Nhiễm trùng huyết sơ sinh điều trị bao lâu

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 90 ngày tuổi. Triệu chứng khởi phát sớm thường xuất hiện trong vòng 24–48 giờ sau sinh. Nếu khởi phát muộn, các dấu hiệu của bệnh chậm nhất sẽ xảy ra sau 3 tháng.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Trong năm 2011, trên toàn thế giới có 360.346 trẻ sơ sinh chết vì nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin xoay quanh căn bệnh này để bạn lưu ý và ý thức về việc bảo vệ con mình.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể do các vi khuẩn như Escherichia coli [E.coli], Listeria và một số chủng liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm B [GBS], gây ra. Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh chia làm 2 loại:

Khởi phát sớm [trong vòng 48 giờ sau sinh]

  • Tỷ lệ xảy ra nhiễm trùng máu ở bé trai và bé gái bằng nhau
  • Có nguy cơ tử vong cao [10-30%]
  • Chủ yếu truyền qua trẻ trong quá trình người mẹ mang thai và sinh nở
  • Hơn 80% trường hợp là do liên cầu khuẩn nhóm B [GBS] và vi khuẩn gram âm gây ra

Các yếu tố trong chu trình sinh sản của người mẹ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh [đặc biệt là giai đoạn khởi phát sớm]:

  • Vỡ ối sớm
  • Sinh non
  • Người mẹ mắc phải một số loại virus như rubella, herpes
  • Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B [GBS]

Khởi phát muộn [sau 48 giờ đầu tiên]

  • Dễ xảy ra hơn ở các bé trai
  • Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1kg có nguy cơ cao hơn
  • Tỷ lệ tử vong khoảng 5%
  • Xảy ra chủ yếu trong thời gian bé nằm viện sau sinh hoặc sau khi về với gia đình
  • 70% là do tụ cầu vàng Staphylococcus và 10-15% do các vi khuẩn gram âm gây ra

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh khởi phát muộn là:

  • Sử dụng ống thông tĩnh mạch trong thời gian dài [trên 10 ngày] khi trẻ nằm viện
  • Thiết bị, dụng cụ y tế hay vật dụng dùng cho trẻ bị nhiễm bẩn
  • Không rửa sạch tay trước lúc tiếp xúc với bé
  • Để bé ở môi trường không hợp vệ sinh

Triệu chứng

Các dấu hiệu của nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh thường không đặc hiệu và hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa…

Đặc điểm chung ở trẻ bị nhiễm trùng máu là:

  • Da nhợt nhạt, vàng da
  • Sốt cao trên 38oC hoặc hạ nhiệt độ dưới 35oC
  • Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết
  • Nhiễm toan [nồng độ axit trong dịch cơ thể vượt mức bình thường]

Ngoài ra, còn có các triệu chứng trên đường hô hấp như:

  • Tăng nhịp hô hấp
  • Ngưng thở
  • Tím tái

Các triệu chứng trên hệ tim mạch:

  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn bình thường
  • Huyết áp thấp

Triệu chứng da:

Triệu chứng trên đường tiêu hóa:

  • Ăn kém
  • Nôn
  • Trướng bụng
  • Phân lỏng

Triệu chứng hệ thần kinh trung ương:

  • Buồn ngủ hoặc ngủ li bì
  • Khóc quấy liên tục
  • Co giật

Xét nghiệm và chẩn đoán

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ giúp chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.

Những xét nghiệm cho trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu bao gồm:

  • Cấy máu
  • Protein phản ứng C [CRP]
  • Tổng phân tích tế bào máu [CBC]

Nếu em bé có triệu chứng của nhiễm trùng máu, đôi lúc bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp chọc dò tủy sống để xem xét loại vi khuẩn nào gây ra bệnh.

Khi người mẹ có tiền sử bị nhiễm virus herpes, trẻ sẽ được tiến hành nuôi cấy da, phân và nước tiểu để tìm xem liệu virus này có bị truyền từ mẹ sang bé hay không.

Chụp X-quang ngực được tiến hành trong trường hợp em bé bị ho hoặc khó thở.

Điều trị

Điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh bằng cách kết hợp 2 liệu pháp:

  • Liệu pháp kháng sinh
  • Liệu pháp hỗ trợ

Nhiễm trùng máu có biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu và hậu quả của nó ảnh hưởng rất nhanh chóng đến trẻ. Vì vậy, để tránh bệnh chuyển biến xấu hơn, trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh ngay lập tức. Sau đó, bác sĩ sẽ tùy vào kết quả xét nghiệm và vị trí nhiễm trùng mà điều chỉnh kháng sinh phù hợp hơn.

Nếu trẻ sơ sinh có kết quả xét nghiệm âm tính, thì có thể ngưng dùng kháng sinh trong vòng 48 giờ [72 giờ đối với trẻ sinh thiếu tháng].

Các liệu pháp hỗ trợ kết hợp với điều trị bằng kháng sinh cho trẻ là:

  • Theo dõi và hỗ trợ hô hấp cho trẻ [thở máy, nằm lồng oxy]
  • Theo dõi độ bão hòa oxy, nhịp tim và huyết áp
  • Điều chỉnh các chất lỏng, chất điện giải, glucose và máu trong cơ thể trẻ
  • Cho trẻ nằm lồng ấp

Trong nhiễm trùng máu khởi phát sớm, điều trị ban đầu bao gồm ampicillin và aminoglycoside. Cefotaxime được dùng thay thế cho aminoglycoside nếu bé bị kèm theo viêm màng não do vi khuẩn gram âm gây ra. Kháng sinh sẽ được thay đổi ngay khi xác định được vi sinh vật nào gây ra bệnh.

Đối với nhiễm trùng máu khởi phát muộn mắc phải ở cộng đồng, bé nên được điều trị bằng ampicillin phối hợp với gentamicin hoặc cefotaxime. Nếu bé bị thêm viêm màng não, cần sử dụng kết hợp cả ampicillin, cefotaxime và aminoglycoside.

Đối với trẻ bị nhiễm trùng máu khởi phát muộn mắc phải ở bệnh viện, điều trị ban đầu nên bao gồm vancomycin cộng với aminoglycoside.

Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Dùng kháng sinh phòng ngừa cho người mẹ

Phụ nữ mang thai cần dùng kháng sinh phòng ngừa trong trường hợp:

  • Viêm màng não
  • Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B [GBS]
  • Tiền sử có con bị nhiễm trùng huyết trong thai kỳ trước đây
  • Vỡ ối sớm

Ngăn ngừa nhiễm trùng máu truyền từ mẹ sang con trong khi sinh

Những cách giúp ngăn ngừa nhiễm trùng máu truyền từ mẹ sang con bao gồm:

  • Chọn bệnh viện sở hữu trang thiết bị hiện đại và phòng sinh sạch sẽ.
  • Sinh con trong vòng 12-24 giờ kể từ khi vỡ ối [sinh mổ nên được thực hiện trong vòng 4-6 giờ sau khi vỡ ối]
  • Dụng cụ đỡ đẻ phải tiệt trùng, bàn tay người đỡ phải được rửa sạch và đi găng tay vô trùng.

Đảm bảo vệ sinh ở nơi chăm sóc trẻ

Ngăn vi sinh vật gây bệnh tiếp xúc với trẻ trong quá trình chăm sóc tại bệnh viện và tại nhà bằng cách:

  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống của trẻ
  • Tiệt trùng các vật dụng cá nhân của bé đúng cách
  • Y tá, điều dưỡng nên rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Nhiễm trùng máu có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ thông qua việc gây tổn thương mô và các cơ quan bên trong. Vì vậy, mẹ hãy chọn bệnh viện sinh con một cách cẩn thận để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra an toàn và hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm trùng máu.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch yếu nên rất nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn, virus có thể dẫn tới nhiễm trùng sơ sinh. Ở người lớn, đa phần nhiễm trùng không quá nghiêm trọng và sẽ được điều trị khỏi bằng kháng sinh hỗ trợ. Tuy nhiên nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm và nguy cơ biến chứng cao hơn nếu không được chăm sóc điều trị tốt.

1. Các loại nhiễm trùng sơ sinh phổ biến nhất

Nhiễm trùng sơ sinh có thể xảy ra từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ hoặc tiếp xúc với tác nhân và nhiễm bệnh khi trẻ vừa sinh đến 28 ngày tuổi. Dưới đây là các loại nhiễm trùng sơ sinh phổ biến ở trẻ.

Nhiễm trùng sơ sinh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ

1.1. Bệnh liên cầu khuẩn tan máu nhóm B

Bệnh nhiễm trùng sơ sinh này trẻ gặp phải từ khi còn trong bụng mẹ, tác nhân gây bệnh là loại vi khuẩn sống trong trực tràng hoặc âm đạo của mẹ. Đa phần trẻ bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn này mắc bệnh trong quá trình sinh do mẹ không phát hiện và điều trị bằng kháng sinh.

Trẻ mắc bệnh thường có các biểu hiện nhiễm trùng điển hình như: khó thở, thân nhiệt cao, bỏ bú, dễ quấy khóc,… Rủi ro xảy ra khi bệnh tiến triển thành các biến chứng như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…

Tuy nhiên nếu sớm phát hiện bệnh, theo dõi và điều trị bằng liệu trình kháng sinh phù hợp, sức khỏe của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.2. Nhiễm khuẩn Listeria

Chủng khuẩn này là tác nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng sơ sinh, các vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết khiến trẻ tử vong. Đa phần trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ trong thai kỳ khi cơ thể người mẹ có vi khuẩn này.

Khuẩn Listeria có thể tiến triển gây viêm màng não ở trẻ

Listeria vi khuẩn chủ yếu có mặt trong các nguồn thực phẩm nhiễm bệnh như rau quả, thịt động vật, trái cây, sữa chưa tiệt trùng,… Vì thế phụ nữ mang thai cần lưu ý lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, chín để tránh nguy cơ nhiễm Listeria lây cho trẻ.

Biểu hiện nhiễm khuẩn Listeria của trẻ sơ sinh giống với các bệnh lý nhiễm trùng khác như: quấy khóc, bỏ bú, sốt, tiêu chảy,… Xét nghiệm máu tìm tác nhân gây bệnh giúp chẩn đoán nhanh bệnh lý này và điều trị bằng kháng sinh.

1.3. Viêm màng não

Viêm màng não cũng là một dạng nhiễm trùng sơ sinh khởi phát từ sớm, tác nhân gây bệnh có thể là các chủng vi khuẩn thường gặp như GBS, Listeria, E.Coli hay virus, nấm,… do tiếp xúc từ môi trường nhiễm bệnh.

Viêm màng não là dạng nhiễm trùng nặng, thường gặp ở trẻ có hệ miễn dịch yếu làm tổn thương màng quanh não và tủy sống. Ngoài triệu chứng nhiễm trùng, trẻ còn có dấu hiệu tổn thương não bộ như:

  • Ngủ lịm.

  • Khó thở.

  • Thân nhiệt dao động không đều.

  • Ngủ quá nhiều.

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như: tổn thương thận, mất thính giác, vấn đề về trí nhớ, suy giảm nhận thức và thậm chí gây tử vong.

E.coli là khuẩn phổ biến đường ruột

1.4. Nhiễm khuẩn E.Coli

E.Coli là loại vi khuẩn rất phổ biến trong đường ruột người, chỉ vài chủng độc lực của chúng gây bệnh cho hệ tiêu hóa và nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh không may mắc phải. Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn này thường do tiếp xúc với nguồn vi khuẩn từ bệnh viện, tại nhà do người bệnh gây lây lan hoặc trong quá trình sinh qua đường âm đạo.

Nhiễm khuẩn E.Coli ở trẻ sơ sinh gây ra triệu chứng gồm: Sốt, quấy khóc bất thường, bỏ bú, bú kém, trẻ giảm chú ý,… Sức khỏe trẻ sẽ bị đe dọa nếu nhiễm trùng biến chứng tới suy thận, viêm màng não hoặc tổn thương niêm mạc ruột.

1.5. Nhiễm nấm Candida

Đây là loại nấm có trong âm đạo của mẹ, khiến trẻ sơ sinh trong quá trình sinh tiếp xúc và gây nhiễm trùng. Khác với các bệnh nhiễm trùng sơ sinh trên, loại nấm này chủ yếu gây biểu hiện tổn thương trên da như:

  • Xuất hiện đốm trắng quanh miệng, môi hoặc trong má.

  • Xuất hiện vết nứt khóe miệng.

  • Đau và phát ban âm đạo.

Nhiễm nấm Candida ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm, bệnh ngoài da có thể điều trị bằng thuốc và chăm sóc. Tuy nhiên cần cẩn thận nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, nấm có thể tấn công gây biến chứng nặng.

2. Điều trị nhiễm trùng sơ sinh như thế nào?

Trong điều trị nhiễm trùng nói chung và nhiễm trùng sơ sinh nói riêng, liệu trình kháng sinh phù hợp vẫn giữ vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh đó là chăm sóc, theo dõi và liệu pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

Nhiễm trùng sơ sinh cần điều trị với kháng sinh

2.1. Điều trị bằng kháng sinh

Với nhiễm trùng sơ sinh, đa phần trẻ được chỉ định dùng Aminosid kết hợp với Beta-Lactamin, nếu chưa có kháng sinh đồ có thể dùng Penicillin, Ampicillin kết hợp với Amikacin hay Gentamicin. Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh mà lựa chọn kháng sinh phù hợp, thời gian điều trị cũng dựa trên mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Nhiễm trùng thông thường chưa biến chứng có thể chỉ cần điều trị kháng sinh một vài ngày, tuy nhiên khi có biến chứng cần điều trị kéo dài hơn như:

  • Nhiễm trùng máu: Điều trị kháng sinh 10 ngày.

  • Viêm phổi: Điều trị kháng sinh 7 - 10 ngày.

  • Viêm màng não mủ: điều trị kháng sinh 14 - 21 ngày.

  • Tụ cầu vàng: điều trị duy trì 3 - 6 tuần, lưu ý không lạm dụng kháng sinh Aminosid.

2.2. Điều trị bằng chăm sóc

Vệ sinh và chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh và bệnh cũng nhanh khỏi hơn. Dưới đây là một số lưu ý cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ:

  • Rửa tay, sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc trẻ hoặc nhiều trẻ.

  • Điều trị và theo dõi tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và cử chỉ thân mật.

  • Thay chăn, ga, gối vô khuẩn, đồng thời tiệt khuẩn giường và lồng ấp mỗi ngày.

  • Loại bỏ các tổ chức nhiễm trùng da, mụn mủ, áp xe dẫn đến hoại tử rồi vệ sinh bằng nước muối sinh lý.

  • Có thể dùng oxy già hoặc thuốc Betadine sát trùng tại chỗ nếu nhiều khe hốc.

  • Bôi kem kháng sinh hoặc chấm xanh Methylen vào nốt mụn phỏng trên da.

2.3. Điều trị bằng liệu pháp hỗ trợ

Các triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh có thể nghiêm trọng và hạn chế trong sử dụng thuốc khiến cha mẹ lo lắng, hãy áp dụng 1 số biện pháp sau:

Theo dõi thường xuyên dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ

  • Cân bằng thân nhiệt: Giảm sốt bằng Paracetamol hoặc giữ ấm bằng lồng ấp.

  • Cân bằng nước, điện giải: cung cấp tăng sữa và truyền dịch phối hợp.

  • Chống suy hô hấp cấp: Hỗ trợ thở, khai thông đường hô hấp.

  • Chống rối loạn đông máu: Truyền yếu tố đông máu, Vitamin K1.

  • Thay máu khi nhiễm trùng nặng có độc tố và nồng độ vi khuẩn trong máu cao.

  • Thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ nhiễm trùng nặng hoặc hệ miễn dịch suy yếu.

Nhiễm trùng sơ sinh là bệnh nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao nên phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm được các chuyên gia khuyến cáo. Muốn vậy, cha mẹ cần tự trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề