Ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì năm 2024

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến Điện – Điện tử với nhiều chuyên ngành nhỏ như: Năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu,…

  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống và sản xuất, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử được xem như là cầu nối, là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kỹ thuật khác phát triển.
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử học những gì?
  • Sinh viên theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Mạch điện – Điện tử; kỹ thuật số; kỹ thuật đo lường cảm biến; công nghệ khí nén – thủy lực; điện tử công suất; vi điều khiển; kỹ thuật lập trình PLC; thiết kế hệ thống điện; năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng; thiết kế, chế tạo robot công nghiệp,…

Sinh viên LHU vững vàng kiến thức bước vào môi trường làm việc

Bên cạnh khối kiến thức lý thuyết chuyên môn, sinh viên được thường xuyên thực hành và tập làm quen với công việc bởi thực tập điện; thực tập thiết kế mạch điện tử ứng dụng; thực tập kỹ thuật đo lường cảm biến; thực tập quấn dây máy điện; thực tập điện tử công suất; thực tập kỹ thuật lập trình PLC; thực tập vi điều khiển; thực tập trang bị điện; thực tập robot công nghiệp,…

  • Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì? Làm ở đâu?
  • - Chuyên gia kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì quản lý, điều phối kỹ thuật mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất;
  • - Quản lý mạng điện trong các cơ sở công nghiệp; giảng dạy,...
  • - Làm việc tại các tổng công ty Bưu chính viễn thông; tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; công ty điện lực; các nhà máy sản xuất điện tử hóa cao, các khu công nghiệp; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện; các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao – các dây chuyền, khu công nghiệp, khu chế xuất;
  • - Làm việc tại các công ty, xí nghiệp sản xuất có sử dụng hệ thống tự động hoá Điện - Điện tử; các đài thu phát thanh, đài thu phát hình; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Điện - Điện tử,…
  • Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?
  • - Cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại;
  • - Có đam mê khoa học kỹ thuật;
  • - Yêu thích các thiết bị điện tử; thích tìm tòi và đam mê cập nhật những tiến bộ mới của thiết bị, công nghệ kỹ thuật số;
  • - Có tư duy logic tốt;…
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử xét tuyển bằng phương thức nào?
  • - Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia;
    • - Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18 điểm;
    • - Phương thức 3: Xét tuyển bằng (điểm học kỳ cao nhất lớp 10 + điểm học kỳ cao nhất lớp 11 + điểm học kỳ 1 lớp 12) ≥ 18 điểm;
    • - Phương thức 4: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm;
    • - Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm;
    • - Phương thức 6: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia;
    • - Phương thức 7: Xét tuyển thẳng Đại học.
  • Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử gồm:
  • - Toán, lý, hóa (A00)
  • - Toán, lý, anh văn (A01)
  • - Toán, văn, lý (C01)
  • - Toán, văn, anh văn (D01)
  • Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY
  • Tài nguyên
  • - Tài liệu tham khảo
  • - Giáo trình bài giảng
  • - Phòng thí nghiệm
  • Tìm hiểu thêm về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên Khoa Cơ điện - Điện tử, Trường Đại học Lạc Hồng
  • Các bạn vui lòng truy cập vào link sau: http://codien.lhu.edu.vn/

Trên đây là những thông tin về ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh muốn kịp thời bắt nhịp với “Tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

Công nghệ kỹ thuật điện điện tử chuyên ngành gì?

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính.

Công nghệ kỹ thuật điện điện tử lương bao nhiêu?

Tìm hiểu mức thu nhập của ngành kỹ thuật điện – điện tử. Mức lương tương ứng của các chuyên gia Công nghệ kỹ thuật điện điện tử: Kỹ sư điện: Mức lương trung bình là 10-15 triệu đồng/tháng. Kỹ sư điện tử: Mức lương trung bình là 12-18 triệu đồng/tháng.

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử lương bao nhiêu?

“Thông thường, sinh viên mới ra trường có ít kinh nghiệm sẽ nhận mức lương từ 7 – 9 triệu/tháng. Đối với kỹ sư cơ điện tử có kinh nghiệm trên một năm sẽ có thể nhận mức lương 18 - 20 triệu đồng/tháng. Thậm chí, ở các vị trí trưởng phòng, chuyên viên mức lương sẽ còn dao động từ 40 - 50 triệu đồng/tháng.

Học công nghệ kỹ thuật điện tử ra làm gì?

Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các ...