Nhà thầu được đánh giá là không hợp lệ năm 2024

(BĐT) - Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu (HSDT) được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng 8 điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 18 Nghị định này. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cho thấy, phổ biến tình trạng hồ sơ mời thầu (HSMT) được “vẽ” thêm các điều kiện mà pháp luật không đề cập. Hệ quả, nhiều nhà thầu bị tước đi cơ hội cạnh tranh về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật do phải dừng bước ngay từ vòng đánh giá sơ bộ HSDT.

Nhà thầu được đánh giá là không hợp lệ năm 2024
Nhiều nhà thầu phải dừng cuộc chơi sớm khi hồ sơ mời thầu yêu cầu nộp xác nhận không nợ bảo hiểm, thuế ngay từ bước đánh sơ bộ hồ sơ dự thầu. Ảnh: Nhã Chi

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội vừa tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện Gói thầu số 2 Duy tu, duy trì hè đường các tuyến phố quận Cầu Giấy giai đoạn 3 năm 2021 - 2023 (giá dự toán 21,345 tỷ đồng). Tại Gói thầu này, trong nội dung đánh giá tính hợp lệ của HSDT, HSMT yêu cầu nhà thầu tham dự phải có các tài liệu gồm: bản xác nhận của cơ quan thuế nơi đăng ký trụ sở giao dịch về việc không nợ thuế VAT đến hết quý I/2022; bản xác nhận của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội (BHXH) nơi nhà thầu đăng ký trụ sở giao dịch về việc không nợ BHXH đến hết quý I/2022.

Kết quả đánh giá HSDT cho thấy, trong số 3 nhà thầu tham dự, Công ty CP Xây dựng công trình văn hóa và hạ tầng Hà Nội và Công ty CP Xây dựng Trường Sơn đều bị kết luận không đạt đánh giá sơ bộ do không cung cấp tài liệu chứng minh tính hợp lệ như yêu cầu của HSMT. Theo đó, Công ty CP Thương mại và Xây dựng hạ tầng đô thị Thủ Đô trúng thầu với giá 19,867 tỷ đồng.

Tại TP.HCM, câu chuyện tương tự cũng được ghi nhận tại Gói thầu Xây lắp và thiết bị thuộc Dự án Xây dựng Trường Chuyên biệt Hy Vọng (dự toán 28,327 tỷ đồng) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận 6 làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Tháp Việt đánh giá HSDT, mời thầu trong tháng 7/2022.

Theo yêu cầu của HSMT, để HSDT đạt đánh giá tính hợp lệ, nhà thầu phải có xác nhận của cơ quan BHXH tại thời điểm nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc tài liệu chứng minh về việc nhà thầu không nợ tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đến hết năm 2021 (trường hợp nhà thầu được cơ quan bảo hiểm cho nợ tiền bảo hiểm thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan này). Bên cạnh đó, nhà thầu phải nộp xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đến hết năm 2021.

Theo biên bản mở thầu, có 2 nhà thầu tham dự, trong đó, Công ty CP Thiết kế tư vấn và Đầu tư xây dựng Công Trình trúng thầu với giá 28,296 tỷ đồng. Nhà thầu còn lại là Công ty CP Đầu tư xây dựng thương mại Bảo Tường không đạt đánh giá tính hợp lệ do không cung cấp các tài liệu xác nhận kể trên. Đồng thời, Nhà thầu cũng bị đánh giá không đạt năng lực, kinh nghiệm do không bổ sung, làm rõ HSDT theo yêu cầu của Tổ chuyên gia.

Bên cạnh 2 trường hợp kể trên, tình trạng thêm vào HSMT các điều kiện đánh giá tính hợp lệ không được pháp luật đấu thầu về đề cập cũng được ghi nhận phổ biến tại không ít gói thầu trong thời gian qua. Có thể kể đến Gói thầu Thi công xây dựng, cung cấp thiết bị 3 trường (dự toán 40,485 tỷ đồng) thuộc Dự án Xây dựng 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Nguyễn Khuyến, Lê Quý Đôn và Lộc Ngãi C, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; hay Gói thầu 7a Đấu thầu thi công hơn 5km đường nối từ Quốc lộ 50 vào cảng Long An từng khiến một nhà thầu liên tục kiến nghị vì yêu cầu văn bản không nợ thuế...

Trao đổi với Báo Đấu thầu, một chuyên gia đấu thầu cho biết, các mẫu HSMT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành không đề cập đến nghĩa vụ bảo hiểm hay nghĩa vụ về thuế như một tiêu chí đánh giá tính hợp lệ của HSDT. Cá biệt trường hợp gói thầu chỉ dành cho nhà thầu là doanh nghiệp cấp siêu nhỏ, nhỏ, thì mới cần xét đến danh sách tham gia bảo hiểm năm gần nhất để tính số lao động bình quân năm, từ đó xác định quy mô doanh nghiệp dự thầu. Bên cạnh đó, một số dạng tài liệu xác nhận về nghĩa vụ thuế cũng có thể được yêu cầu nhằm củng cố kết luận đánh giá về tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu, song tiêu chí này được quy định tại phần năng lực, kinh nghiệm, không phải ngay tại bước đánh giá sơ bộ HSDT.

Cho tôi hỏi việc đánh giá hồ sơ dự thầu E-HSDT khi lựa chọn nhà thầu qua mạng thực hiện thế nào? - Duy Khanh (TPHCM)

Nhà thầu được đánh giá là không hợp lệ năm 2024

Hướng dẫn đánh giá hồ sơ dự thầu E-HSDT khi lựa chọn nhà thầu qua mạng (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. E-HSDT là gì?

Theo điểm o khoản 4 Điều 3 thì E-HSDT là hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng theo quy trình thông thường, báo giá đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng;

2. Hướng dẫn đánh giá hồ sơ dự thầu E-HSDT khi lựa chọn nhà thầu qua mạng

Hướng dẫn đánh giá hồ sơ dự thầu E-HSDT khi lựa chọn nhà thầu qua mạng theo Điều 32 như sau:

* Quy trình đánh giá E-HSDT:

** Quy trình 01 áp dụng cho tất cả các gói thầu:

- Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT;

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

- Đánh giá về kỹ thuật;

- Đánh giá về tài chính.

** Quy trình 02 áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, sử dụng phương pháp “giá thấp nhất” và các E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào:

- Căn cứ vào biên bản mở thầu, Hệ thống tự động xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu thấp nhất (không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu trong trường hợp này);

- Đánh giá tính hợp lệ E-HSDT của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

- Đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì đánh giá đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.

** Đối với gói thầu áp dụng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, căn cứ vào E-HSDT của các nhà thầu đã nộp trên Hệ thống và phương pháp đánh giá E-HSDT quy định trong E-HSMT, bên mời thầu được chọn một trong hai quy trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 để đánh giá E-HSDT. Quy trình 02 chỉ thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 .

* Nguyên tắc đánh giá E-HSDT:

** Việc đánh giá E-HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT và các yêu cầu khác trong E-HSMT, các tài liệu làm rõ E-HSMT, căn cứ vào E-HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ E-HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu;

** Sau khi lựa chọn được danh sách ngắn, trường hợp nhà thầu thay đổi tư cách tham dự thầu thì gửi văn bản đến bên mời thầu để xem xét, chấp thuận. Trường hợp bên mời thầu chấp thuận, nhà thầu phải đính kèm các tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm trong E-HSDT theo tư cách tham dự thầu mới;

** Đối với các nội dung Hệ thống đánh giá tự động, trường hợp nhà thầu không kê khai thông tin hoặc có kê khai nhưng không đúng, không đầy đủ, không đáp ứng theo yêu cầu của E-HSMT thì Hệ thống sẽ đánh giá nhà thầu "không đạt" ở nội dung này. Tổ chuyên gia không thể sửa đổi kết quả đánh giá từ "không đạt" thành "đạt" khi Hệ thống đã đánh giá "không đạt".

Trường hợp các thông tin mà nhà thầu cam kết, kê khai trong E-HSDT không trung thực dẫn đến làm sai lệch kết quả đánh giá E-HSDT của nhà thầu thì nhà thầu sẽ bị coi là gian lận và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 ;

** Đối với bảo đảm dự thầu, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trong file đính kèm là cơ sở để đánh giá;

** Đối với hợp đồng tương tự, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin về hợp đồng kê khai trên webform và file tài liệu chứng minh các thông tin về hợp đồng đó thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ E-HSDT;

Trường hợp các hợp đồng mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung hợp đồng khác từ hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có hợp đồng đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

** Đối với xuất xứ của hàng hóa, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì bên mời thầu yêu cầu làm rõ E-HSDT;

** Đối với các nội dung ngoài các nội dung nêu tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 32 , trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trên webform là cơ sở để xem xét, đánh giá;

** Tại bước đánh giá về tài chính, trường hợp nhà thầu không kê khai thông tin trong biểu mẫu về ưu đãi hàng hóa sản xuất trong nước (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa) để làm cơ sở tính toán ưu đãi thì nhà thầu sẽ không được hưởng ưu đãi;

** Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải chuẩn bị các tài liệu để đối chiếu, chứng minh các thông tin mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT. Đối với các nội dung về tính hợp lệ, lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu, thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh thu bình quân hằng năm, giá trị tài sản ròng đã được Hệ thống đánh giá tự động là "đạt" theo thông tin kê khai, trích xuất trong E-HSDT mà tổ chuyên gia đánh giá lại là "không đạt" thì tổ chuyên gia chỉnh sửa lại kết quả đánh giá từ "đạt" thành "không đạt".

Trong trường hợp này, bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng mà không phải phê duyệt lại danh sách xếp hạng.

Đối với thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh thu bình quân hằng năm, giá trị tài sản ròng từ năm 2021 trở đi, bên mời thầu chỉ đối chiếu nếu nhà thầu cập nhật thông tin mà không đối chiếu trong trường hợp các thông tin trên do Hệ thống tự động trích xuất từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thuế điện tử.

* Trường hợp chỉ có 01 nhà thầu tham dự thầu hoặc chỉ có 01 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì không cần xác định giá đánh giá (trong trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá), điểm tổng hợp (trong trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá), không cần xác định ưu đãi, không cần phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

* Sau khi đánh giá E-HSDT, tổ trưởng tổ chuyên gia đính kèm bản scan báo cáo đánh giá E-HSDT (có chữ ký của tất cả thành viên trong tổ chuyên gia) lên Hệ thống. Tổ trưởng tổ chuyên gia chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa bản báo cáo đánh giá E-HSDT scan đính kèm trên Hệ thống và bản báo cáo đánh giá E-HSDT bằng giấy có chữ ký của các thành viên trong tổ chuyên gia.