Những ca sĩ không qua trường lớp là ai?

Làm ca sĩ có cần bằng cấp không là một câu hỏi khó trả lời vì tùy vào nhận định của mỗi người về nghề “ca sĩ ” này là như thế nào? Có những người cho rằng chỉ cần cầm mic lên, biết hát và có những bài hát nổi tiếng thì mình đã là ca sĩ rồi. Còn có những người lại cho rằng ca sĩ cần được đào tạo bài bản từ các trường lớp, có bằng cấp thì mới trở thành ca sĩ. Vậy nhưng có người đã tốt nghiệp các trường học thanh nhạc và đào tạo ca sĩ lại chẳng thể cầm  mic và tạo dấu ấn trong lòng khán giả. Danh từ “ca sĩ” này khá là trừu tượng.

Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?

Không cần bằng cấp vẫn có thể trở thành ca sĩ nổi tiếng

Theo nhận định của nhiều người hiện nay trong lĩnh vực âm nhạc của nước ta ” nhiều ca sĩ hiện nay chẳng cần có bằng cấp gì nhưng nhờ được truyền thông lăng xê, PR với những chiều trò thu hút khán giả để rồi tự phong cho mình cái danh là ca sĩ này, ca sĩ nọ”. Nhưng rồi liệu không có bằng cấp, không học bài bản thì họ có tồn tại được lâu với nghề này không?

Trên thực tế vẫn có nhiều ca sĩ nổi tiếng khi mới bắt đầu sự nghiệp họ không hề có một bằng cấp nào được giới âm nhạc nhận định. Họ dựa vào giọng ca trời phú của mình. Những ca sĩ này thường nổi lên nhờ các cuộc thi âm nhạc được tổ chức hay các bản cover trên mạng. Giọng hát của họ thu hút được số lượng đông khán giả. Và rồi sau đó tần suất họ dày đặc xuất hiện trên các chương trình truyền hình, gameshow, sự kiện,… Minh chứng cho câu không cần bằng cấp mà vẫn có thể trở thành ca sĩ. Một ví dụ dễ thấy nhất đó là Phương Mỹ Chi nổi tiếng nhờ chương trình The Voice Kid với dòng nhạc quê hương da diết, dễ đi vào lòng người. Trước đó cô bé chỉ là một học sinh bình thường như bao bạn cùng trang lứa khác. Vì vậy cần có niềm đam mê, tài năng và giọng hát, cách thể hiện tự tin là bạn có thể thành ca sĩ đứng trước hàng ngàn, hàng triệu khán giả.

Nhiều ca sĩ nổi lên nhờ các cuộc thi âm nhạc mà không hề được đào tạo qua trường lớp vẫn được khán giả yêu thích

Làm ca sĩ chuyên nghiệp cần phải có bằng cấp

Thế nhưng nhiều người lại cho rằng ca sĩ cũng giống như bất kì ngành nghề nào khác trong xã hội, bạn cần có kiến thức, cần được đào tạo về kỹ năng thì mới có thể trở thành ca sĩ. Bạn cần phải học các lớp về thanh nhạc, vũ đạo, nhạc lý, diễn xuất,… có bằng cấp mới mới trở thành được ca sĩ thực thụ. Vậy làm ca sĩ có cần bằng cấp không?

Nếu những ca sĩ không bằng cấp khi hát sẽ bằng cảm xúc của mình, cảm xúc tốt thì bài hát sẽ được khán giả đón nhận tốt. Còn ca sĩ có bằng cấp hát bằng kỹ năng lẫn cảm xúc. Họ sẽ luôn giữ vững được phong độ của mình mà không hề bị phụ thuộc đến các yếu tố bên ngoài.

Giọng hát vì thế mà có sự trau chuốt hơn. Họ sẽ biết xử lý với các tình huống bất ngờ trên sân khấu mà không phải lúng túng, luống cuống như các ca sĩ nghiệp dư. Đó gọi là sự chuyên nghiệp. Một ca sĩ có kiến thức chuyên ngành, tài năng luôn luôn được nể trọng và có chỗ đứng trong nghề mặc dù nghề này là một nghề đầy những cám dỗ, nhiều chông gai cùng khả năng đào thải cao.

Ngay cả những ca sĩ nổi lên ban đầu nhờ giọng hát thì sau đó họ muốn gắn bó và phát triển theo con đường này thì cũng phải không ngừng học tập, thu nạp kiến thức. Chỉ có như vậy họ mới đứng vững trong giới nghệ sĩ và trong lòng người hâm mộ.

Ca sĩ Thanh Lam một trong 4 diva nổi tiếng của Việt Nam

Làm ca sĩ đem lại cho bạn những gì?

Khi làm một ca sĩ chuyên nghiệp theo đúng nghĩa đen của nó, thứ bạn nhận được là rất nhiều.

  • Cơ hội có việc làm:  cũng giống như bao việc làm khác, ca sĩ cũng là một nghề. Khi làm nghề này con người cần sử dụng giọng hát của mình để tiếp cận khách hàng đó chính là khán giả. Càng được nhiều khán giả yêu thích thì bạn càng nổi tiếng.
  • Đem lại nhiều lợi thế: Chúng  ta đều biết là những người nổi tiếng nói chung hay ca sĩ nói riêng luôn nhận được sự ưu ái của mọi người bất kể là trong công việc và cuộc sống. Khán giả ưu ái bạn, fan tốt với bạn, những đồng nghiệp cũng rất thích các ca sĩ. Nhưng hơn hết bạn đừng lợi dụng sự ưu ái đó một cách thái quá gây tổn hại đến hình tượng của mình, và có khi còn làm tiêu tan sự nghiệp ca sĩ lúc nào không hay. Có rất nhiều sự việc ca sĩ lợi dụng fan của mình làm những điều không hay hoặc chảnh chọe với đồng nghiệp,… Điều này chỉ khiến bạn đánh mất ưu thế của mình mà thôi.
  • Mức thu nhập tốt: Nói đến mức thu nhập của ca sĩ đó là một khoảng không giới hạn tùy vào khả năng cùng tài năng của người ca sĩ đó. Có thể kể đến nguồn thu nhập của các ca sĩ như đi show, đi hát, làm gương mặt đại diện cho các nhãn hàng, kinh doanh,… Trên thực tế tiền tài và danh tiếng của người ca sĩ sẽ luôn song hành với nhau. ca sĩ càng nổi tiếng thì sẽ có nhiều show mời tham dự, mức cát – xê cũng cao hơn các ca sĩ khác. Với những ca sĩ mới bước chân vào nghề thì cần phấn đấu nhiều mới có được mức lương như ý.

Với những người đam mê ca hát thật sự  thì được hát chính là niềm hạnh phúc đối với họ. Từ những lợi ích mà nghề ca sĩ đem lại mà hiện nay có rất nhiều người nuôi ước mơ trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp.

Những yếu tố cần có ở người ca sĩ chuyên nghiệp

Tự tin vào bản thân

Muốn làm một người ca sĩ trước tiên bạn phải tự tin vào bản thân. Làm ca sĩ là phải đứng trước rất nhiều người để thể hiện giọng hát của mình, truyền tải những bài hát đến với khán giả. Là một người ca sĩ thành công bạn chắc chắn phải biểu diễn thật tốt trước hàng trăm, hàng nghìn khán giả, chỉ có tự tin mới để lại ấn tượng tốt và khơi gợi niềm yêu thích của khán giả đối với mình. Đây là một yếu tố tâm lý bạn có thể luyện tập được. Nhưng hơn hết để tự tin thì bạn cần có vốn là một tài năng thật sự và sự kiên trì luyện tập. Làm ca sĩ có cần bằng cấp không, có bằng cấp tức là bạn đã được đào tạo những kỹ năng này.

Không ngừng luyện tập cải thiện kỹ năng

Trong bất cứ nghề nghiệp nào nếu bạn muốn đạt được thành tựu trong nghề thì cần có sự rèn luyện không ngừng. Đối với nghề ca sĩ, điều bạn cần luyện tập đó là giọng hát, khả năng thể hiện trước đám đông. Các phương pháp thực hiện bao gồm:

Không ngừng luyện tập, cải thiện về giọng hát là một yếu tố cần có với người ca sĩ
  • Đăng kí học tại các trường văn hóa nghệ thuật để nhận được sự đào tạ bài bản. Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo những kỹ năng về luyện thanh nhạc, nhạc lí giúp bạn nắm bắt được cơ bản rồi từ đó phát triển thêm. Ngoài các trường ra thì còn có các khóa học offline hoặc online của các trung tâm, khóa học ngắn hạn hay thuê gia sư riêng về dạy học.
  • Việc luyện tập ngoài học ở các trường lớp chính quy bạn cũng cần tự mình trau dồi kiến thức và luyện tập. Bạn hãy tìm hiểu thêm ở trên mạng những thông tin liên quan đến ngành nghề, học miễn phí trên internet.
  • Tiếp đó là phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Chúng ta cần không ngừng luyện thanh ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà, quán karaoke, ở các bữa tiệc, phòng trà để cải thiện giọng hát, tìm ra những nhược điểm cũng như ưu điểm của chính mình. Khi đạt được một trình độ nào đó, bạn hãy tập hát trước đám đông, hát tặng mọi người. Đây là cơ hội tốt để bạn luyện thanh, thể hiện sự tự tin cũng như nhận được những đánh giá khách quan nhất đến từ khán giả.

Chọn cho mình dòng nhạc sở trường

Các cụ ngày xưa có câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Ca sĩ cũng vậy, hãy chọn cho mình dòng nhạc sở trường, những bài hát tủ, luyện tập thật nhuần nhuyễn để tạo thành thế mạnh cho bản thân. Khi bạn đã thật sự thấu hiểu, hòa mình vào với dòng nhạc đó mới có thể truyền tải cảm xúc, tạo dấu ấn rõ nét trong lòng khán giả. Để khi nhắc đến bài hát đó, dòng nhạc đó người ta nghĩ ngay đến bạn mà không phải bất cứ ai khác. Cùng giống như khi nhắc đến bài Happy New years chúng ta sẽ nhớ đến ban nhạc ABBA mặc dù đã có rất nhiều ca sĩ từng thể hiện bài đó.

Ngoài ra bạn cũng có thể học tập kỹ năng chơi nhạc cụ, sáng tác âm nhạc để làm phong phú hơn phong cách âm nhạc của mình. Từ đó khán giả sẽ cảm thấy bạn có nhiều điều thú vị, hấp dẫn và luôn luôn mong ngóng các sản phẩm âm nhạc từ bạn. Sau này khi đã đạt được độ chín của dòng nhạc sở trường, bạn có thể thử sức mình với các dòng nhạc khác để đổi mới bản thân, tạo sự hứng thú với mọi người.

>>>Xem thêm

  • Câu hỏi phỏng vấn nhân viên thu mua
  • Giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank

Biết lắng nghe từ nhiều phía, tiếp nhận phê bình và không ngừng cải thiện bản thân

Không nên đặt cái tôi quá cao, vì trong bất cứ ngành nghề nào chúng ta cũng cần có sự cầu tiến và học hỏi. Những lời phê bình dù tốt hay xấu thì bạn cũng nên có sự ngẫm nghĩ chu đáo, đưa ra những nhận xét của bản thân để thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Là một người ca sĩ bạn không cần quá giỏi giang, thông thạo mọi việc mà hơn hết là có cái tâm với nghề. Làm ca sĩ có cần bằng cấp không thể hiện một phần cái tâm với nghề khi bạn đã có ý thức được ngay từ việc học tập.

