Những bazơ nào tác dụng được với CO2

Những bazơ nào tác dụng được với CO2

Khí CO2 có lẽ là một hợp chất quá quen thuộc trong cuộc sống chúng ta. Nhưng bạn có biết khí CO2 là gì? Và khí CO2 có hại hay lợi đối với cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng Đức Cường tìm hiểu thêm khí CO2 là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Khí CO2 là gì?

Những bazơ nào tác dụng được với CO2

Khí Cacbon Diôxit hay Diôxit Cacbon (còn có tên gọi khác là thán khí, anhiđrit cacbonic, khí cacbonic,..) có công thức hóa học là CO2 . Vậy nó có tính chất gì? Khí CO2 có mùi gì? Cacbon Dioxit là chất khí vị hơi chua, không màu ở điều kiện nhiệt độ tự nhiên. Khi làm lạnh đột ngột CO2 ở dạng rắn gọi là băng khô. Băng khô không nóng chảy thành CO2 lỏng mà thăng hoa luôn.

Tính chất hóa học của CO2 

CO2 có tính chất hóa học tiêu biểu của một oxit axit.

CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)         

CO2 + H2O ↔ H2CO3

CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.                                                  

CaO + CO2 → CaCO3 (t0)

CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O

NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

CO2 bền, ở nhiệt độ cao bị nhiệt phân một phần và tác dụng được với các chất khử mạnh

2CO2 ↔ 2CO + O2 (t0)
CO2 + 2Mg → 2MgO + C
CO2 + C → 2CO

CO2 còn được dùng để sản xuất ure

CO2 + 2NH3 → NH4O – CO – NH2 (amoni cacbamat)
NH4O – CO – NH2­ → H2O + (NH2)2CO (1800C; 200at)

Ứng dụng của khí CO2

Trong công nghệ thực phẩm:

  1. Ứng dụng của CO2 được sử dụng khá phổ biến trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
  2. Khí cacbonic được sử dụng để tạo gas cho nhiều loại thức uống như nước coca, pepsi, 7up,…
  3. Ở dạng rắn, cacbon dioxit không nóng chảy mà chỉ thăng hoa. Người ta ứng dụng tính chất đặc biệt này để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống.

Trong công nghiệp:

  1. Được sử dụng trong bình chữa cháy
  2. Trong ngành luyện kim, khí CO2 được sử dụng trong sản xuất khuôn đúc để tăng độ cứng
  3. Trong sản xuất và xây dựng, khí cacbonic được sử dụng là một thành phần bảo vệ các mối hàn, chống lại sự oxy hóa.
  4. Là nguyên liệu dùng trong chế biến và sản xuất methanol, urê…

Tác hại của khí CO2

Bên cạnh những ứng dụng trên thì tác hại của khí CO2 mang lại cho môi trường sống của chúng ta cũng rất lớn. Việc gia tăng lượng CO2 trong khí quyển làm trầm trọng thêm hiệu ứng nhà kính và vì thế góp phần vào sự ấm toàn cầu. Có thể nói nồng độ khí CO2 tăng lên trong không khí trở thành một nguyên nhân làm trái đất nóng lên.Đây là một vấn đề nhức nhối hiện nay đe dọa trực tiếp đến sự sống của con người.

Khí CO2 sinh ra từ đâu?

  1. CO2 được sinh ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:
  2. Khí CO2 sinh ra từ hoạt động hô hấp của con người và động vật, quá trình quang hợp của thực vật.
  3. Từ sự phân hủy xác động vật.
  4. Do núi lửa phun trào, sinh ra nhiều khói bụi chứa khí CO2
  5. Các hoạt động tiêu cực của con người: khí thải công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải (quá trình đốt nhiên liệu, đốt xăng) , hoạt động đun nấu trong sinh hoạt, chặt phá rừng bừa bãi.
  6. Dân số tăng quá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa cũng góp một phần không nhỏ vào lượng khí thải CO2 này.

Biết được khí CO2 sinh ra từ đâu, bạn hoàn toàn có thể hạn chế những thói quen tiêu cực để chung tay góp phần bảo vệ môi trường. Hãy chung tay để giữ một môi trường thật xanh – sạch – đẹp các bạn nhé !

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ

I.Khái niệm và phân loại

-Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).

-Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit

-Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:         NaOH: Natri hidroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit

 -Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

+ Những bazơ không tan:

Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…

II. Tính chất hóa học

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

                   3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:         KOH + HCl → KCl + H2O

                   Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Ví dụ:         2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Lưu ý: Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ:         Cu(OH)2   CuO + H2O

                             2Fe(OH)3    Fe2O3 + 3H2O             

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Dùng dung dịch Ca(OH)2, làm thế nào để nhận biết được 3 loại phân bón: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2.

Bài 2: Có những bazơ sau: Mg(OH)2, KOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b) Bị nhiệt phân hủy.

c) Tác dụng được CO2.                                          d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a)..….  Fe2O3 +3H2O

b) H2SO4 +…...  MgSO4 + 2H2O

c) NaOH +……  NaCl + H2O

d) …… + CO2  Na2CO3 +H2O

e) CuSO4 + ……  Cu(OH)2 + 2H2O

Bài 4: Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:

a. Lưu huỳnh trioxit                b. Cacbon đioxit

c. Điphotpho pentaoxit           d. Canxi oxit                           e. Natri oxit

Bài 5: : Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:

a. Silic oxit                              b. Lưu huỳnh trioxit

c. Cacbon đioxit                      d. Điphotpho pentaoxit

Bài 6: Hãy nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl

Bài 7: Viết phương trình điều chế xút từ vôi sống và sôđa.

Bài 8: Cho 18,8 gam natri oxit K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Bài 9: Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa .

a. Tính nồng độ phần trăm của X.

b. Tính a.

c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

Bài 10:Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.

b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?

IV. Đáp án

Bài 1:

Cho 3 loại phân bón vào 3 ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 được đun nóng nhẹ

-Ống nghiệm có khí mùi khai bay ra là NH4NO3:

Ca(OH)2 + 2NH4NO3  Ca(NO3)2 + 2NH3  +H2O

-Ống nghiệm có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2

Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2  Ca3(PO4)3  + 4H2O

-Ống không có hiện tượng gì là KCl

Bài 2:

a)Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

KOH + HCl → KaCl +  H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Chỉ có Mg(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Mg(OH)2   MgO + H2O

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là KOH và Ba(OH)2.

KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là KOH và Ba(OH)2.

Bài 3:

a)Fe(OH)3   Fe2O3 +3H2O

b) H2SO4 + Mg(OH)2  MgSO4 + 2H2O

c) NaOH +HCl  NaCl + H2O

d) 2NaOH + CO2  Na2CO3 +H2O

e) CuSO4 + 2KOH  Cu(OH)2 + 2H2O

Bài 4:

a. SO3 + H2O --> H2SO4                                       b. CO2 + H2O --> H2CO3  

c. P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4                        d. CaO + H2O --> Ca(OH)2  

e. Na2O + H2O -> 2NaOH 

Bài 5:

  1. 2KOH + SiO2 --> K2SiO3 + H2O  b. 2KOH + SO3 --> K2SO4 + H2O 
  2. 2KOH + CO2 --> K2CO3 + H2O   d. 6KOH + P2O5 --> 2K3PO4 + 3H2O 

Bài 6:

Dùng quỳ tím:

+ NaOH làm quỳ chuyển màu xanh

+H2SO4, HCl làm quỳ chuyển màu đỏ

Dùng BaCl2 nhận 2 dung dịch axit:

+Có kết tủa trắng là H2SO4

H2SO4 + BaCl2  BaSO4  +2HCl

+Không có hiện tượng gì là HCl

Bài 7:

- CaO + H2O --> Ca(OH)2 

- Ca(OH)2 + Na2CO3 --> CaCO3 + 2NaOH. 

Bài 8:

Số mol K2O =  = 0,2 mol

a) Khi cho K2O xảy ra phản ứng, tạo thành phản ứng dung dịch có chất tan là NaOH.

K2O + H2O → 2KOH

0,2   →              0,4 (mol)

CM, NaOH = 0,4/0,5 = 0,8M.

b) Phương trình phản ứng trung hòa dung dịch:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

0,4 →   0,2          0,4 (mol)

mH2SO4 = 0,25×98 = 24,5 g

mH2SO4 =  =  = 98g

Vdd =  =  = 85,96 ml

Bài 9:

Số mol Na2O = 0,1 mol. 

nCuSO4 = 200.16100.160 = 0,2 mol 

0,1 mol                  0,2 mol 

Nồng độ % X (tức dung dịch NaOH) :

C% = 0,2.40.1006,2+193,8 = 4% 

  1. 2NaOH + CuSO4 --> Cu(OH)2 + Na2SO4 

0,2 mol     0,1 mol      0,1 mol 

a = 0,1. 98 = 9,8g

0,1 mol       0,1 mol 

2HCl   +    CuO --> CuCl2 + H2O 

 0,2 mol     0,1mol 

Thể tích dung dịch HCl 2M : Vdd = n.V = 0,22 = 0,1 lít 

Bài 10:

a. Phương trình hóa học: H2SO4 + 2NaOH --> Na2SO4 + 2H2O 

Số mol H2SO4 là: nH2SO4 = 0,3 . 1,5 = 0,45 mol

Khối lượng NaOH cần dùng: mNaOH = 2. 0,45. 40 = 36g.

Khối lượng dung dịch NaOH 40%: mdd = 36.10040 = 90g

b.Phương trình phản ứng: H2SO4 + 2KOH --> K2SO4 + 2 H2O

Khối lượng KOH cần dùng: mKOH = 2 . 0,45 . 56 = 50,4g

Khối lượng dung dịch KOH: mdd = 50,4.1005,6 = 900g

Thể tích dung dịch KOH cần dùng: vdd = mddD = 9001,045 = 861,2 ml

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

 

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.