Nghèo rớt mồng tơi nghĩa là gì năm 2024

Có không ít người hiểu ''mồng tơi'' hay ''mùng tơi'' trong cách nói này chính là những loại rau mồng tơi, lá mồng tơi. Đó là loại rau thuộc dây leo, có lá màu xanh, dày và có tính nhớt. Rau mồng tơi thường dùng để nấu canh ăn cho mát ruột.

Nhưng cách hiểu này chưa đúng. Mồng tơi ở đây không phải là tên của một loại rau, mà là tên của một phần trong chiếc áo tới, loại áo sử dụng để che mắng che mưa của người nông dân thời xưa.

Áo tơi được làm nhiều từ lớp lá đan xen, Áo có chiều dài đến gối hoặc bắp chân, phần tay áo cộc, có dây buộc ở cổ.

Mồng tơi là phần trên của chiếc áo tơi. Ở những vùng quê nghèo, chiếc áo tơi của người nông dân được dùng lâu đến mức chiếc áo rách tả tơi, có khi là phần lá rách hết, chỉ còn cái mồng tơi dính trên vai.

Nghèo rớt mồng tơi nghĩa là gì năm 2024

Mồng tơi thông thường thì được kết dày bằng các dọc lá nên khi áo rách thì mồng tơi vẫn còn nguyên. Đến khi mồng tơi rách hết thì áo tơi chẳng thể dùng được nữa.

Người đeo chiếc áo tơi chỉ còn cái mồng tơi này hẳn là rất nghèo và khó khăn. Vì vậy, cách nói “nghèo rớt mồng tơi" được sử dụng để ví von về hoàn cảnh như vậy.

Nghèo rớt mồng tơi nghĩa là gì năm 2024

Áo tơi, một vật dụng quen thuộc nơi làng quê

Áo tơi chính là loại áo che nắng che mưa, được người dân sáng tạo ra. Áo tơi có thể che mưa, che nắng hiệu quả. Khi làm công việc đồng áng, chiếc áo tơi sẽ bảo vệ lưng của người nông dân khi khom lưng đi cày cấy.

Nghèo rớt mồng tơi nghĩa là gì năm 2024

Mặt khác thì chiếc áo tơi còn có thể sử dụng như chiếc thảm để nghỉ ngơi hoặc đặt mâm cơm cơm.

Chiếc áo tơi ghi lại một phần lịch sử

Dù không được sử dụng rộng rãi như xưa nhưng chiếc áo tơi vẫn được coi là một phần lịch sử - văn hóa của đất nước. Chiếc áo tơi khi xưa là một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống khó khăn của người nông dân.

Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng câu "nghèo rớt mồng tơi" để chỉ những người đang trong hoàn cảnh khó khăn, túng bấn tiền bạc. Về sau, câu nói được đọc chệch theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như: "Nghèo sập giàn mồng tơi", "Nghèo rớt cái hột mồng tơi", "Nghèo không còn cái hột mồng tơi để mà rớt",…

Nhưng tại sao khi nói đến nghèo, người ta lại nhắc đến từ "tơi"? Có phải chữ "tơi" khiến mọi người liên tưởng đến tả tơi, nên nó được dùng để chỉ người nghèo. Và từ "mồng tơi" này rốt cuộc có phải chỉ loại rau mà chúng ta hay dùng để nấu ăn không?

Nghèo rớt mồng tơi nghĩa là gì năm 2024

Ảnh minh hoạ.

Thực tế, "mồng tơi" không phải tên của loại rau mà là tên của một bộ phận trong chiếc áo tơi (một loại áo khoác hờ để tránh mưa được ghép từ nhiều lớp lá). Trong cuốn Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học giải thích: Mồng tơi (mùng tơi) là phần trên của áo tơi dùng để che mưa nắng. Từ này hiện vẫn được dùng ở một số tỉnh miền Trung.

Mồng tơi thường được kết dày bằng các dọc lá tốt nên khi tơi rách thì mồng tơi vẫn còn nguyên. Áo tơi mà rớt mồng tơi là rách nát hoàn toàn, không thể che mưa nắng được nữa. Người mà dùng loại áo tơi này hẳn là rất nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Mặc áo vá một mảnh vải thôi cũng đã thấy nghèo khó rồi, huống gì là rách đến tận mồng tơi.

Cũng có ý kiến cho rằng, câu "nghèo rớt mồng tơi" là đọc chệch của "nghèo rớt vành tơi". Vành tơi chính là một bộ phận của áo tơi.

