Định mức dự toán xây dựng công trình là gì năm 2024

Các bạn học dự toán, dù chán và buồn ngủ lắm vẫn phải đọc và nắm bắt nhé. Tôi vẫn nói với các bạn học viên Dự toán GXD là: Định mức là 2 từ phải thân thương và đáng yêu nhất ngành xây dựng, định mức là kiến thức quan trọng nhất ngành xây dựng. Tin hay không tùy bạn, hãy thành lập StartUp 1 công ty xây dựng đi, sau vài lần trả giá bạn sẽ hiểu.

Khái niệm: Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (Sau đây gọi tắt là Định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc .v.v. từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật). Theo định mức số 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng.

Bạn nên đọc thêm bài Học lập dự toán công trình: Định mức dự toán là gì?

Thế Kinh tế - kỹ thuật là gì?

Những ông chỉ biết kỹ thuật thuần chủng như Kỹ sư xây dựng, cầu đường, thủy lợi, điện... làm công trình xong, thi công các công việc xong có khi đếch lấy được tiền, lúc thua lỗ mới thốt ra: Ừ món kinh tế, định mức quan trọng thật! Tôi nhắc lại bạn nhé: Thành lập công ty đi, thi công các dự án nhà nước đi, bạn sẽ thấm: Hiểu biết về định mức quan trọng thế nào.

Những ông Kinh tế ngồi tính dự toán cho các công việc, nhưng đến khi triển khai thực tế đếch làm được. Ví dụ: tính hố đào móng đào thẳng đứng, thực tế không có chỗ cho công nhân thao tác mà đào nữa - chúng nó chửi quá lắm, vì chả hiểu gì về kỹ thuật.

Đấy, hiểu biết về định mức là bạn phải giỏi gấp đôi các kỹ sư, cử nhân chuyên ngành kia. Chứ không phải nghe thằng cha vớ vẩn nào bảo dự toán, định mức, đơn giá dễ lắm, mỡ đấy mà xơi. Tôi vẫn nói với các học viên Dự toán GXD: tra mã, nhập vài con số khối lượng người khác cấp cho, chạy lệnh dự toán... thì dễ lắm. Nhưng lập 1 bản dự toán đạt đẳng cấp, 10 năm sau bảo vệ với thanh tra, kiểm toán vẫn bảo vệ được mới là hàng đỉnh. Quan trọng nhất là lập dự toán mà ra thực tế thực hiện không bị thiếu, không thất thoát, tiết kiệm, hiệu quả... ấy mới được.

Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.v.v.).

Nội dung định mức dự toán Định mức dự toán bao gồm:

1- Mức hao phí vật liệu:

Định mức dự toán xây dựng công trình là gì năm 2024

Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Mức hao phí vật liệu quy định trong tập định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.

2- Mức hao phí lao động:

Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng. Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.

Cấp bậc công nhân quy định trong tập định mức lμ cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.

3- Mức hao phí máy thi công:

Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Câu hỏi: Thế nhà thầu chiết tính đơn giá chào thầu có bắt buộc phải dùng định mức Nhà nước công bố không? Cụ thể là 1 nhà thầu thi công xây dựng chẳng hạn, có bắt buộc phải dùng định mức số 1776/BXD-VP không?

Mời bạn đăng ký tham dự khóa học Lập dự toán GXD tại công ty CP Giá Xây Dựng nhé. Liên hệ Ms Thu An 0985 099 938 để đăng ký học ngay.

Theo phản ánh của ông Lê Thanh Hồng (Bến Tre), hiện nay có 2 mã hiệu định mức để chủ đầu tư lựa chọn lập dự toán cho công tác xây dựng là mã hiệu định mức AC.11221: Đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm bằng thủ công, chiều dài cọc > 2,5 m vào đất cấp I và mã hiệu định mức AC.12121: Đóng cọc tre bằng máy đào 0,5m3, chiều dài cọc > 2,5 m, đất cấp I.

Do chưa có định mức đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm bằng máy cải tiến theo thực tế thi công tại hiện trường nên chủ đầu tư đã lựa chọn mã hiệu định mức: AC.11221 để lập dự toán cho công tác đóng cừ tràm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mặt cắt địa chất công trình đa số lớp đất cát pha sét dẻo.

Ông Hồng hỏi, biện pháp áp dụng mã hiệu định mức AC.11221 đã phù hợp và tính đúng, đủ hay chưa để đơn vị ông (chủ đầu tư) thực hiện các bước thanh, quyết toán công trình?

Ông cũng kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành định mức đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm bằng máy cải tiến để phù hợp với thực tế thi công tại huyện của ông và trên địa bàn tỉnh.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện hành, dự toán xây dựng công trình được lập theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Trong đó, đơn giá xây dựng để lập dự toán được xác định theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và các dữ liệu vật liệu, nhân công, máy thi công trong dự toán xây dựng công trình thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8, Điều 9 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Định mức dự toán công tác đóng cọc gỗ (hoặc cọc tràm) D8-10 cm, chiều dài cọc > 2,5 m, thi công bằng thủ công (mã hiệu AC.11221) và thi công bằng máy đào 0,5 m³ (mã hiệu AC.12221) được Bộ Xây dựng ban hành trong hệ thống định mức xây dựng tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trường hợp định mức ban hành nêu trên chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình thì chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lập dự toán thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Phương pháp xác định, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục III Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.

Việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng các gói thầu thi công xây dựng cần thực hiện trên cơ sở các quy định của hợp đồng đã ký kết, phù hợp với hồ sơ mời thầu, loại hợp đồng xây dựng, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chi phí, về hợp đồng xây dựng áp dụng cho dự án, công trình và quy định của pháp luật có liên quan.

Các địa phương có thể xây dựng mức dự toán đặc thù

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, việc quản lý định mức dự toán xây dựng được phân cấp cho Bộ Xây dựng, các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh. Theo đó, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, cập nhật các định mức dự toán công tác xây dựng đặc thù trên địa bàn địa phương.

Do đó, đối với trường hợp công tác thi công có yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công đặc thù trên địa bàn tỉnh Bến Tre (như ông nêu), đề nghị ông tổng hợp, kiến nghị với UBND cấp tỉnh để thực hiện tổ chức rà soát, xác định định mức dự toán đặc thù theo quy định tại Khoản 7 Điều 20 và Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Định mức dự toán xây dựng là gì?

Định mức dự toán xây dựng công trình là mức hao phí về vật liệu xây dựng, nhân công, máy và các thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công cụ thể nhằm hoàn thiện một đơn vị khối lượng công tác xây dựng công trình.

Dự toán xây dựng công trình là gì?

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Định mức tỷ lệ là gì?

Định mức chi phí (định mức tỷ lệ) là loại định mức dùng để dự toán chi phí của một số loại công việc, chi phí khác trong đầu tư xây dựng. Định mức chi phí gồm định mức tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị.

Định mức cơ số là gì?

“Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và được sử dụng để xác định hoặc điều chỉnh định mức dự toán.”