Quần thể sinh vật là gì nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Nội dung Bài 37: Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật thuộc Chương I: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật môn Sinh Học Lớp 12. Bài hoc này giúp các bạn nêu được các đặc trưng cơ bản về trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ. Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật trong thực tế xản suất và đời sống.

Mỗi quần thể sinh vật có các đặc trưng cơ bản, là những dấu hiệu phân biệt quần thể này với quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể, tăng trưởng của quần thể,… quan hệ giữa quần thể với môi trường sống.

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống,… [bảng 37.1].

Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

Bảng 37.1. Sự khác nhau về tỷ lệ giới tính của các quần thể sinh vật

Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính
– Ngỗng và vịt có tỷ lệ giới tính là 60/40.

– Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.

Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
Với loài kiến nâu [Formica rufa], nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn \[20^0C\] thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên \[\]\[20^0C\] thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực.
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần.
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.
Ở cây thiên nam tinh [Arisaema japonica] thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chối sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.

Câu hỏi 1 bài 37 trang 162 SGK sinh học lớp 12: Điền tiếp vào cột bên phải bảng 37.1 về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính, từ đó cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?

Giải: Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể. Tỷ lệ giới tính đặc trưng cho loài nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện sống.

Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính
– Ngỗng và vịt có tỷ lệ giới tính là 60/40.

– Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.

Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
Với loài kiến nâu [Formica rufa], nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn \[20^0C\] thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên \[20^0C\] thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường sống [cụ thể ở đây là nhiệt độ môi trường sống].
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần. Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật.
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái. Do khác nhau về tập tính, con đực không hút máu, con cái phải hút máu nên không tập trung ở một chỗ.
Ở cây thiên nam tinh [Arisaema japonica] thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chối sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực. Do lượng chất dinh dưỡng trong củ.

→ Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố: tỉ lệ tử vong của đực và cái, nhiệt độ, tập tính, đặc điểm sinh lí, đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng…

Câu hỏi 2 bài 37 trang 162 SGK sinh học lớp 12: Quan sát hình 37.1, kết hợp với kiến thức đã học trong Sinh học 9, hãy điền tên cho 3 dạng tháp tuổi: A, B, C và các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi. Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.

Hình 37.1. Các tháp tuổi của quần thể sinh vật

Giải:

Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số.

A: Tháp tuổi phát triển

B: Tháp tuổi ổn định

C: Tháp tuổi giảm sút

Màu xanh dương: Nhóm tuổi trước sinh sản

Màu xanh lá: Nhóm tuổi sinh sản

Màu vàng: Nhóm tuổi sau sinh sản

Ý nghĩa sinh thái:

Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước sinh sản Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
Nhóm tuổi sau sinh sản Cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

Người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể, tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể, tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch bệnh,… các cá thể non và già bị chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. Ngược lại, trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú,… các con non lớn lên nhanh chóng, tỉ lệ tử vong giảm, kích thước quần thể tăng lên.

Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ, khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. Ngược lại, nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức. Khi đó, nếu tiếp tục đánh bắt cá với mức độ lớn, quần thể cá sẽ bị suy kiệt.

Câu hỏi 3 bài 37 trang 162 SGK sinh học lớp 12: Quan sát hình 37.2 và cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C:

A. Quần thể bị đánh bắt… ;

B. Quần thể bị đánh bắt….;

C. Quần thể bị đánh bắt… ?.

Hình 37.2. Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau

Giải: Xác định ở mỗi quần thể đang bắt được nhóm tuổi nào nhiều nhất.

A. Quần thể bị đánh bắt quá mức: vì tỷ lệ cá thể trưởng thành và sau sinh sản rất thấp.

B. Quần thể được khai hợp lý: tỷ lệ cá thể trong giai đoạn sinh sản nhiều, tỷ lệ sau sinh sản thấp.

C. Quần thể chưa được khai thác đúng tiềm năng: tỷ lệ cá thể sau sinh sản nhiều.

Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố. Có ba kiểu phân bố cá thể [hình 37.3].

