Nghe hơi nồi chõ nghĩa là gì

phát âm:

"nồi chõ" câu"nồi chõ" Tiếng Trung là gì

Nghĩa

Nghe hơi nồi chõ nghĩa là gì
Điện thoại

  • Nh. Chõ.
  • nồi dt. 1. Đồ dùng để đun nấu thức ăn, có lòng sâu, được nung bằng đất hoặc kim...
  • chõ 1 d. cn. nồi chõ. Nồi hai tầng, tầng trên có lỗ ở đáy, dùng để đồ xôi. 2 đg. 1...

Câu ví dụ

  • Nghe hơi nồi chõ !to play second fiddle
  • Những đứa hay hóng hớt như tớ vậy nhưng, chưa bao giờ tớ nghe hơi nồi chõ gì
  • Sau đó, có một giọng nói thứ ba xen vào: “Tôi nghe hơi nồi chõ được một số chuyện đấy.”

Những từ khác

  • "nồi" là gì
  • "nồi ba" là gì
  • "nồi ba mươi" là gì
  • "nồi bung" là gì
  • "nồi bảy" là gì
  • "nồi chưng" là gì
  • "nồi chỉ" là gì
  • "nồi con" là gì
  • "nồi cất" là gì

Tiếng Anh Tiếng Trung Quốc Tiếng Việt Từ điển Câu

bản quyền © Công ty WordTech vn.ichacha.net

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu nghe hơi nồi chõ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ nghe hơi nồi chõ trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ nghe hơi nồi chõ nghĩa là gì.

Chỉ nghe người khác nói lại, không có gì là chắc chắn. Hay tin nhà nào có đám tiệc hoặc đình chùa có cúng thì tìm đến kiếm ăn.

Thuật ngữ liên quan tới nghe hơi nồi chõ

  • lạy ông tôi ở bụi này là gì?
  • đá gà, đá vịt là gì?
  • tiền trao cháo múc là gì?
  • tiền dâm hậu thú là gì?
  • hoa tàn nhị rữa là gì?
  • mưa bom bão đạn là gì?
  • vụng múa, chê đất lệch là gì?
  • ếch ngồi đáy giếng là gì?
  • thẳng mực tàu đau lòng gỗ là gì?
  • không thiêng cũng thể bụt nhà là gì?
  • trái chứng trái nết là gì?
  • phượng hoàng không màng tới muỗi là gì?
  • đá thúng, đụng nia là gì?
  • nhìn gà hoá cuốc là gì?
  • nhàn cư vi bất thiện là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "nghe hơi nồi chõ" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

nghe hơi nồi chõ có nghĩa là: Chỉ nghe người khác nói lại, không có gì là chắc chắn.. Hay tin nhà nào có đám tiệc hoặc đình chùa có cúng thì tìm đến kiếm ăn.

Đây là cách dùng câu nghe hơi nồi chõ. Thực chất, "nghe hơi nồi chõ" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2023.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ nghe hơi nồi chõ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Cuối tuần vừa rồi, gia đình tôi về thăm quê nội. Lần này, tôi mua mấy cân xoài miền Nam mang về biếu “bầm” (tiếng gọi mẹ thân thương ở một số vùng quê Vĩnh Phúc).

Mở túi ra, tôi bảo vợ rửa mấy quả xoài rồi bổ ra mời bầm ăn. Nhìn những miếng xoài vàng rộm, thơm nức, bầm tôi hỏi ngay: “Xoài ở đâu mà thơm ngon thế các con?”. Vợ tôi nhanh miệng: “Đấy là xoài miền Nam đấy bầm ạ. Ngon ngọt lắm, chúng con mời bầm ăn đi”. “Xoài miền Nam à? Mấy hôm trước bầm nghe nói là quả xoài này khi ở trên cây đã được người trồng bọc một lớp túi gì đấy có xuất xứ từ nước ngoài nhưng bị nhiễm độc mà. Ăn vào có bị sao không các con?”. Nghe bầm hỏi vậy, tôi trả lời luôn: “Không sao đâu bầm ạ. Đấy là thông tin thất thiệt không có cơ sở. Các nhà khoa học đã kết luận rồi, việc người dân ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bọc túi vào quả xoài không ảnh hưởng đến chất lượng của loại quả này!”. “Thế hả? Bầm ở thôn quê, nghe người ta đồn vậy thì biết vậy, chứ thực tình có rõ thực hư thế nào đâu!”.

Nói đến đây, bầm dừng lại giây lát rồi ân cần nói với tôi: “Mà bầm nhắc con khi theo nghề viết lách thì không bao giờ được viết sai, viết ẩu. Các cụ ta đã dạy rồi, lời nói đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ là “lời nói gói vàng”, còn ăn không nói có là “lời nói đọi máu” đấy con ạ!”. Nghe bầm nói và nhắc nhở thế, tôi hơi chột dạ. Nhưng từ sâu thẳm lòng mình, tôi thầm cảm ơn người mẹ một đời "chân lấm tay bùn" dù sắp sang tuổi “bát tuần” mà vẫn yêu thương, dạy dỗ, chỉ bảo con cái đến nơi đến chốn.

Bất chợt nghĩ đến cảnh hàng ngàn người dân trồng xoài ở các tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp lao đao vì thông tin thất thiệt, tôi không khỏi chạnh lòng vì một số người cầm bút vẫn đưa tin theo kiểu “nghe hơi nồi chõ”, tức là chỉ nghe người khác nói, không có gì là chắc chắn nhưng vẫn cố tình thông tin sai làm hoang mang dư luận. Thậm chí cố tình dựng chuyện như sự việc một kíp phóng viên cho đăng phóng sự “cây chổi quét rau” trên truyền hình đã khiến những người trồng rau ở địa phương nọ bị một phen “chao đảo” vì người tiêu dùng tẩy chay những mớ rau sạch do họ làm ra. Còn nhớ mấy năm trước, người nông dân trồng bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, vải thiều Lục Ngạn… cũng từng lâm vào cảnh khốn đốn khi báo chí đưa tin ăn bưởi bị ung thư vú, ăn vải thiều bị ngộ độc (!)…

Với bản tính chất phác, hồn hậu, số đông người dân ở nông thôn, miền núi luôn đặt niềm tin vào những thông tin trên báo chí. “Nói hay như đài”, “báo đăng đây này”… là những câu cửa miệng mà bà con nông dân vẫn dành cho các cơ quan báo chí và những người làm báo. Vì vậy, rất mong những người cầm bút, cầm máy thương lấy bà con, đừng đưa tin vội vàng, cẩu thả, không có cơ sở khoa học về tất cả những vấn đề liên quan đến quy trình chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản và các sản phẩm do bà con nông dân làm ra.

Nói như thế không có nghĩa là báo chí im lặng, làm ngơ trước một bộ phận nông dân làm ăn thiếu lương thiện, mà phải kịp thời lên tiếng cảnh báo, phê phán, đấu tranh với những trường hợp sản xuất gây ô nhiễm môi trường và cung cấp cho xã hội các loại lương thực, thực phẩm độc hại, thiếu an toàn.

Tuy vậy, trên thực tế, nông dân là một trong những đối tượng khá yếu thế trong xã hội hiện nay. Do đó, việc cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của bà con bằng những thông tin tích cực, thận trọng, nhân văn… không chỉ là tình cảm, trách nhiệm của những người cầm bút, cầm máy, mà còn là việc làm thiết thực để chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới.