Nguyễn mai chinh là ai

Trước đó cô từng tốt nghiệp xuất sắc thạc sĩ ngành Giáo dục tại University College London - UCL, nhận bằng giỏi ngành Quan hệ quốc tế và bằng xuất sắc môn tiếng Trung bậc cử nhân ở Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn [London School of Economics and Political Science - LSE].

LSE được biết đến là một trong những trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới về giảng dạy và nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội. Trong khi đó, UCL là một trong 3 đại học lâu đời nhất nước Anh, nằm trong top 10 thế giới theo bảng xếp hạng QS 2022.

Nguyễn Mai An có luận văn thạc sĩ xuất sắc với nghiên cứu liên quan đến việc học và thi tiếng Anh ở Kì thi tốt nghiệp THPT

Hành trình du học từ phố núi đến xứ sở sương mù

Mai An sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ năm cấp 2, cô gái đã mơ ước trở thành nhà ngoại giao và đặt quyết tâm phải đỗ đại học chuyên ngành Quan hệ quốc tế.

“Một dấu mốc quan trọng năm lớp 10 đã thay đổi tất cả. Mình đỗ vào chuyên Anh, một mình xa gia đình chuyển về thành phố Kon Tum. Có cơ hội tham gia các kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp quốc gia và khu vực, được tiếp xúc nhiều nguồn thông tin, mình bắt đầu nghĩ về du học”, An nhớ lại.

Trong quá trình tìm hiểu, An đặc biệt ấn tượng với thứ hạng đào tạo ngành Quan hệ quốc tế của LSE. Thế nhưng, để nộp đơn, An cần chứng chỉ A-level [chương trình THPT tại Anh].

“Thời điểm đó, mình cũng nhận được giấy báo đỗ của Học viện Ngoại giao. Đứng trước lựa chọn tiếp tục dành 2 năm học chương trình A-level rồi mới lên đại học hay ở lại Việt Nam nhập học, mình quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, xách hành lý sang Anh năm 18 tuổi”.

Tuy nhận được học bổng hỗ trợ học phí nhưng mọi chi phí sinh hoạt ở Anh đều rất đắt đỏ hơn. Để tự trang trải cuộc sống, An đi làm thêm nhiều công việc khác nhau từ phiên dịch, gia sư, trợ giúp nghiên cứu, trợ lí cho các công ty,… Tuy nhiên, An luôn ưu tiên hàng đầu cho việc học và lên kế hoạch chi tiết cụ thể để cân bằng, không bị ảnh hưởng khi đi làm.

Trước khi đỗ vào LSE, An tốt nghiệp A-level với số điểm A ở cả 5 môn học, giành Huy chương Đồng kỳ thi Olympic Toán UK Math Olympiad. Dù có nền tảng tương đối tốt nhưng lên đại học, An vẫn bị choáng ngợp và quá tải vì khối lượng bài vở lớn.

“Có những môn mình phải đọc gần 18 loại tài liệu sách, báo, bài nghiên cứu khác nhau chỉ để chuẩn bị 1 tiếng thuyết trình hay mỗi tuần phải nộp 4 bài luận dài 2.000 từ. Nhiều vấn đề mới đòi hỏi lượng kiến thức lớn, mình phải tự nghiên cứu chuyên sâu”.

Để cải thiện dần, An chủ động nhờ giáo viên hỗ trợ, kết nối các bạn học nhóm để trao đổi và học hỏi. An cũng học được cách bày tỏ chính kiến, quan điểm cá nhân. Ngoài ra, cô còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm môi trường đa văn hoá, tích lũy thêm những kỹ năng mới.

Kỳ hè năm thứ Nhất [2017], An nhận được học bổng toàn phần của chính phủ Trung Quốc đi trao đổi ở ĐH Phúc Đán. Tại đây cô có thêm những trải nghiệm mới về môi trường học tập, tìm hiểu thêm một ngoại ngữ. Hiện nay, An có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, và đang học thêm tiếng Tây Ban Nha, Ả Rập.

