Nguyên nhân bé nhìn nheo mắt

Cháu thấy trong mắt cháu có vài tia đỏ (không phải đỏ hung ạ). Mặc dù đã ngủ nhưng sáng dậy, khi nhìn hay phải nheo mắt lại. Nhiều lúc chảy nước mắt vì cay mắt. Xin hỏi bác sĩ mắt cháu bị bệnh gì, có nghiêm trọng không ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ!

Lê Thị Thu Nga ([email protected])

Theo mô tả có thể mắt cháu đang mắc hai bệnh là viêm kết mạc và tật khúc xạ. Kết mạc là phần lòng trắng khi bị viêm các mạch máu tăng sinh sẽ gây sung huyết và đỏ mắt. Mới đầu là những tia máu, sau đó toàn bộ kết mạc sẽ đỏ, nếu nặng sẽ sưng húp mắt. Viêm kết mạc có thể một bên hoặc cả hai bên mắt. Có thể kèm theo ngứa và gỉ mắt nhiều. Ngoài ra, có thể gặp những tia máu trong mắt là do xuất huyết dưới kết mạc nguyên nhân do gió bụi, ho dữ dội, hắt hơi mạnh, mang vác nặng, nôn, có thể gây vỡ mạch máu ở củng mạc.

Còn biểu hiện nheo là do tật khúc xạ (cận thị, loạn thị...). Nếu cháu đang mắc bệnh khúc xạ thì cần đeo kính và thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt. Cháu nên tạo một chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như máy tính, điện thoại,... Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh thẫm và hoa củ quả có màu. Tuy hai bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu cháu không đi khám để tìm nguyên nhân điều trị thì mắt sẽ dễ bị mỏi, dẫn đến nhược thị.

Sau 5 năm, cũng tại các địa bàn này, chúng tôi tiến hành khám sàng lọc cho thấy số học sinh trên địa bàn Hà Nội bị dị tật khúc xạ đã gia tăng đáng kể lên khoảng 35%. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp chọn hoặc các lớp cuối cấp số học sinh bị dị tật khúc xạ chiếm 60%-70%; tỉ lệ cứ 10 em học sinh thì có tới 6 đến 7 em phải đeo kính

Cứ 10 học sinh thì có sáu đến bảy cháu phải đeo kính

Tật khúc xạ (TKX) bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị đang là một vấn đề thường gặp ở mắt và ngày càng gia tăng trong nhịp sống hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhìn của con người. Thống kê kết quả khám sàng lọc cho học sinh tại các trường học ở chín quận, huyện trên địa bàn Hà Nội do Bệnh viện Mắt quốc tế DND thực hiện cho thấy, tỷ lệ TKX mà chủ yếu là cận thị đã tăng từ 20 đến 25% (năm 2011) lên khoảng 35% (năm 2015). Cá biệt có những lớp học, tỷ lệ cận thị lên tới 60 đến 70%, nghĩa là cứ 10 học sinh thì có sáu đến bảy cháu phải đeo kính.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TKX, nhưng chủ yếu là do các cháu học quá nhiều, trong phòng học không bảo đảm đủ ánh sáng khiến mắt không được nghỉ ngơi, sử dụng nhiều thiết bị điện tử hiện đại (ti-vi, máy tính, điện thoại thông minh...). Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, cần sự phối hợp của cha mẹ, thầy cô giáo và bệnh viện để giúp hạn chế TKX ở trẻ, kiểm soát để thị lực trẻ ổn định, không bị nặng thêm.

Nguyên nhân bé nhìn nheo mắt

Tỷ lệ học sinh ở Hà Nội mắc bệnh lý về mắt ngày càng gia tăng

Các bác sĩ cảnh báo, với những trẻ khi có dấu hiệu tật khúc xạ (hay mỏi mắt, nheo mắt) nếu không được quan tâm khám, phát hiện sớm sẽ khiến thị lực ngày càng suy giảm. Khi đó dù có chỉnh kính tối đa thì thị lực cũng không thể nâng lên được, trẻ mắc chứng nhược thị (suy giảm thị lực ở mức trầm trọng

Thấy con “nheo mắt”: bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay

BS Phạm Thị Hằng, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt quốc tế DND  cũng lưu ý thêm, với những trẻ khi có dấu hiệu dị tật khúc xạ (hay mỏi mắt, nheo mắt) nếu không được quan tâm khám, phát hiện điều trị tật khúc xạ sớm thì sẽ để lại hậu quả nặng nề. Có thể trẻ sẽ bị nhược thị, lác… trong đó nhược thị là vấn đề đáng lưu tâm.

Nguyên nhân bé nhìn nheo mắt

Trẻ xem ti vi quá gần: Nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt

Theo BS Hằng: Nhược thị là tổn thương thần kinh. Bình thường một trẻ có tật khúc xạ nếu được phát hiện sớm, đeo kính đủ số thì thị lực khi đeo kính đạt 8/10 trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ khám muộn, có lệch khúc xạ, độ lệch khúc xạ cao thì có thể bị nhược thị. Khi đó dù có chỉnh kính tối đa thì thị lực cũng rất thấp, trẻ nào cao cũng dưới 7/10 thậm chí có những cháu nhược thị sâu thị lực chỉ còn 1- 2/10. Trẻ sẽ vĩnh viễn không thể khôi phục được thị lực, ngay cả phẫu thuật được coi là phương pháp hỗ trợ tiên tiến nhất cũng không thể can thiệp.

BS Hằng kể lại trường hợp bệnh nhi Nguyễn Văn A. (13 tuổi ở Hải Phòng) được mẹ đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng thị lực mắt phải còn 6/10; mắt trái còn 1/10. Sau khi được chỉnh kính tối đa, thị lực mắt trái của cháu cũng chỉ lên được 2/10. Theo mẹ cháu kể, trước đó khoảng 2 năm con hay nheo mắt, kêu mỏi mắt nhưng thấy con vẫn học tập, sinh hoạt bình thường nên gia đình bỏ qua. Gần đây chị mới thu xếp đưa con lên Hà Nội khám thì bé đã bị nhược thị. “Đây là một trường hợp rất đáng tiếc bởi dẫu chúng tôi đã chỉ định cho cháu tập nhược thị nhưng tiên lượng cũng rất khó khăn vì cháu bị nhược thị sâu. Nguy cơ bé sẽ bị lác mà phẫu thuật cũng không thực hiện được nữa” – BS Hằng nói.

Nguyên nhân bé nhìn nheo mắt

Thấy con nheo mắt liên tục bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn, chữa trị kịp thời

Để tránh những hậu quả đáng tiếc cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo: Các bậc phụ huynh quan sát thấy con nheo mắt, kêu mỏi (với trẻ đến tuổi đi học) hoặc trẻ đứng sát vô tuyến, cầm đồ vật lên xem hay dí sát vào mắt (với trẻ chưa đến tuổi đi học) thì có thể đó là các dấu hiệu của thị lực kém. Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

Hiện nay, có ba phương pháp điều trị TKX là sử dụng kính gọng, kính áp tròng và phẫu thuật bằng tia laser. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau vì thế người có TKX cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các phương pháp điều trị này để cùng bác sĩ đưa ra lựa chọn phù hợp

Tại sao trẻ lại nháy mắt liên tục?

Trẻ nháy mắt nhiều có thể do các vấn đề của giác mạc như khô mắt, quặm mi, lông mi đa hàng hoặc có chứa dị vật trên bề mặt nhãn cầu, xước giác mạc, viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm kết mạc thông thường. Do đó, phụ huynh cần cho trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác.

Tại sao lại nheo mắt?

Nheo mắt giúp thay đổi hình dạng mắt để ánh sáng tập trung vào các fovea, giúp mặt có khả năng nhìn thấy rõ các vật thể. Nheo mắt thường xuyên không tốt cho mắt. Ngoài ra khi nheo mắt, ánh sáng từ các hướng khác nhau suy giảm, vô tình kéo các nguồn sáng lại với nhau, tập trung vào vật thể khiến hình ảnh sắc nét.

Làm sao để trẻ hết nháy mắt?

Điều trị nháy mắt thái quá sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó: Có dị vật hay quặm mi: Cần loại trừ dị vật, loại trừ lông quặm hay lông xiêu ra khỏi mắt. Viêm kết mạc, viêm kết mạc dị ứng, khô mắt: Các bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc không kê đơn hoặc kê thuốc tra nhỏ mắt hay các dạng thức điều trị khác.

Làm thế nào để hết nháy mắt?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giật mắt..
Mẹo giúp chữa nháy giật mắt liên tục..
Nghỉ ngơi nhiều hơn..
Massage mắt..
Tránh xa khỏi stress..
Có chế độ ăn uống hợp lý.
Làm ẩm mắt..
Quan niệm mắt trái giật thì hên, còn mắt phải thì xui và sự thật..