Tóm lại, từ "mồng tơi" trong câu "nghèo rớt mồng tơi" không phải là loại rau mồng tơi như mọi người vẫn nghĩ. Ở đây, từ "mồng tơi" là bộ phận của chiếc áo tơi.

Qua câu "nghèo rớt mồng tơi", chúng ta lại càng thấy được sự phong phú và giàu đẹp của Tiếng Việt. Nhiều từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa của nó lại không hề liên quan với nhau. Đó chính là từ đồng âm khác nghĩa.

“Mới sáng sớm đến quán của cô uống cà phê mà thấy sầu não vậy Ðực, thất tình hả con? Ba mầy miệng lưỡi lắm, kêu ổng chỉ cho vài chiêu là có bồ mới liền chớ gì”, chị Tám chủ quán pha trò.

“Làm phụ hồ như con, tiền công ngày nào ăn ngày nấy, có tình đâu mà thất cô Tám ơi. Tại nghe bài hát có nói giậu mồng tơi, nghĩ đến phận mình nghèo rớt mồng tơi, nên con đồng cảm”, thằng Ðực than van.

“Thiệt tình thì lâu nay nghe bài hát này hoài mà tôi không hiểu được tại sao lại rớt mồng tơi, mà không dập mồng tơi, thúi mồng tơi…”, Sáu thợ mộc thắc mắc.

“Không phải vậy đâu Sáu ơi. “Mồng tơi” trong câu nói “Nghèo rớt mồng tơi” không phải là loại rau mồng tơi, mà đó là cách nói chữ của người xưa. Bây hết cưa, bào, đục… thì trò chơi điện tử, mà không chịu đọc sách, báo gì ráo trọi”, chú Ba bốc xếp trách nhẹ Sáu thợ mộc, rồi từ tốn giải thích:

- Ngày trước, không có áo che mưa hay chống nắng như bây giờ, nên nông dân lấy lá kết thành chiếc áo gọi là áo tơi, phần trên cổ kết dầy hơn và được buộc bằng loại dây leo rất chắc gọi là mồng tơi. Thế nên, sử dụng lâu ngày thì phần dưới, lá bị hư mục và rớt dần, nhưng phần trên vẫn còn sử dụng được, và người nghèo thì cứ thế mặc chiếc áo tơi đến đứt cái mồng tơi mới bỏ đi. Từ đó mới có câu thành ngữ “Nghèo rớt mồng tơi”, nhằm ám chỉ người nghèo khó cùng cực.

“Chú nói thì tôi nghe vậy. Nhưng bài hát nói cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn, rồi nếu không có giậu mồng tơi thì tôi sẽ qua thăm nàng… Rõ ràng là nói tại nghèo, mà nghèo như rau mồng tơi chớ còn gì nữa”, Sáu thợ mộc vẫn giữ quan điểm của mình.

“Tao nghĩ việc đổ lỗi cho giậu mồng tơi ấy chính là tình cảm lãng mạn, sự chân quê, gần gũi của thi sĩ Nguyễn Bính, nói về tình yêu đơn phương của anh trai làng với cô thôn nữ (bài thơ "Cô hàng xóm" - PV). Mà nếu như nhà thơ có than nghèo đi chăng nữa thì mượn giậu mồng tơi nói hàng rào ngăn cách anh chàng đến với cô nàng cũng là cách chơi chữ khôn khéo. Chính vì cảm được ý tứ sâu sắc đó nên Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng mới phổ nhạc cùng tên mà lúc nãy thằng Ðực mới ca đó”, chú Năm xe ôm giải thích.

Tuy nhiên, Sáu thợ mộc vẫn chưa chấp nhận mình sai, mà muốn tiếp tục tranh cãi. Song, chị Tám đã lên tiếng ngăn chặn: “Thôi đi Sáu ơi, ông lúc nào cũng cãi chày cãi cối mà không chịu nhìn nhận mình sai”.

“Thiệt tình, trước đây con cũng nghĩ “Nghèo rớt mồng tơi” là người ta ví như rau mồng tơi vì nó rẻ tiền. Nhưng, giờ nghe ông Ba với ông Năm phân tích, con cũng vừa tra gu-gồ, quả thật đúng vậy”, thằng Ðực nhẹ giọng.

“Nghe chưa anh Sáu, thời buổi công nghệ, có khó khăn gì đâu. Cái gì mình chưa biết thì cứ vô gu-gồ, ở đó “thằng bạn” thông minh sẽ giải đáp tất tần tật”. Bị chị Tám lên lớp, Sáu thợ mộc cúi đầu né tránh những cặp mắt đang nhìn mình, chờ câu xin lỗi “Tôi sai rồi”./.