Trong kỳ hè năm thứ Hai tại LSE, An thực tập tại tập đoàn Tata - một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn nhất của Ấn Độ, tìm hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cũng trong thời gian ở Ấn Độ, An có cơ hội làm nghiên cứu cho một dự án về giáo dục ở các trường học vùng Jamshedpur [bang Jharkand]. An sau đó đã viết một báo cáo đề xuất những thay đổi trong một số chương trình giáo dục đang được áp dụng tại hơn 500 trường học ở vùng đất này.

Rẽ hướng sang nghiên cứu giáo dục

Sau chuyến đi Ấn Độ, được gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của nhiều chuyên gia giáo dục, An nhận thấy rõ ràng hơn về việc thông qua giáo dục có thể góp phần thay đổi xã hội theo hướng tích cực hơn.

Vì thế, An quyết định “rẽ hướng” sang học ngành Giáo dục tại Institute of Education - Viện đào tạo Giáo dục hàng đầu thế giới, thuộc University College London - UCL.

“Mình thật sự rất quan tâm đến chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Dù học tập và nghiên cứu ở Anh nhưng mình mong muốn thực hiện đề tài mang lại đóng góp hay góc nhìn nào đó về đánh giá, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục tại Việt Nam”.

Chính vì vậy, trong thời gian học thạc sĩ tại UCL, An lựa chọn đề tài nghiên cứu tập trung vào mối liên kết giữa nội dung chương trình học phổ thông và nội dung thi kì trung học phổ thông cho môn tiếng Anh ở Việt Nam.

“Câu hỏi mình đặt ra là liệu nội dung kiểm tra đánh giá trong đề thi có trùng khớp với nội dung được dạy học hay không. Mình dùng phương pháp khai thác văn bản [text-mining] để kiểm nghiệm trên 300 bộ đề thi và bộ sách giáo khoa lớp 10, 12 để giải đáp điều này”, An kể.

Nghiên cứu của An đã đạt điểm xuất sắc khoá tốt nghiệp thạc sĩ năm 2020 và được chọn để tham luận cho hội thảo quốc tế về phương pháp khai thác văn bản ở Ireland [Corpus Linguistics International Conference] và hội thảo về nghiên cứu giáo dục ở Anh [British Educational Research Association Conference ở London].

Vừa thực hiện đề tài, An cũng chuẩn bị và gửi hồ sơ apply chương trình tiến sĩ để được nghiên cứu chuyên sâu hơn. Theo An, xin học bổng tiến sĩ tại Anh ngoài những yếu tố CV, thư giới thiệu, bài luận thì đề cương nghiên cứu là yếu tố quan trọng nhất để thuyết phục ban tuyển sinh.

Cuối năm 2020 cô nhận được lời mời nhập học tiến sĩ của 5 trường: Durham University, University of Edinburgh, University of Newcastle, University of East Anglia và The Open University. An quyết định học tiến sĩ tại The Open University với học bổng toàn phần trị giá 90.000 bảng Anh [tương đương 3 tỷ VNĐ].

Mai An trong lễ tốt nghiệp Trường Kinh tế và Chính trị Luân đôn

Tiếp nối hướng nghiên cứu tại bậc thạc sĩ, An thực hiện đề tài về xu hướng quốc tế hóa của giáo dục đại học ở Việt Nam. 

“Mình muốn tìm hiểu liệu sự phát triển các chương trình chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh thực sự mang lại hiệu quả cho người học hay không. Và hình thức này có ảnh hưởng như thế nào đến bình đẳng giáo dục ở Việt Nam. Việc đánh giá kiểm định chương trình sẽ giúp nhìn nhận lại những thiếu sót, bất cập còn tồn tại để điều chỉnh và khắc phục tốt hơn”, An nói

Nhìn lại quãng thời gian 8 năm qua tại Anh, An chia sẻ: “Mỗi người sẽ có con đường riêng để đến thành công. Và thành công cũng chỉ là một khái niệm chủ quan tuỳ theo mục tiêu và suy nghĩ cá nhân của từng người. Điều quan trọng nhất đối với mình là dù đang làm việc gì, vị trí nào và giai đoạn nào trong hành trình du học mình sẽ luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt nhất có thể”.

Ngọc Linh 

Sau 5 năm làm việc cho công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, trải nghiệm môi trường làm việc tại một công ty của Nhật Bản, điều khiến Ngô Văn Sơn cảm thấy biết ơn chính là những bài học anh được dạy từ thời phổ thông ở Anh.

Tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi tại Thụy Điển trước khi lấy bằng cử nhân ở Việt Nam, có cơ hội đi học tiến sĩ nhưng Nguyễn Thu Hoài [SN 1996, TP.HCM] quyết định dành hai năm đi làm để tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị hồ sơ.

Vingroup, Masan, IPPGroup hay Sovico… và nhiều doanh nghiệp, tập đoàn khác đã và đang do các cặp vợ chồng doanh nhân Việt xây dựng, quản lý và đang không ngừng phát triển.

Nếu nhìn bộ máy Hội đồng quản trị hay Ban lãnh đạo của hàng loạt doanh nghiệp lớn hiện nay đều thấy bóng dáng những cặp vợ chồng cùng gây dựng và tham gia điều hành doanh nghiệp từ những ngày đầu.

Với sự chung tay của vợ chồng các doanh nhân này, doanh nghiệp họ quản lý đang ngày càng phát triển với doanh thu, lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ đồng.

Vợ chồng tỷ phú giàu nhất Việt Nam và đế chế 13,6 tỷ USD

Mới đây, đà tăng giá của cổ phiếu Tập đoàn Vingroup [VIC] đã giúp doanh nghiệp này "soán" ngôi Vinamilk trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt, xấp xỉ 13,6 tỷ USD.

Ngoài Chủ tịch Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng, các vị trí lãnh đạo cao nhất tại đây đều là những cộng sự của vị tỷ phú này từ những ngày đầu khởi nghiệp bên Đông Âu, trong đó có vợ ông là bà Phạm Thu Hương.

 

Ông Vượng khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền và khoai tây nghiền tại Ukraina. Ngoài những cộng sự bên cạnh, ông Vượng còn có sự hỗ trợ rất lớn từ bà Phạm Thu Hương khi cả 2 người đều là cổ đông sáng lập Tập đoàn Technocom, doanh nghiệp sau đó nắm giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thức ăn nhanh tại quốc gia Đông Âu này.

Năm 2009, tỷ phú Vượng bán công ty cho Nestle và chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh về Việt Nam, bắt đầu kinh với lĩnh vực bất động sản cùng thương hiệu Vinpearl tại Nha Trang và Vincom tại Hà Nội. Năm 2012, Vincom và Vinpearl sáp nhập thành Vingroup.

Với hệ sinh thái gồm các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ, nông nghiệp, giáo dục, y tế và sản xuất ôtô… Vingroup hiện là một trong những doanh nghiệp tư nhân có giá trị nhất tại Việt Nam.

Sát cánh cùng ông Vượng phát triển Vingroup, bà Phạm Thu Hương hiện cũng là Phó chủ tịch tại Vingroup và Thành viên HĐQT tại Vincom Retail. Trong khi ông Vượng là tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng lên tới 6,3 tỷ USD [theo Forbes], bà Hương hiện cũng nắm giữ 4,73% vốn Vingroup, tương đương khối tài sản 14.631 tỷ đồng, và là nữ đại gia giàu thứ 5 sàn chứng khoán.

Ông bà chủ tập đoàn Masan

Cũng khởi nghiệp tại Đông Âu, ông Nguyễn Đăng Quang và vợ Nguyễn Hoàng Yến cũng là một trong số những cặp vợ chồng doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam cùng điều hành doanh nghiệp.

