Nguyên nhân làm daan số châu mĩ tăng nhanh

Nhiều tài liệu cho rằng, các đô thị đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện vào năm 3000-1000 trước Công nguyên ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Sirya, Ấn Độ, Tiểu Á và châu Phi. Trong thế giới Hy Lạp cổ đại, các đô thị như Athen, Roma, Cacphagien đã có địa vị quan trọng. Tại các thành phố trung cổ và phục hưng, các yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nguyên nhân đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và tăng cường mức độ tập trung dân cư trong các thành phố là nhu cầu bức thiết phải tập trung hóa và liên kết các hình thức, các dạng hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội.

Sự phát triển của quá trình đô thị hóa liên quan chặt chẽ với đặc điểm hình thành cư dân đô thị và sự phát triển của các thành phố. Nhịp độ gia tăng dân số đô thị phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất dân cư của chính số dân đô thị và các dòng người nhập cư. Sự phát triển và mở rộng quy mô thành phố đặt ra nhiều vấn đề như nên
đưa vào ranh giới thành phố những lãnh thổ nào (bao gồm các khu dân cư, làng mạc…) và việc cải tạo các điểm dân cư nông thôn ra sao để chúng trở thành các điểm dân cư thành phố. Trên thực tế, sự phát triển của các thành phố còn diễn ra do việc mở rộng các khu vực ngoại vi và các điểm đô thị, bởi vì các khu vực này ngày
càng bị thu vào quỹ đạo của thành phố.

Dưới chủ nghĩa tư bản, quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh. Một trong những tiêu chuẩn để xác định mức độ đô thị hóa là tỉ lệ dân thành thị so với tổng số dân của lãnh thổ. Từ giữa thế kỉ XX, nói chung nhịp độ gia tăng số dân thành thị khá nhanh, tuy có sự khác nhau về mức độ giữa các nhóm nước.

Sự tập trung của dân cư vào các thành phố lớn và cực lớn là nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1860 đến năm 1980 tỉ lệ dân số sống trong các thành phố lớn so với tổng số dân thế giới tăng từ 1,7% đến 20%. Số lượng các thành phố lớn tăng lên không ngừng. Năm 1700, cả hành tinh có 31 thành phố lớn (các thành phố có số dân từ 10 vạn trở lên). Con số này tiếp tục gia tăng: 65 (vào năm 1800), 114 (1850), 360 (1900), 950 (1950), hơn 2000 (1980).

Sự phát triển của thành phố triệu dân cũng rất mạnh mẽ. Nếu như năm 1800 chỉ có một thành phố triệu dân thì năm 1980 đã lên đến 200.

Đô thị hóa ở các nước phát triển và các nước đang phát triển

Ở phần lớn các nước kinh tế phát triển, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm. Đặc trưng cho quá trình đô thị hóa ở đây là nhịp độ gia tăng tỉ lệ dân thành phố tương đối cao và việc đẩy mạnh các quá trình hình thành các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị).

Ở các nước này, số dân thành thị chiếm tỉ lệ rất cao so với tổng số dân (trên 12%). Các khu vực dân cư đô thị trù mật nhất tập trung ở châu Đại Dương (71%), châu Âu (72%) và Bắc Mỹ (74,3%). Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (1988): Bỉ (95%), CHLB Đức (94%). Anh (91%), Tây Ban Nha (91%), Iceland (90%), Úc (86%), Đan Mạch (84%), New Zealand (84%), Thụy Điển (84%)… Nhịp độ gia tăng số dân thành thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại.

Cuộc bùng nổ dân số đi liền với “bùng nổ đô thị hóa” ở các nước đang phát triển. Nét đặc trưng của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là thủ đô. Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông, một mặt, do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, và mặt khác người nông dân ra đi với niềm hy vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn.

Cùng với nhịp độ đô thị hóa rất cao, sự phát triển không cân đối của thủ đô nhiều quốc gia châu Á, Phi liên quan tới kiểu đô thị hóa đặc biệt: cư dân nông thôn ùa vào thành phố. Số người đến càng đông nhu cầu việc làm càng tăng. Việc quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa, cộng với số người nhập cư ngày càng tăng đã làm tăng đội quân thất nghiệp và nửa thất nghiệp ở các thành phố.

Tại các nước đang phát triển, các thành phố triệu dân cũng đã và đang mọc lên với tốc độ nhanh: Mexico City (17,3 triệu), Rio de Janeiro (10,37 triệu), Cancuta (10,95 triệu), … Tại các nước này quá trình đô thị hóa phát triển với đầy mâu thuẫn: một mặt, nó thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước, làm cho hàng triệu người có dịp làm quen với cuộc sống năng động, nhưng mặt khác, lại làm gay gắt thêm nhiều vấn đề kinh tế – xã hội vốn đã nóng bỏng dưới áp lực của sự gia tăng dân số.

