Nhưng lưu ý khi sử dụng thuốc Đông và Tây y kết hợp

Từ xưa tới nay, rất nhiều người cho rằng các loại thuốc y học cổ truyền đều an toàn, không độc vì chúng có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng bởi vì đã là thuốc thì dù ở dạng nào cũng có thể gây hại nếu không được dùng đúng cách. Thuốc đông y cũng không phải là ngoại lệ

Vậy, khi dùng thuốc đông y phải lưu ý vấn đề gì?

Thế nào là thuốc đông y

“Đông y” là thuật ngữ được sử dụng song song với “Y học cổ truyền”, dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với “Tây y” [Y học hiện đại].

Những thành phần chính của một bài thuốc Đông y

+ Thuốc chính [chủ dược]: là vị thuốc nhằm giải quyết bệnh chính.

+ Thuốc hỗ trợ: để tăng thêm tác dụng của vị thuốc.

+ Thuốc tùy chứng gia thêm [tá dược]: để giải quyết những chứng phụ của bệnh.

Các dạng thuốc đông y

+ Thuốc thang.

+ Thuốc hoàn.

            Thuốc đông y [Ảnh minh họa]

+ Thuốc tán.

+ Thuốc cao.

+ Thuốc đơn.

Các phương pháp điều trị bằng đông y

+ Châm cứu.

+ Thuốc uống.

+ Thuốc dùng ngoài da.

+ Thuốc xoa bóp…

1. Dùng thuốc đúng với thể bệnh

Nguyên lý:

+ Theo y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về các mặt âm dương, hàn nhiệt, hư thực…

+ Người ta phân chia bệnh thành các thể: hàn [lạnh], thể nhiệt [nóng], thể hư [bản thân các cơ quan trong cơ thể bị hư suy], thể thực [bệnh cấp tính do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới công năng của các tạng trong cơ thể]…

Dùng thuốc đông y đúng với thể bệnh [Ảnh minh họa]

Phương pháp điều trị

+ Tương ứng mỗi thể có những phương pháp điều trị đặc hiệu.

+ Các loại:  thuốc nhiệt, thuốc hàn, thuốc bổ, thuốc tả… sẽ được sử dụng để điều trị riêng từng loại bệnh.

Lưu ý:

+ Không có một phương thuốc chung cho bất kỳ bệnh nào.

+ Nếu dùng thuốc sai sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí tử vong, ví dụ: nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử.

2. Không dùng thuốc quá liều

Nguyên lý:

+ Sử dụng thuốc đông y đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại.

Lưu ý:

+ Dùng thuốc quá liều trong một thời gian dài có thể gây nên những tổn hại cho cơ thể như: ngộ độc, suy thận…

3.  Không dùng thuốc kéo dài

Nguyên lý:

+ Thời gian sử dụng thuốc tùy theo tình trạng bệnh: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày…

+ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Lưu ý:

+ Một số thuốc đông dược nếu dùng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan và thận như: chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc…

4. Phối hợp thuốc phải đúng

Nguyên lý:

+ Khi phối hợp các loại thuốc, các bác sỹ đã phải cân nhắc, lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tương tác với nhau và có tác dụng chữa bệnh tối ưu nhất.

+ Ngược lại, nhiều vị thuốc khi sử dụng phối hợp với những vị thuốc khác phải có những sự kiêng kỵ nhất định nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ.

Lưu ý:

+ Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

+ Thận trọng khi sử dụng những loại thuốc cần kiêng kỵ để tránh tác dụng phụ như: côn bố hoặc hải tảo kết hợp với chu sa có thể gây viêm đại tràng.,,

5. Thận trong quá trình bào chế

Nguyên lý:

+ Việc bào chế thuốc có thể làm tăng hoặc giảm bớt độc tính của thuốc.

Lưu ý:

+ Bào chế thuốc cần cẩn thận, tỷ mỉ.

+ Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ có thể gây phản ứng cho cơ thể như: tỳ bà diệp [lá nhót] khi bào chế phải được làm sạch các lông tơ, nếu không sẽ gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng.

6. Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn

Nguyên lý:

+ Các loại thuốc bôi, đắp ngoài ra thường có độc tính cao.

+ Khi  sử dụng thuốc, người bệnh phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ.

Lưu ý:

+ Những loại thuốc chỉ được dùng bôi, đắp ngoài ra nếu dùng đường uống sẽ gây ra những tác hại nặng nề, thậm chí tử vong.

Ví dụ: Mật cá trắm, lá vòi voi dùng đắp ngoài sẽ chữa được các bệnh khớp nhưng nếu dùng đường uống sẽ dẫn đến suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp…

7. Không tự ý kết hợp thuốc đông y lẫn tây y

Nguyên lý:

+ Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc đông y hoặc tây y trong một liệu trình điều trị bệnh.

Không tự ý sử dụng thuốc đông y và tây y [Ảnh minh họa]

+ Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.

Lưu ý:

+ Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: dùng trạch tả [thuốc lợi tiểu] cùng những thuốc lợi tiểu Tây y khác [spironolacton] có thể dẫn tới tăng kali huyết….

Lưu ý:

+ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

+ Không tự ý kết hợp thuốc tây y lẫn đông y.

Anh L 56 tuổi [Ba Đình, Hà Nội] suýt mất mạng vì tự ý kết hợp thuốc tây y lẫn đông y

“ Đến tuổi nghỉ hưu cũng là thời điểm anh L liên tục đổ bệnh, ốm yếu. Hết sốt phát ban, viêm phổi, tràn dịch màng phổi….rồi đến đi tiểu ra máu….Vì vậy, gần 2 năm ròng, bệnh viện là ngôi nhà thứ hai của anh.

Vào dịp nghỉ lễ 10/10/2013 khi thấy sức khỏe tương đối ổn định [mặc dù vẫn đang điều trị ngoại trú], anh L xin phép về quê chơi.  Thấy tình trạng của anh, nhiều người “phán” đi tiểu ra máu do nóng trong nên mách anh cách điều trị bằng phương pháp đông y cho “mát”….

Khi uống thuốc được 1 ngày, bệnh tình chẳng đỡ mà anh thấy người mệt mỏi, choáng váng…. tưởng do đi xa nên người mệt… ai ngờ, sang ngày thứ 2 một số phần trên cơ thể  nứt ra, chảy nước vàng kèm theo khó thở, tím tái….nên gia đình  lập tức cho xe chạy thẳng từ Thanh Hóa về bệnh viện bạch Mai để cấp cứu.

Sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện, anh L may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần, anh tâm sự: chỉ vì nghĩ thuốc đông y lành, không độc hại gì nên mới uống mà không xin ý kiến của bác sỹ…Ai ngờ suýt mất mạng”.

Lời kết

Người Đông Nam Á, trong đó có người Việt Nam có thói quen sử dụng thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh…Hơn nữa, các vị thuốc đông y luôn được coi là “lành” tính nhất nên được dùng hỗ trợ phụ nữ sau sinh, hồi phục sức khỏe sau mổ, người già yếu…

Tác dụng của thuốc đông y là rất lớn. Tuy nhiên, để hiệu quả của thuốc có tác dụng tốt nhất, chúng ta cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ. Không tự ý dùng thuốc quá dài, quá liều, dùng thuốc đông y lẫn tây y …để tránh tác dụng ngược và những biến chứng khó lường.

Hải Yến – Benh.vn

Chú ý khi dùng Ðông y lẫn Tây y

Để điều trị bệnh, nhiều khi phải dùng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền, nhưng có nên uống tân dược và đông dược cùng một lúc hay không, uống như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Để điều trị bệnh, nhiều khi phải dùng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền, nhưng có nên uống tân dược và đông dược cùng một lúc hay không, uống như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì nhiều loại thuốc tây và thuốc ta không thể cùng uống một lúc. Ví như, các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị... vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc; các loại thuốc có nguồn gốc alcaloid của Tây y như atropin, cafein, theophylin, stricnin, corticoid... không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, mã tiền tử, hoàng liên... vì có thể làm tăng độc tính dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan. Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai... vì có thể gây sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu.

Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều canxi, magie và nhôm như thạch cao, mẫu lệ... vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn.

Xuân Mai

Phần lớn thuốc tây y đi từ con đường tổng hợp của hóa học, tức là những hóa chất ít nhiều độc tính, trong khi phần lớn thuốc đông y xuất phát từ cây cỏ là sinh chất thiên nhiên dễ hòa hợp với sự sống của con người hơn các chất nhân tạo. 

Nhưng từ quan niệm thuốc đông y ít độc để đi đến chỗ lạm dụng, sử dụng bừa bãi, cứ uống nhiều thuốc đông y vào “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” là điều hết sức nguy hại.

Trước hết, ta cần biết rằng thuốc đông y không chỉ gồm có những vị thuốc bào chế từ cây cỏ hiền hòa không có độc tính, mà còn có cả những vị thuốc rất độc làm từ khoáng chất và từ thực vật. Chưa kể người ta có thể dùng nhầm thực vật rất độc để làm thuốc.

Về khoáng chất, có một số vị thuốc đông y rất độc, phải xem đó là độc chất. Đó là: thần sa, chu sa [chứa thủy ngân], thạch tín, khinh phấn... Về thực vật hay dược thảo có độc tính, có thể kể: á phiện, phụ tử, mã tiền, cà độc dược, nếu dùng sai là nguy hiểm.

Riêng nhân sâm, một loại thuốc bổ đông y rất quý, thế nhưng lạm dụng cũng có thể gây ngộ độc. Một số người dùng nhân sâm và chế phẩm của nó với liều quá cao hoặc quá dài ngày dẫn đến “ngộ độc nhân sâm”: tăng huyết áp, thần kinh hưng phấn quá độ làm mất ngủ, đau đầu, chóng mặt...

Hiện nay, thuốc đông y còn gồm cả chế phẩm gọi là thực phẩm chức năng và chủ yếu là các dược thảo. Dược thảo nếu đăng ký là thuốc thì đó là thuốc đông y hay thuốc y học cổ truyền, thậm chí là thuốc tây y, nhưng dược thảo đăng ký là thực phẩm chức năng thì chế phẩm được gọi là thực phẩm chức năng.

Các thực phẩm chức năng được bày bán với bao bì chai lọ giống chai lọ thuốc và dạng bào chế là viên nén, viên nang giống y như viên thuốc nhưng không được xem là thuốc. Do tin vào quảng cáo nên nhiều người tự ý dùng kết hợp với thuốc tây y uống để chữa bệnh.

Nên lưu ý, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng là dược thảo, phải dùng đúng liều lượng mới an toàn và không được tự tiện dùng kết hợp với thuốc tây y, kết hợp không đúng rất nguy hiểm.

Thí dụ, nếu dùng kết hợp thực phẩm chức năng là tỏi, gừng, lá bạch quả [ginkgo biloba] chung với thuốc kháng đông như aspirin, warfarin... có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thuốc kháng đông của thuốc tây y gây xuất huyết trầm trọng. Hoặc kết hợp dùng thêm nhân sâm chung với thuốc trị bệnh đái tháo đường [insulin, glyburid, metformin...] có thể gây hạ quá mức đường huyết một cách nguy hiểm.

Tóm lại, thuốc đông y cũng có những độc chất như thuốc tây y, vì vậy phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện, sử dụng lâu dài - trong khi chưa biết trong toa ấy có chứa độc chất hay không. Cũng như có nhiều thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng là dược thảo gây tương tác thuốc rất bất lợi nếu dùng chung với thuốc tây y, vì vậy tuyệt đối không được tự tiện dùng kết hợp thuốc đông tây y một cách tùy tiện.

Có lời khuyên: “Khi đi khám hoặc tái khám ở bác sĩ, người bệnh phải báo cho bác sĩ biết đã dùng thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng loại nào, hoặc muốn dùng thêm thuốc đông y, thực phẩm chức năng cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Được thông báo, bác sĩ sẽ quyết định cho dùng hay không nên dùng”.

PGS.TS.DS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Video liên quan

Chủ Đề