Vợ chồng doanh nhân này chính là những người xây dựng nên “đế chế” Masan, doanh nghiệp tư nhân đầu ngành tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp cho tới khoáng sản…

Ông Nguyễn Đăng Quang hiện cùng vợ là bà Nguyễn Hoàng Yến cùng nhau điều hành quản lý Masan Group.

Cũng từng thành công trong lĩnh vực mỳ gói ăn liền vào đầu thập niên 90 tại Đông Âu, sau khi trở về Việt Nam, ông Quang nổi tiếng với hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập lớn giúp Masan nhanh chóng mở rộng quy mô. Đặc biệt phải kể đến thương vụ mua lại Núi Pháo - mỏ vonfram lớn nhất thế giới, có khả năng mang lại doanh thu 400-500 triệu USD mỗi năm từ quỹ ngoại Dragon Capital.

Hệ sinh thái của Masan cũng không thua kém Vingroup với hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực từ ngân hàng với Techcombank, TCBS; khoáng sản với Masan Resources hay thực phẩm với Masan Consumer, Vinacafe Biên Hòa…

Đồng hành cùng chồng, bà Nguyễn Hoàng Yến hiện giữ vai trò Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Masan Group, Thành viên HĐQT của Masan Consumer.

Bên cạnh đó, bà Yến đang nắm giữ hơn 42,4 triệu cổ phiếu MSN trị giá trên 4.800 tỷ đồng và là nữ đại gia giàu thứ 11 trên sàn chứng khoán.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng chồng Nguyễn Thanh Hùng

Một cặp vợ chồng doanh nhân khởi nghiệp tại Đông Âu khác là ông Nguyễn Thanh Hùng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Cả 2 vị doanh nhân này là cổ đông sáng lập và hiện cùng điều hành Công ty Cổ phần Sovico, một trong những tập đoàn bất động sản, đầu tư tài chính lớn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, không giống những cặp vợ chồng doanh nhân khác, người xuất hiện trước công chúng chủ yếu lại là bà Thảo trong khi ông Hùng rất ít khi ra mặt.

Từng khởi nghiệp tại Đông Âu trước khi trở về đầu tư tại Việt Nam và tham gia thành lập hàng loạt doanh nghiệp như Sovico Holdings, Techcombank, VIB và HDBank cùng hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, bà Thảo hiện cũng là nữ tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách củ Forbes với khối tài sản ròng lên tới 3,8 tỷ USD.

Ông Nguyễn Thanh Hùng [bên phải] hiện cùng vợ là nữ tý phú Phương Thảo quản lý nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Sovico.

Hiện tại, hai vợ chồng nữ tỷ phú này đều tham gia điều hành tại Sovico Holdings, doanh nghiệp nắm trong tay vốn hàng loạt doanh nghiệp lớn như HDBank hay Vietjet Air.

Ngoài việc là Chủ tịch hội đồng sáng lập Sovico, ông Hùng hiện là Phó chủ tịch HĐQT tại Vietjet Air trong khi bà Thảo đảm nhiệm hàng loạt vị trí tại các doanh nghiệp này như Chủ tịch tại Sovico Holding; Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air và Phó chủ tịch thường trực tại HDBank.

Vợ chồng đại gia "vua tôm" Minh Phú

Cùng nhau xây dựng doanh nghiệp từ một cơ sở thu mua thủy sản nhỏ lẻ trở thành tập đoàn thủy sản số 1 Việt Nam với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm là cặp vợ chồng doanh nhân Lê Văn Quang và vợ Chu Thị Bình.

Nữ đại gia Chu Thị Bình hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc tại Thủy sản Minh Phú. 

Vốn là kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản làm trong doanh nghiệp nhà nước, ông Lê Văn Quang nhanh chóng rẽ lối đi con đường riêng, làm đại lý thu mua tôm. Ông cùng vợ mình sau đó xây dựng Xí nghiệp chế biến cung ứng hàng xuất khẩu Thủy hải sản Minh Phú với số vốn 120 triệu đồng vào năm 1992, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú [MPC] hiện nay.

