Người điều khiển xe đạp xe đạp máy buông cả hai tay thì bị xử phạt như thế nào

Việc điều khiển xe đạp, xe gắn máy luôn đòi hỏi những người có tay lái vững vàng; để hạn chế tối đa nguy cơ gây ra tai nạn. Tuy nhiên, vì chủ quan cũng như vì muốn thể hiện; mà nhiều thành phần tham gia giao thông lại buông cả hai tay; khi điều khiển xe, gây lo ngại cho người đi đường khác; cũng như cho chính bạn bè người thân của họ. Vậy, Đi xe buông thả hai tay có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Đi xe buông thả hai tay là hành vi vi phạm pháp luật?

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 4 Luật giao thông đường bộ; quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:

“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác; nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Tuy nhiên không phải ai khi tham gia giao thông; đều ý thức được an toàn cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông. Do đó pháp luật đã quy định về xử phạt; đối với Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay.

Đi xe máy buông thả hai tay có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Người điều khiển xe máy và các loại xe khác tương tự như xe gắn máy; không được phép buông hai tay khi điều khiển xe. Đây là quy định được pháp luật ghi nhận; tại điểm đ Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Như vậy, nếu người lái xe máy mà buông cả hai tay khi đi đường; thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự khác; mà buông hai tay khi đang tham gia giao thông đường bộ; thì sẽ bị xử phạt với mức phạt được quy định; tại điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;”

Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về hình thức xử phạt bổ sung; trong trường hợp này bị tước quyền sử dụng GPLX.

Như vậy, người tham gia giao thông mà buông cả hai tay khi điều khiển xe máy thì sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý như sau:

  • Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;

Đi xe đạp, xe đạp máy buông thả hai tay có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tương tự như xe máy, việc người điều khiển xe đạp, xe đạp máy mà lại buông hai tay; khi đang tham gia giao thông thì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;”

Như vậy, hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe đạp,;xe đạp máy sẽ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay bị xử lý hình sự như thế nào?

Hành vi điều khiển xe đạp, xe đạp máy ngoài xử phạt hành chính; còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành; “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” ;quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo đó, mức phạt lớn nhất cho hành vi vi phạm lên tới 15 năm tù. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình. Đương nhiên, trên thực tế; với phương tiện tốc độ không cao như xe đạp, xe đạo máy thì hiếm trường hợp xảy ra tình trạng gây chết người.

Hàng năm, số lượng người chết vì tai nạn giao thông luôn nằm ở mức đáng báo động, mà hệ quả của nó để lại hết sức nặng nề: con mất bố, vợ mất chồng, cha mẹ mất con và ngược lại; còn những người dù cố ý hay vô ý gây nên tai nạn giao thông đều phải chịu trách nhiệm về hành vi mình gây ra.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe buông thả hai tay có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ;  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đua xe trái phép là gì?

Đua xe trái phép là gì? Đua xe trái phép là hành vi của 2 hay nhiều người điều khiển xe máy; xe ô tô hoặc các loại xe gắn động cơ khác chạy trên đường bộ do người có đủ trách nhiệm hình sự thực hiện; gây thiệt hại cho mọi người xung quanh.
Đua xe trái phép là vi phạm vì? trái pháp là hành vi vi phạm hành chính; tuy nhiên khi hành vi đua xe trái phép gây ra những hậu quả thiệt hại về người và của; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi đua xe trái phép?

Mức 1Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:a] Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;b] Đua xe đạp, xe đạp máy, xích lô, súc vật kéo; cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

Mức 2

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

Mức 3

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với ô tô đua trái phép.

0 ra khỏi 5

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay thì bị xử lý như thế nào? Hành vi buông 2 tay khi lái xe có nguy cơ gây ra tai nạn cao nên luật pháp Việt Nam đã có những chế tài thích hợp để xử lý. Người điều khiển xe đạp, xe máy thả 2 tay sẽ bị xử phạt hành chính.

Xem nhanh

Xem thêm: 

Hành vi thả 2 tay khi điều khiển phương tiện như xe đạp, xe đạp máy, xe gắn máy rất dễ gây ra tai nạn, vi phạm luật giao thông. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay thì bị xử phạt như thế nào? Theo luật giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 thì sẽ bị xử phạt hành chính ở mức 80.000-100.000 đồng.

Cùng khung phạt hành chính đó, ngoài hành vì buông 2 tay khi điều khiển còn có các hành vi khác như:

  • Dùng chân để điều khiển.
  • Chuyển hướng rẽ đột ngột trước đầu xe khác đang chạy.

Người điều khiển xe đạp xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên thì bị xử lý như thế nào?

Tình trạng dàn hàng 3, hàng 4 xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt là lúc tan trường, không những dàn hàng mà còn nói chuyện cười đùa. Hành vi này rất nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. Không những thế đây còn là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.

Theo nghị định 100/2019 của chính phủ, hành vi không đi bên phải đường, đi không đúng phần đường quy định, dàn hàng ngang 3 xe trở lên sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Tham khảo thêm:

Trên đây là mức xử phạt hành vi buông 2 tay và dàn hàng 3 khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay thì bị xử lý như thế nào? Dàn hàng 3 bị phạt bao nhiêu? Mức phạt hành chính pháp luật đưa ra là 80-100k.

Video liên quan

Chủ Đề