Hình 37.3. Các kiểu phân bố cá thể của quần thể; a. Phân bố theo nhóm [nhóm các cây bụi]; b. Phân bố đồng đều [chim hải âu làm tổ]; c. Phân bố ngẫu nhiên [các loài cây gỗ trong rừng]

Bảng 37.2. Các kiểu phân bố cá thể của quần thể

Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa sinh thái Ví dụ
Phân bố theo nhóm – Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
– Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông,…
Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Nhóm cây bụi mọc hoang dại [hình 37.3a], đàn trâu rừng,…
Phân bố đồng đều Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Cây thông trong rừng thông,… chim hải âu làm tổ [hình 37.3b],…
Phân bố ngẫu nhiên Là dạng trung gian của hai dạng trên. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Các loài sâu sống trên tán lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới [hình 37.3c],..

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Ví dụ: mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đồi, mật độ sâu rau 2 con/m2 ruộng rau, mật độ cá mè giống nuôi trong ao là 2 con/m3 nước.

Mật độ cá thể của quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở,… dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của môi trường sống.

Câu hỏi 4 bài 37 trang 164 SGK sinh học lớp 12: Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả [cá lóc] nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?

Giải:

Khi mật độ tăng quá cao, môi trường không đáp ứng được nhu cầu của tất cả các cá thể, cạnh tranh giữa các cá thể tăng,làm giảm tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ tử vong tăng…để đưa mật độ cá thể về mức ổn định.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 37: Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật thuộc Chương I: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật môn Sinh Học Lớp 12. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?

Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh họa.

Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Lý thuyết Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Sách giáo khoa Sinh học 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu có sơ đồ tư duy.

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể

Trong thiên nhiên, tỉ lệ đực cái của các loài thường là 1/1. Ở những loài trinh sản, tỉ lệ con đực rất thấp, có khi không có.

Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố [điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật…..].

Bảng 37.1. Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật

Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính
– Ngỗng và vịt có tỷ lệ giới tính là 60/40.- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau. Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
Với loài kiến nâu [Formica rufa], nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn \[20^0C\] thì trứng nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên \[20^0C\] thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. Tỉ lệ giới tính thay đổi do nhiệt độ của môi trường sống.
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần. Tỉ lệ giới tính thay đổi do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở các loài động vật này.
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái. Tỉ lệ giới tính thay đổi do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí của con đực và cái, muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu.
Ở cây thiên nam tinh [Arisaema japonica] thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chối sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực. Tỉ lệ giới tính thay đổi do chất lượng dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể.

– Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch bệnh,… các cá thể non và già bị chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. Ngược lại, trong đều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú,… các con non lớn nhanh chóng, tỉ lệ tử vong giảm, kích thước quần thể tăng lên. Có 3 nhóm tuổi chủ yếu: Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản.

– Cấu trúc tuổi của quần thể còn thay đổi theo chu kì ngày, đêm, chu kì mùa.

– Cấu trúc tuổi:

  • Tuổi sinh lí: thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
  • Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của một cá thể.
  • Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

– Hình tháp tuổi:

  • Thành phần tuổi là một đặc trưng cơ bản của quần thể và thường được biểu diễn bằng tháp tuổi.
  • Là tổng hợp các nhóm tuổi khác nhau sắp xếp từ nhóm tuổi thấp [phía dưới] đến nhóm tuổi cao hơn.

– Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

​- Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố.

Bảng 37.2. Các kiểu phân bố cá thể của quần thể

Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa sinh thái Ví dụ
Phân bố theo nhóm – Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.

– Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông,…

Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Nhóm cây bụi mọc hoang dại [hình 37.3a], đàn trâu rừng,…
Phân bố đồng đều Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, làm giảm mức độ lây lan của bệnh tật, tạo điều kiện cho sự phát tán rộng rãi. Cây thông trong rừng thông,… chim hải âu làm tổ [hình 37.3b],…
Phân bố ngẫu nhiên Xảy ra khi các điều kiện sống phân bố không đông đều trong môi trường, các cá thể không có đặc tính kết hợp nhóm và ít phụ thuộc vào nhau. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Các loài sâu sống trên tán lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới [hình 37.3c],..

– Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Số lượng sinh vật được tính bằng đơn vị cá thể [con, cây] hay khối lượng sinh vật [sinh khối]

Ví dụ: Mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đồi.

– Mật độ quần thể là đặc tính cơ bản quan trọng của mỗi quần thể nó biểu thị khoảng cách không gian giữa các cá thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh gay gắt giành thức ăn, nơi ở,… dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

– Nó có thể biến động do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh [nhân tố sinh thái] chủ yếu là vị trí của nó trong chuỗi dinh dưỡng.

Câu 1: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là:

A. tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

B. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.

C. thời gian sống của 1 cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.

D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.

Câu 2: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chịu với điều kiện bất lợi từ môi trường.

C. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

D. Giảm sự cạnh trạnh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 3: Khi đánh cá, nếu các mẻ lưới chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì ta hiểu rằng:

A. quần thể cá đã rơi vào trạng thái bị khai thác quá mức.

B. nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.

C. quần thể cá đang tăng trưởng mạnh kích thước.

D. nghề đánh cá cần phải tiếp tục khai thác với quy mô lớn hơn.

Câu 4: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.

C. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa, ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

D. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

Câu 5: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ:

A. thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường.

B. ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể.

C. là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường.

D. phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi trường sống.

Câu 6: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh :

A. cấu trúc tuổi của quần thể.

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.

C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.

D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 7: Trong số các ví dụ chỉ ra dưới đây, ví dụ nào cho thấy mô hình phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể?

A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

B. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.

C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.

D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.

Câu 8: Cấu trúc tuổi của một quần thể người là:

A. số lượng tương đối của các ca tử vong ở mỗi độ tuổi.

B. số lượng trẻ sơ sinh ở mỗi năm.

C. số lượng trẻ dậy thì đạt mỗi năm.

D. số lượng tương đối của các cá thể ở cùng độ tuổi.

Câu 9: Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi đều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Phân bố theo nhóm là sự phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 10: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự đều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

A. sức sinh sản.

B. nguồn thức ăn từ môi trường

C. các yếu tố không phụ thuộc vào mật độ

D. sức tăng trưởng của quần thể.

Câu 11: Trong tự nhiên tỉ lệ đực – cái thường là bao nhiêu:

A. 1:3

B. 1:1

C. 1:4

D. 1:2

Câu 12: Đặc điểm “Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể” thuộc nhóm tuổi nào của quần thể?

A. Nhóm tuổi sinh sản.

B. Không thuộc nhóm tuổi nào.

C. nhóm tuổi trước sinh sản.

D. nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 13: Trong thực tế loài nào sau đây có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2,3 hoặc 10 lần?

A. Gà, rắn, thằn lằn.

B. Hươu, ngỗng, vịt.

C. Gà, nai, hươu.

D. Nai, ruồi giấm, thỏ.

Câu 14: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm:

A. đang sinh sản và sau sinh sản.

B. đang sinh sản.

C. trước sinh sản và đang sinh sản.

D. trước sinh sản.

Câu 15: Trong tự nhiên, phổ biến nhất là kiểu phân bố cá thể của quần thể?

A. Phân bố đồng đều.

B. Phân bố ngẫu nhiên.

C. phân bố theo nhóm.

D. cả b và c.

Ở trên là nội dung Bài 37: Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật thuộc Chương I: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật môn Sinh Học Lớp 12. Trong bài học này, các bạn sẽ được học các kiến thức như: tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên, mật độ các thể trong quần thể. Mở rộng kiến thức hiểu biết thực tế về quần thể sinh vật. Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 12.

Bài Tập Liên Quan:

Video liên quan

Chủ Đề