Minh Phú hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 9.500 tỷ đồng. Đây cũng là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam với doanh thu năm gần nhất [2017] đạt 16.000 tỷ đồng và thu về khoản lãi sau thuế hơn 714 tỷ đồng.

Hiện tại, cả ông Quang và bà Bình đều tham gia điều hành Minh Phú, trong đó, ông Quang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, còn bà Bình đảm trách vị trí Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc công ty.

 

Vợ chồng doanh nhân này cũng sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ từ lượng cổ phiếu MPC nắm giữ. Cụ thể, với 15,96 triệu cổ phiếu, tương đương 23,1% vốn doanh nghiệp, ông Quang sở hữu khối tài sản trị giá 1.468 tỷ đồng. Còn bà Bình nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị thị trường lên tới 1.608 tỷ đồng.

Vợ chồng đại gia đồ hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn, Lê Hồng Thủy Tiên
Là người sáng lập Tập đoàn Liên Thái Bình Dương [IPPGroup], ông Johnathan Hạnh Nguyễn cùng vợ là bà Lê Hồng Thủy Tiên hiện là những lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp, cùng nhau điều hành phát triển.

IPPGroup chính là đơn vị phân phối độc quyền hàng loạt thương hiệu thời trang, thực phẩm nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam thông qua các công ty thành viên.

Vợ chồng đại gia hàng hiệu ông Jonathan Hạnh Nguyễn và bà Lê Hồng Thủy Tiên. Ảnh: APEA.

Các thương hiệu thời trang cao cấp do IPP phân phối phải kể tới Armani Exchange, Burberry, Bvlgari, Cartier, Rolex, Versace... Ngoài ra, nhiều thương hiệu tầm trung khác như Tommy Hilfiger, GAP, Levi's, Diesel, Mango, Nike... cũng nằm trong hệ thống của IPP.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nhượng quyền nhiều chuỗi nhà hàng như Burger King, Dunkin Donuts, Illy Cafe… và chuỗi kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại sân bay; trung tâm thương mại; bất động sản, khách sạn…

Ông Hạnh Nguyễn giữ vai trò Chủ tịch HĐQT trong khi bà Lê Hồng Thủy Tiên là Tổng giám đốc IPP. Hai vợ chồng nắm giữ tới 59% vốn doanh nghiệp.

Được biết, trước khi trở thành nữ doanh nhân nổi tiếng, bà Thủy Tiên từng là nữ diễn viên vang bóng một thời của thập niên 90 với bộ phim "Vị đắng tình yêu". Bà Tiên chỉ tham gia kinh doanh cùng chồng từ năm 1995 với vị trí Tổng giám đốc siêu thị Miền Đông và Bình Dân cùng chuỗi siêu thị miễn thuế tại Mộc Bài, Lào Cai, Dinh Bà và Tịnh Biên.

Cặp vợ chồng doanh nhân này hiện cũng cùng nhau điều hành tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất [SAS] nơi IPP Group đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng để thâu tóm vào năm 2017.

[Theo Zing]

Vợ chồng bị cáo Nguyễn Thị Nga [SN 1980, nguyên Kế toán trưởng OceanBank] và Ngô Hải Nam [SN 1974, cựu Giám đốc OceanBank, chi nhánh Quảng Ninh] cùng bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

Giá vàng bất ngờ tăng dựng ngược nên gần 1 giờ đêm, vợ chồng chị Thảo vẫn ngồi bàn bạc, tính toán xem mua vàng ngay hay quyết đợi đến ngày Thần Tài mất thêm vài triệu để mua cho tròn 3 lượng vàng cầu may.

Người vợ cho rằng các quyết định miễn nhiệm bà và bổ nhiệm chồng làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty là không đúng quy định nên khởi kiện yêu cầu tòa hủy bỏ...

Video liên quan

Chủ Đề