Ở nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa. Tỉ lệ số dân thành thị so với tổng số dân cả nước không thay đổi nhiều: 20,6% (1976); 19,2% (1979); 19,9% (1985) và 19,8% (1989). Cho đến năm 2000, tốc độ tỷ lệ dân thành thị bắt đầu gia tăng nhanh chóng, lên 24,6% (2000); 27,5% (2005); 30,6% (2010); 33,6% (2015).  Theo số liệu điều tra dân số đến năm 2017 thì tỉ lệ đô thị hóa ở nước ta là 34,7%.

Bùng nổ dân số là gì? Nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ dân số? Việt Nam đã từng đối diện với nguy cơ bùng nổ dân số bao giờ chưa? Tác hại của việc gia tăng dân số quá nhanh (bùng nổ dân số)? Các giải pháp giải quyết bùng nổ dân số?

Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh. Bùng nổ dân số gây ra rất nhiều hệ lụy đến các vấn đề kinh tế – chính trị – an sinh xã hội – nhân đạo trên toàn thế giới. Vì vậy, việc kiểm soát bùng nổ dân số là trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi khu vực. Vậy bùng nổ dân số là gì? Hậu quả của nó? Nguyên nhân do đâu? Giải pháp thế nào?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Bùng nổ dân số là gì?
  • 2 2. Nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ dân số:
    • 2.1 2.1. Do sự chênh lệch giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử:
    • 2.2 2.2. Do quan điểm lạc hậu ở một số nơi:
    • 2.3 2.3. Do nhu cầu về lực lượng lao động, sản xuất:
  • 3 3. Bùng nổ dân số đang diễn ra ở đâu? 
  • 4 4. Việt Nam đã từng đối diện với nguy cơ bùng nổ dân số bao giờ chưa?
  • 5 5. Tác hại của việc gia tăng dân số quá nhanh (bùng nổ dân số):
  • 6 6. Các giải pháp giải quyết bùng nổ dân số:
    • 6.1 6.1. Kiểm soát tỷ lệ sinh:
    • 6.2 6.2. Giáo dục và tuyên truyền:

1. Bùng nổ dân số là gì?

Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh, đột ngột, vượt ngoài tầm kiểm soát trong một thời gian ngắn gây ảnh hướng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng tự nhiênvượt quá 2,1%.  Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm… đã trở thành gánh nặng đối với các nước chậm phát triển.

Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số một cách quá nhanh trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sự gia tăng này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, nhiều quốc gia vẫn đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh (bùng nổ dân số)

2. Nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ dân số:

2.1. Do sự chênh lệch giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử:

Thời kỳ đầu, tỷ lệ sinh của con người là khá cao. Do nhu cầu duy trì nòi giống, phát triển xã hội, cũng như chưa thực sự có các biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, trong thời kỳ này thì tỷ lệ tử cũng cao tương ứng. Do ảnh hưởng bởi các yếu tố thiên tai, dịch bệnh, khoa học y tế chưa phát triển nên tỷ lệ tử khá cao. Vì vậy, trong quãng thời gian này tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử dường như có sự cân bằng.

Càng về sau này, khoa học kỹ thuật, y tế và đời sống càng lên cao. Điều này khiến cho tuổi thọ trung bình tăng, tỷ lệ tử thấp hơn tỷ lệ sinh.

2.2. Do quan điểm lạc hậu ở một số nơi:

Đối với một số nước, đặc biệt là các nước phương Đông vẫn giữ một số quan niệm lạc hậu sinh nhiều con. Quan trọng nhất là vấn đề “trọng Nam khinh Nữ”, muốn sinh con trai. Người phương Đông có tư tưởng sinh nhiều con thì sẽ có lộc, con cháu đề huề. Chính quan niệm này một phần dẫn đến việc gia tăng dân số. Nhất là khi nó lại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Ở một số ít nước nghèo và những nước đang tăng trưởng, yếu tố tiếp cận, nhận thức về dân số còn nhiều hạn chế, đặc biệt quan trọng là Châu Phi và một số ít nước Châu Á Thái Bình Dương, kinh tế tài chính nghèo khó, lương thực không đủ, … thiếu kiến thức và kỹ năng về giáo dục dân số, kế hoạch hóa mái ấm gia đình ; phương tiện đi lại cơ bản về phòng tránh thai.

2.3. Do nhu cầu về lực lượng lao động, sản xuất:

Từ nhu cầu lao động trong phạm vi gia đình, mọi người đã có tâm lý sinh nhiều con. Ví dụ như ở các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển, các gia đình thường sinh con với mục đích để có người làm, đỡ đần kinh tế.

Ở các quốc gia chậm phát triển, nơi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, thì lại có nhu cầu sử dụng lao động chân tay, sử dụng sức người càng lớn. Nên họ lại càng mong muốn có nhiều con.

3. Bùng nổ dân số đang diễn ra ở đâu? 

Trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra mạnh nhất ở các nước, châu lục nghèo và kém đô thị hóa nhất đó là Châu Á và Châu Phi. Như các phân tích ở trên, bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các khu vực có kinh tế kém phát triển, trình độ nhận biết còn thấp, khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, quan niệm còn nhiều vấn đề lạc hậu…

Xem thêm: Cơ cấu dân số vàng là gì? Đặc điểm, khó khăn và giải pháp kinh tế?

Các báo cáo gần đây đều chỉ ra rằng, tỷ lệ sinh ở các quốc gia kém phát triển cao hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển. Nguy cơ bùng nổ dân số ở các quốc gia, khu vực này luôn là hiện hữu.

Vào ngày 15-11-2022, khi dân số thế giới chạm mốc 8 tỷ người, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng tới, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng dân số. Theo Báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của LHQ, vào ngày 1-7-2023, dân số Ấn Độ sẽ vào khoảng 1,428 tỷ người, còn Trung Quốc sẽ là 1,425 tỷ người. Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung vẫn đang phải đối diện với bùng nổ dân số.

4. Việt Nam đã từng đối diện với nguy cơ bùng nổ dân số bao giờ chưa?

Việt Nam đã từng bị bùng nổ dân số, và phải đối diện với một đợt bùng nổ dân số lần thứ 2. Tuy nhiên, bằng các chính sách kế hoạch hóa gia đình, hiện tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn dân số vàng.

Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.

Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới.

5. Tác hại của việc gia tăng dân số quá nhanh (bùng nổ dân số):

– Suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– Thiếu nước sạch cho nước uống cũng như xử lý nước thải và xả thải.

– Tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng ồn.

Xem thêm: Cơ cấu dân số là gì? Đặc trưng và phân loại cơ cấu dân số?

– Phá rừng và mất hệ sinh thái giúp duy trì oxi trong khí quyển và cân bằng carbon dioxide, khoảng tám triệu héc ta rừng bị mất mỗi năm.

– Thay đổi thành phần khí quyển và hậu quả nóng lên toàn cầu.

– Mất đất canh tác không thể phục hồi và sa mạc hoá.

– Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao do nghèo đói. Các quốc gia giàu có mật độ dân số cao, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp.

– Tăng cơ hội phát triển của dịch bệnh, gánh nặng cho y tế, giáo dục, chính sách an sinh,….

– Xung đột về nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, dẫn tới sự gia tăng các nguy cơ chiến tranh.

– Tỷ lệ tội phạm tăng cao vì các tổ chức buôn bán ma túy và tội phạm

– Nhiều giống loài bị tuyệt chủng. Đặc biệt tại các quốc gia có dân số nông nghiệp tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tuyệt chủng hiện tại có thể lên tới 140,000 giống loài mỗi năm.

Xem thêm: Mật độ dân số là gì? Công thức và cách tính mật độ dân số?

– Tăng cơ hội phát sinh của bệnh dịch và dịch lớn.

– Đói, nghèo và suy dinh dưỡng trở thành một vấn đề nhức nhối với nhiều quốc gia

– Tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Theo đó, bùng nổ dân số sẽ tạo sức ép rất lớn đối với việc làm, gây ra tình trạng thiếu việc làmtrầm trọng.

– Tác động tiêu cực đến y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác.

6. Các giải pháp giải quyết bùng nổ dân số:

6.1. Kiểm soát tỷ lệ sinh:

Càng ngày khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đời sống vật chất ngày càng tốt, y tế ngày càng phát triển nên tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao. Vì vậy, cách duy nhất để có thể kiểm soát và giải quyết bùng nổ dân số là kiểm soát tỷ lệ sinh. Một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp mạnh để giảm tỷ lệ sinh. Các quốc gia có dân số lớn như Trung Quốc thậm chí còn áp dụng các chính sách chỉ được sinh 01 con (nếu là con trai). Được phép sinh thêm 01 con nếu con đầu lòng là con gái. Nhưng tối đa cũng chỉ được sinh 02 con/ cặp vợ chồng.

6.2. Giáo dục và tuyên truyền:

Tập trung vào giáo dục, tuyên truyền về các hậu quả của vấn đề bùng nổ dân số. Tuyên truyền lợi ích của kế hoạch hóa gia đình. Tuyên truyền các phương pháp kiểm soát sinh sản, các lợi ích của việc sinh vừa đủ con. Tuyên truyền về bình đẳng giới, loại bỏ các hủ tục và quan điểm lạc hậu.