Gu âm nhạc của mỗi người là khác nhau, có rất nhiều khán giả nên bạn không thể bắt họ tất cả đều yêu quý mình. Có những người đưa ra nhận xét tốt, đó là động lực cho bạn phát triển tốt hơn. Nhưng cũng có nhiều khán gia đưa ra nhận xét trái chiều mà bạn cần chắt lọc để hoàn thiện bản thân mình hơn. Antifan là những người không thể tránh khỏi đối với bất cứ ai làm trong lĩnh vực nghệ thuật.

Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp

Việc xây dựng những mối quan hệ tốt là điều cần thiết đối với nghề ca sĩ nói riêng và tất cả các ngành nghề nói chung. Tạo những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong nghề ca sĩ. Họ vừa là những khán giả, sẽ đưa ra những lời khuyên chân thành giúp bạn phát triển sự nghiệp. Tất cả các mối quan hệ đều phải xuất phát từ hai phía, đừng nên chỉ nhận lại mà hãy cho đi. Hãy chia sẻ với nhau một cách thân tình nhất để giúp nhau cùng đi lên. Hãy đối xử tốt với mọi người và bạn sẽ nhận được nhiều hơn so với những gì bạn cho đi.

Xây dựng những mối quan hệ tốt tạo nên nhiều lợi thế đối với ca sĩ

Có một ngoại hình đẹp

Ngoại hình là một trong những yếu tố rất cần thiết và lợi thế đối với những người của công chúng. Có ngoại hình tốt bạn sẽ dễ nhận được sự thiện cảm và yêu mến của khán giả. Việc chăm chút và đầu tư về ngoại hình đúng cách giúp bạn có được nhiều lợi thế hơn so với những người khác.

Lên kế hoạch, định ra mục tiêu và quyết tâm thực hiện nó

Lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu là điều cần thiết đối với những ai muốn thực hiện được ước mơ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Hãy dựa vào tình huống cụ thể mà đưa ra kế hoạch thích hợp. Ví dụ như kỹ năng ca hát của bạn còn kém thì bước đầu tiên trong kế hoạch là phải cải thiện giọng hát bằng nhiều cách. Bạn thiếu tự tin, hay nói lắp và sợ hát trước đám đông thì cần đề ra những phương án luyện tập cho phù hợp. Trước tiên là những kế hoạch ngắn hạn, sau đó là kế hoạch tầm trung và kế hoạch dài hạn. Cần có sự quyết tâm, kiên trì và nỗ lực không ngừng để thực hiện tốt các kế hoạch đó. Không có còn đường nào mà chỉ một bước đã chạm đến thành công. Thành công bền vững cần cả một quá trình.

Các trường hiện đang đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp

Một số trường Đại học, Cao đẳng chính quy hiện nay ở nước ta có đào tạo chuyên sâu giúp bạn có những kỹ năng tốt nhất để trở thành ca sĩ là:

  • Trường Sư phạm nghệ thuật Trung Ương.
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội [chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc]
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội
  • Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học nghệ thuật Huế
  • Đại học Sân khấu – Điện ảnh
  • Đại học Văn Hiến
  • Trường cao đẳng Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh

Nghề ca sĩ như chúng ta đều biết là một nghề đầy hào nhoáng với những phút giây thăng hoa cảm xúc trên sân khấu. Mỗi người đã tựu có cho mình câu trả lời về “làm ca sĩ có cần bằng cấp không“. Điều quan trọng của một người ca sĩ đó là không ngừng nỗ lực, cải thiện giọng hát và kỹ năng trình diễn, đem đến cho khán giả những sản phẩm chất lượng nhất. Có như vậy bạn mới có vị thế trong ngành, hưởng những vinh quang đáng có của nghề ca sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề