Đồng bằng Bắc Bộ xây dựng hệ thống đê điều ở đầu để làm gì

Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì?

Đề bài

Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì?
Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình ở đây như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh [qua sông Đáy], các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông [Hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà...].

+ Trồng rừng đầu nguồn.

+ Nạo vét lòng sông.

- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều. Vùng đất trong đê ngày càng thoái hóa, vùng đất ngoài đê được bồ tụ phù sa hằng năm.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?

Các câu hỏi tương tự

Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng GiaiNgo tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!

Hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng là một trong 4 hệ thống đê điều của các tỉnh phía Bắc nước ta. Vậy tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng là gì? Hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay những lợi ích mà hệ thống đê mang lại đối với đời sống của chúng ta nhé!

Hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Trước hết, hệ thống đê điều tránh được các tác động của lũ lụt hàng năm. Cụ thể là do sông Hồng gây ra, đặc biệt là vào thời điểm mùa mưa bão.


Được tài trợ

Ngoài ra, hệ thống đê điều ở còn làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng thêm về phía biển.


Được tài trợ

Hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng còn dóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp các châu thổ.

Đặc biệt hơn nữa, nông nghiệp thâm canh, tăng vụ ngày một phát triển hơn nhờ hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng. Công nghiệp, dịch vụ cũng được phát triển rất nhanh và hiệu quả.

Ngày nay, có rất nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

Nêu ý nghĩa của sông Hồng

Sông Hồng mang lại nhiều ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư. Trước hết, sông Hồng cung cấp nguồn nước để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là với cây lúa nước.

Sông Hồng còn bồi đắp phù sa và mở rộng thêm diện tích về phía Bắc Bộ. Không những thế, việc điều tiết dòng chảy và hạn chế lũ lụt vào mùa mưa cũng là đặc điểm quan trọng của sông Hồng.

Nó còn góp phần không hề nhỏ vào sự phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản và giúp giao thông đường sông ngày càng thuận tiện hơn.

Hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng

Đất ở Đồng bằng sông Hồng có rất nhiều loại và được phân bố rộng rãi khắp nơi.

Đất phù sa

Trước tiên phải kể đến là đất phù sa. Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất và cũng là tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng sông Hồng. Đất phù sa được phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm.

Đất đỏ vàng [feralit đỏ vàng]

Đất đỏ vàng hay còn gọi là feralit đỏ vàng và đất xám trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở các vùng rìa phía Bắc, phía Tây và Tây Nam của đồng bằng.

Đất mặn, đất phèn

Đồng bằng sông Hồng còn chứa loại đất mặn, đất phèn nhưng với diện tích nhỏ. Chúng được phân bố ở các vùng ven biển. Về công dụng, loại đất này được sử dụng để nuôi trồng thủy sản, làm muối và trồng rừng ngập mặn.

Đất lấy thụt

Đất lấy thụt chiếm diện tích khá lớn. Loại đất lấy thụt này được phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía Nam đồng bằng. Chúng có công dụng là cải tạo để trồng lúa và nuôi thủy sản.

Câu hỏi liên quan trong SGK

Câu 1 trang 75 SGK Địa Lí 9

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế-xã hội?

Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên vừa đem lại những thuận lợi lẫn khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Đó cũng là thế mạnh kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng đem lại những thuận lợi là:

  • Đất phù sa màu mỡ.
  • Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh.
  • Có mùa đông lạnh phù hợp trồng một số cây ưa lạnh.
  • Giàu tài nguyên khoáng sản.
  • Nguồn tài nguyên biển phong phú.
  • Có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như biển Hải Phòng, Thái Bình…

Những khó khăn mà kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng đem lại là:

  • Diện tích đất bình quân đầu người thấp.
  • Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
  • Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, rét đậm, sâu bệnh…

Như vậy các bạn có thể thấy điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng đem lại rất nhiều thuận lợi. Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng để lại rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Câu 3 trang 75 SGK Địa Lí 9

Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước [ha/người]. Nhận xét.

Xử lí số bảng số liệu:

Bảng bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 [ha/người].

Biểu đồ bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 [ha/người].

Nhận xét:

  • Theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng [0,05 ha/người], bình quân đất nông nghiệp năm 2002 thấp hơn nhiều so với cả nước [0,12 ha/người].
  • Bình quân đất nông nghiệp năm 2002 theo đầu người của cả nước gấp 2,4 lần Đồng bằng sông Hồng.

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra mạnh mẽ. Cụ thể là dân số tập trung đông đúc, trong khi diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp.

Sở dĩ điều này xảy ra là do xây dựng nhà máy, công ty, khu dân cư,… và một phần bị thoái hóa.

Xem thêm:

Như vậy, qua bài viết trên, các bạn đã phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của hệ thống đê điều đối với Đồng bằng sông Hồng. Vậy thì để tìm hiểu nhiều hơn và chi tiết nhất về các vấn đề khác nhau, hãy nhanh chóng theo dõi GiaiNgo ngay nhé!

Video liên quan

Chủ Đề