũng có sự thay đổi. Chúng sống lâu nhất khi ở trên bề mặt các vật làm từ nhựa hoặc thép với thời gian có thể là 3 ngày. Đối với bề mặt thép không gỉ và đồng thì chúng tồn tại khoảng 48 giờ. Cuối cùng là bề mặt của tấm bì cứng thì chúng có thể tồn tại trong khoảng 24 giờ.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại dưới dạng nước lơ lửng trong không khí khoảng 3 giờ

Sự tồn tại của virus trong không khí hay bất cứ đâu mặc dù quan trọng nhưng không phải là tất cả đối với công tác phòng chống dịch mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức bảo vệ mình trước đại dịch của mọi người.

2. Người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid?

Để xác định người bị Covid hay không sẽ được khẳng định sau khi thực hiện test nhanh kháng nguyên hoặc kết quả xét nghiệm PCR. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm Covid khi có biểu hiện nghi ngờ hay tiếp xúc với người nhiễm virus.

Tiếp xúc mầm bệnh bao lâu thì kiểm tra có kết quả chính xác?

Người bị Covid sẽ được khẳng định sau khi cán bộ y tế thực hiện test nhanh kháng nguyên hay xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, thời điểm để có kết quả chính xác là âm hay dương tính còn tùy thuộc vào người được kiểm tra đã tiêm vacxin hay chưa.

  • Sau 24 - 48 giờ, những trường hợp chưa tiêm vacxin, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ có thể cho kết quả kiểm tra dương tính.

  • Những người đã tiêm vacxin thì sau khi tiếp xúc với virus, sau thời gian 5 - 7 ngày kết quả kiểm tra có thể dương tính với Covid.

Sau 24 - 48 giờ kiểm tra Covid sẽ có kết quả chính xác nếu chưa chích ngừa

Sau khi xâm nhập, virus SARS-CoV-2 cần có thời gian để phát triển, khi nồng độ virus đạt đến một mức độ nhất định có thể gây bệnh thì test nhanh hay xét nghiệm kiểm tra mới có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn thực hiện kiểm tra sớm hơn thời gian nói trên, nồng độ virus chưa đạt mức có thể cho kết quả âm tính.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh bạn cần tự cách ly theo đúng quy định để tránh sự lây lan cho những người xung quanh trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra chính xác nhất. Khoảng thời gian này đối với từng cá nhân chính là câu trả lời cho nghi vấn tiếp xúc với người nhiễm Covid bao lâu thì bị bệnh.

Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc mầm bệnh là bao lâu?

Khoảng thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh lần đầu tiên cho đến khi xuất hiện triệu chứng Covid khởi phát thì gọi là thời gian ủ bệnh. Tùy vào thể trạng của từng cá nhân và chủng virus phơi nhiễm mà thời gian ủ bệnh Covid sẽ có sự khác nhau.

  • Theo công bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ [CDC Mỹ] thì thời gian ủ bệnh Covid-19 có thể là từ 2 - 14 ngày tùy từng trường hợp.

  • Trung bình thì thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 là 5 ngày, biến thể Delta thời gian ngắn hơn là từ 2 - 4 ngày. Đặc biệt, biến chủng Omicron thời gian ủ bệnh còn ngắn hơn các biến chủng khác.

Trong khoảng thời gian này, virus đã sự tồn tại trong cơ thể người và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác. Chính vì vậy mà những trường hợp khi đã có sự phơi nhiễm với virus thì dù không xuất hiện triệu chứng cũng không được tính là an toàn. Covid hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Hơn nữa, hiện nay do đã được tiêm phòng vacxin nên có rất nhiều các trường hợp dương tính với Covid nhưng không có biểu hiện nên bất kể ai cũng phải nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ chính mình.

Thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

Bạn có thể tìm hiểu về vấn đề người bình thường tiếp xúc bao lâu thì bị nhiễm Covid để có thêm thông tin cho bản thân, tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn so với việc nhiễm bệnh mới bắt đầu lo lắng. Hiện nay, phương pháp bảo vệ bản thân tốt nhất chính là tiêm vacxin phòng Covid theo quy định của Bộ y tế.

Tự bảo vệ mình chính là bảo vệ đất nước trước đại dịch toàn cầu Covid-19. Mọi vấn đề có liên quan đến dịch bệnh hay sức khoẻ, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề