Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa hiện nay

Skip to content

Giữa năm 1950, đồng thời với một số quyết định cải cách Tư pháp trong tổ chức và hoạt động của Tòa án và cải cách sự quản lý của Bộ Tư pháp, Chính phủ cho phép mở Hội nghị học tập cho cán bộ cao cấp, trung cấp của ngành Tư pháp. Điều vinh hạnh lớn cho ngành là Hồ Chủ Tịch sốt sắng nhận đến giảng bài “vỡ lòng” cho anh em về vấn đề: “Pháp luật, Pháp quyền là gì?”.

Trước hết, Bác nói về nội dung giai cấp của Pháp luật, rồi về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật của giai cấp thống trị, cuối cùng là lời dặn dò về thái độ và lề lối làm việc.
– Pháp luật là gì? “Pháp luật là vũ khí của giai cấp thống trị, dùng để trừng trị giai cấp chống lại mình. Luật pháp cũ chỉ là ý chí của thực dân Pháp…” Nó đặt ra một trật tự xã hội “chỉ có lợi cho thực dân, phong kiến, không phải có lợi cho toàn thể nhân dân ta đâu…”
Bác Hồ nói đến sự xảo quyệt của bọn cầm quyền [giai cấp tư sản] trong các nước tư bản. Khi đặt ra luật pháp và thi hành luật pháp, chúng lồng các việc ấy vào một “đạo lý” cũng đẹp đẽ lắm: “tự do tư hữu, tự do kinh doanh, tự do làm giầu, được đảm bảo cho mọi người “ngang nhau”. Nhưng thực tế thì người lao động chỉ được một thứ tự do: tự do bán sức lao động, tự do làm nô lệ cho tư bản. Nếu nước tư bản nào có thuộc địa [tôi bình thêm-V.Đ.H] thì người công nhân, người nông dân nghèo ở thuộc địa lại thuộc đám người nô lệ “hạng bét” thấp cổ bé họng nhất; phải nhận ra thế để trút hết hận thù lên đầu bọn cá mập thuộc địa, còn đối với sự bóc lột giai cấp trong nội bộ khối nhân dân [nhân dân nô lệ cả mà!] thì nên, thì cần khéo dàn xếp với nhau cho êm thấm, “trong có ấm thì ngoài mới êm”. – Mối quan hệ giữa Đạo đức và Pháp luật không phải chỉ có một chiều giữa hai giai cấp bóc lột và bị bóc lột. Cùng là dân một nước với nhau trong khi có một thằng thù ngoại lai to lớn vô cùng, khỏe và ác vô cùng, nó đang đè lên đầu toàn dân mình, thì “phép công [cùng với nghĩa công] là trọng, niềm tây sá gì”.
Vấn đề đạo lý xen lẫn pháp lý ở hoàn cảnh một xã hội thuộc địa diễn ra vô cùng là phức tạp. Có điều là nắm cho vững mục tiêu chiến đấu và tỉnh táo đừng để kẻ thù ngoại lai truyền kiếp lợi dụng kẽ hở để khoét sâu làm suy yếu cuộc cách mạng thiêng liêng giải phóng dân tộc, đặc biệt trong hoàn cảnh những năm 50, việc kháng chiến kiến quốc sẽ còn lâu dài và vô cùng gian khổ.

Nắm vững mục tiêu chiến đấu và nắm cho thật sâu Chính nghĩa Dân tộc, nung nấu cho kỹ cái động lực thiêng liêng và vô cùng mầu nhiệm là tinh thần đoàn kết ngàn đời để giữ nước. Bác Hồ nói: “Phải đề cao lòng yêu nước, thương dân, thương đồng bào, phải căm ghét bọn thực dân xâm lược và bè lũ tay sai của chúng […]. Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề Ở ĐỜI và LÀM NGƯỜI [tôi nhấn mạnh-VĐH]. “Ở đời và làm người, theo lời Bác, là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại lao khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp vào việc làm cho nước độc lập, dân được tự do, hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ…”. Ý Bác muốn nói: Pháp quyền là vũ khí đấu tranh giai cấp,-đúng rồi. Ở Việt Nam, lúc này, toàn dân ta-“vong quốc nô khốn nạn nhất” đang chiến đấu ác liệt với giai cấp tư sản thực dân Pháp dã man cực kỳ, thì vũ khí pháp quyền phải chĩa mũi nhọn vào chúng và bọn Việt gian tay sai hèn hạ. Bao nhiêu mắc míu trong vấn đề pháp luật hiện nay cũng như bao nhiêu điều rắc rối giữa chính trị và chuyên môn, giữa hai ngành hành chính và tư pháp đều có thể vượt được, và êm ả, hoặc giải quyết ổn thỏa nếu mọi người thấm nhần NHÂN NGHĨA truyền thống của dân tộc ta, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước của bao đời tổ tiên, ông cha ta. Không có gì cao xa đâu. Đó chỉ là ĐẠO Ở ĐỜI, ĐẠO LÀM NGƯỜI, nó đã ăn sâu bắt rễ vào đầu óc tim gan mỗi người dân Việt Nam. Hãy [lời Hồ Chủ Tịch] “sống gần dân, giúp dân, hiểu dân, học dân”, thì sẽ được dân [bất cứ anh nông phu nào, chị thợ cấy nào] dạy “cho” “phải đánh đuổi thực dân xâm lược, đánh đuổi bọn Việt gian phản quốc, bọn bù nhìn tay sai của đế quốc thực dân”, còn dân với nhau thì nên “chín bỏ làm mười”.


Bác nhắc lại cho cán bộ tư pháp, cán bộ pháp lý cái đạo lý “Ở đời và Làm người” ấy nó phản ánh Nhân nghĩa, “Đại Nghĩa, Chí Nhân” muôn thuở của nhân dân lao động nước ta, của toàn dân ta… để cho anh em tỉnh ra mà nắm được cách vận dụng pháp luật cũ theo tinh thần mới, thì phục vụ được cho cách mạng và nhân dân, sử dụng pháp luật và pháp lý phù hợp với đạo lý ở đời và đạo lý làm người. Đấy chính là yêu cầu của Chủ nghĩa Mác; đấy chính là đường lối và chiến lược cách mạng của Chủ nghĩa Lênin, khi ông lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô những năm đầu của nền Chuyên chính Vô sản, Chủ nghĩa Cộng sản không có gì quá cao siêu, khó hiểu đối với người Việt Nam. Gốc tư tưởng của nó hoàn toàn hợp với gốc Nhân nghĩa, với Đạo làm người của dân ta. Pháp quyền của Nhà nước ta phải bảo vệ và thúc đẩy thực hiện cái ĐẠO LÀM NGƯỜI ấy.
Đối với xã hội Việt Nam cần lập lại trật tự là để tổ chức đời sống yên bình cho toàn dân; thì chính quyền mới của nhân dân lại phải biết lợi dụng vai trò tổ chức của pháp luật. Tạm giữ lại các pháp luật cũ mà nội dung không đi ngược lại mục tiêu Độc lập-Tự do, để gìn giữ trật tự trị an thông thường, đời sống của xã hội nào cũng không tồn tại một ngày mà không có luật lệ thông thường. Tất cả vấn đề là cán bộ chính quyền, hành chính hay chuyên môn cũng vậy, phải có tinh thần cách mạng vững vàng để biết cách vận dụng các luật lệ hiện hành còn có thể vận dụng được. Tinh thần Cách mạng vững vàng, chính là phải biết dựa vào đạo làm người, ở đời, dựa vào Nhân nghĩa truyền thống của dân tộc: “Vì Độc lập-Tự do”.
– Cuối cùng, Bác dặn dò ân cần về thái độ công tác và cách làm việc cho cán bộ Tư pháp: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Nhưng thế vẫn chưa đủ. Không chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung tòa án.” Bác nhắc đi nhắc lại lời khuyên: “Phải gần dân, giúp dân, hiểu dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng”.  lời khuyên này rất mới và lạ đối với cán bộ tư pháp và cán bộ pháp lý hồi ấy. Họ chỉ mới làm việc kiểu hình thức: Treo bảng có kẻ chữ “đẹp” “chí công vô tư cần kiệm liêm chính” ngay trong phòng xử án chỉ là chấp hành một chỉ thị của Bộ trưởng mới tới nhậm chức. Chứ họ chưa thấy sự cần thiết phải gắn khẩu hiệu với cách sống gần dân, giúp dân, học dân, chính đó mới là ý nghĩa nội dung của pháp quyền cách mạng, trong hoàn cảnh nước ta, đối với xã hội, con người nước ta và lịch sử 4000 năm văn hiến nước ta. Nội dung dân tộc và nội dung giai cấp của pháp quyền ở Việt Nam chỉ là một, khi mục tiêu cách mạng là giải phóng dân tộc mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân./.

Tìm địa điểm Trường Gọi trực tiếp Chat Facebook Chat Zalo

TS LÊ THỊ HẰNG

Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Bài đăng Tạp chí Lý luận chính trị số 524 [10-2021]

Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng xây dựng Nhà nước mới và nền pháp quyền Việt Nam. Với trí tuệ và lòng yêu thương con người sâu sắc, trên nền tảng của truyền thống, đạo lý dân tộc, sự tiếp thu học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng pháp lý tiến bộ thế giới, Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán “pháp quyền nhân nghĩa”. Quan điểm pháp quyền với những nội dung cơ bản là sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức cách mạng; xây dựng nền pháp quyền dân chủ, vì con người; xây dựng nền pháp quyền, nhà nước pháp quyền mới của toàn dân.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, pháp quyền nhân nghĩa, Mác - Lênin, pháp luật.

 

* PGS, TS. ĐOÀN MINH HUẤN Ủy viên Trung ương Đảng,

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

TCCS - Vào lúc nhiều nơi trên thế giới vẫn bị bao phủ bởi chính trị cường quyền của chế độ phong kiến chuyên chế, thực dân bạo ngược hay cộng hòa tư sản thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa. Nhà nước cách mạng Việt Nam do Người sáng lập thể hiện đầy đủ diên cách và cốt cách của một thể chế dân chủ hiện đại, dựa trên nguyên tắc pháp quyền, có sức hấp dẫn đối với nhân dân, huy động, tập hợp và phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, kiến thiết đất nước.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: Tư liệu [Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam]

Chỉ một ngày sau khi tuyên bố trước quốc dân về nền độc lập dân tộc, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời [ngày 3-9-1945], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải sớm tổ chức cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để hình thành một bộ máy chính quyền được quyết định  bằng ý chí của nhân dân. Dù phải căng sức ứng phó với muôn vàn khó khăn, thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tích cực, khẩn trương chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội [ngày 6-1-1946], thành lập Chính phủ chính thức, khẳng định tính chính đáng, hợp pháp của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập, có nhiệm vụ khẩn trương, tích cực xây dựng Hiến pháp, khẳng định chủ quyền của nhân dân và thực hiện quản lý đất nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946 đã thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng lập hiến, lập pháp của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời nói đầu của Hiến pháp long trọng khẳng định: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và xây dựng nước nhà trên nền tảng dân chủ”[1]. Hiến pháp xác định các nguyên tắc cốt lõi là: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; bảo đảm các quyền tự do dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Nguồn sáng của thể chế dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa bắt nguồn từ tinh thần “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” [“Việt Nam yêu cầu ca”] và tư tưởng xây dựng một chính quyền của “dân chúng số nhiều” [“Đường Kách mệnh”] mà Bác Hồ đã khởi xướng từ những tháng năm tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng. Thể chế dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa trong buổi đầu khởi dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam chính là sự tiếp nối tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta” trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Đặt trong bối cảnh nhân dân ta còn khoảng 90% dân số mù chữ, cả dân tộc phải dồn sức chống thù trong, giặc ngoài, mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi tạo xây dựng thể chế dân chủ hiện đại, dựa trên nguyên tắc pháp quyền, thì đó quả là một tư tưởng vượt lên hoàn cảnh, vượt trước thời đại. Thể chế dân chủ ấy được xây dựng dựa trên niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được nuôi dưỡng bởi giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam vốn bị dồn nén trong thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân và bùng lên mạnh mẽ khi có tự do, độc lập. Đó là một thể chế mà cách thức tổ chức và vận hành là vì nhân dân; mỗi người dân đều ý thức được quyền của chính mình nằm chung trong quyền của dân tộc, tham dự vào công việc quản lý nhà nước, xây dựng chế độ mới bằng trách nhiệm cao cả, nghĩa vụ tự giác, tình cảm thiêng liêng, thể hiện trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Chính quyền cách mạng non trẻ được nuôi dưỡng bởi nguồn lực, sức mạnh của nhân dân, được cộng hưởng, nhân lên gấp bội khi mỗi người tự ý thức bổn phận, trách nhiệm vì quốc gia độc lập, vì dân tộc trường tồn. Tài chính khánh kiệt, ngân khố trống rỗng đã được bù đắp nhanh chóng bằng nguồn lực đóng góp tự nguyện của nhân dân thông qua “Tuần lễ vàng”. Thể chế dân chủ khiến các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong nhân dân được khơi thông, phát huy cao độ để phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tha thiết kêu gọi đồng bào ai có tài năng và sáng kiến, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ và Chính phủ sẽ nghiên cứu kỹ càng, nếu thực hiện được thì cho triển khai ngay. Trong một bài viết đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 14-11-1945, Người khẳng định: “Kiến thiết cần có nhân tài”. Một năm sau, Người gửi thông điệp tìm người hiền tài đến khắp mọi vùng miền, địa phương: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”[2]. Người yêu cầu các địa phương phải điều tra, báo cáo ngay cho Chính phủ biết những nhân tài chưa được trọng dụng [tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở], hạn một tháng phải báo cáo đầy đủ. Với tinh thần dân chủ và trọng dụng hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được đông đảo nhân sĩ, trí thức, người hiền tài phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc, xây dựng một Chính phủ đoàn kết, hạn chế âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực ngoại bang và phản quốc.

Chính phủ lâm thời sau khi thành lập trải qua nhiều lần cải tổ thành chính phủ liên hiệp, tập hợp đông đảo nhân sĩ, trí thức không đảng phái, lực lượng trung gian để xây dựng chính phủ đoàn kết dân tộc. Dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ đầu tiên giúp cho đội ngũ cán bộ được dịp khẳng định bản lĩnh chính trị, bộc lộ trí tuệ, tài năng, đạo đức trước nhân dân. Dân chủ trong tranh luận những vấn đề quốc gia đại sự, liên quan đến tồn vong của quốc gia - dân tộc, với bản lĩnh, trí tuệ và thực tiễn dày dạn, những người cộng sản đã xác lập và khẳng định vai trò lãnh đạo bằng khả năng dẫn dắt, sức thuyết phục, đặc biệt là vai trò, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không ít người không đảng phái, lực lượng trung gian từ chỗ còn hoài nghi, nhưng qua tranh luận, qua khả năng giải quyết thuyết phục những bài toán hóc búa mà thực tiễn đặt ra lúc bấy giờ, đã từng bước tin tưởng, nể phục, thừa nhận vai trò lãnh đạo của những người cộng sản. Với phong cách dân chủ, những người cộng sản thực hiện vai trò lãnh đạo, trách nhiệm cầm quyền một cách đầy thuyết phục, không chỉ cảm hóa, tập hợp, cuốn hút những người yêu nước chân chính tin và đi theo, mà còn hạn chế sự chống phá của các lực lượng chính trị thân Tưởng [Việt Quốc, Việt Cách].

Trong những ngày đầu cách mạng, dù vẫn phải điều hành đất nước bằng sắc lệnh, chưa có điều kiện xây dựng các đạo luật, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa trong quản trị nhà nước, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nghiêm trị mọi hành vi đi ngược lại bản chất của Nhà nước cách mạng, xâm phạm đến lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân. Ngày 23-11-1945, Người đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và giao trọng trách cho những người có uy tín, đạo đức, công tâm để nghiên cứu, xem xét, giải quyết đơn thư của nhân dân, giám sát cơ quan chính quyền các cấp, xử lý nghiêm các sai phạm. Quốc lệnh do Người ký ngày 26-1-1946 xác định: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”[3], quy định rõ 10 trường hợp thưởng và 10 trường hợp phạt. Nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa đã góp phần bảo vệ kỷ cương, phép nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, trấn áp mọi hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

Nguyên tắc pháp quyền nhân nghĩa thể hiện rõ ở từng điều khoản của Hiến pháp năm 1946 với chế định tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ đại diện thông qua nghị viện nhân dân, Hiến pháp còn quy định cụ thể những quyền dân chủ trực tiếp, như “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” [Điều 21]; “Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra” [Điều 24]; “Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe” [Điều 30]… Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Mô hình tổ chức và cơ chế vận hành của Nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà nước, thực hiện chủ quyền của nhân dân, phát huy dân chủ rộng rãi, bảo vệ các nguyên tắc pháp quyền.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo nên tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa làm nền tảng cho xây dựng và thực thi pháp luật dựa trên đạo lý, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Khác với hiến pháp và pháp luật các nước tư bản phục vụ cho sự cai trị của giai cấp tư sản, Hiến pháp và pháp luật trong chế độ ta là vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trấn áp mọi hành vi xâm phạm lợi ích Tổ quốc, lợi ích chính đáng của toàn thể nhân dân. Thời gian đầu vận hành của Nhà nước cách mạng vẫn còn những ý kiến khác nhau về xử lý mối quan hệ giữa chính trị và chuyên môn, hành chính và tư pháp, nhất là giữa những người được đào tạo dưới chế độ cũ với cán bộ trưởng thành từ thực tiễn cách mạng… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải tỏa khúc mắc về những mối quan hệ trên bằng những lý giải thấu tình, đạt lý với việc phân tách “ba tư cách” của người cán bộ tư pháp: Là bậc trí thức, phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa, để làm gương cho dân; là viên chức của Nhà nước, phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ; là người phụ trách thi hành pháp luật, phải nêu cao tấm gương “phụng công thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo[4]. Nói cách khác, theo Người, phải ứng xử với các vấn đề pháp lý bằng đạo lý vì nước, vì dân; người làm công tác bảo vệ công lý phải tự mình làm gương cho dân, phải đề cao liêm chính tư pháp. Người căn dặn cán bộ tư pháp xử án phải công tâm, liêm khiết, trong sạch; nhưng như thế chưa đủ, mà phải biết gần dân, giúp dân, hiểu dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Đó chính là pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh.

Với những giá trị vượt thời đại, thể chế dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Chí Minh đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng, phát triển, tiếp tục soi sáng công cuộc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

----------------------------

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 366

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 504

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 189

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 472 - 473

Video liên quan

Chủ Đề