Nướng bánh mì hoa cúc bằng lò nướng

Sau cú hot hit bánh mì không cần nhồi cách đây không lâu, thì tụi mình lại có ngay một “siuuuu phẩm” mới mang tên “Bánh mì hoa cúc KHÔNG CẦN NHỒI – làm với BỘT MÌ ĐA DỤNG – nướng bằng NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU”, dành riêng cho những ngày giãn cách đây ạ ;] ;]

Với công thức phiên bản siêu dễ này, bạn không cần có kiến thức gì về bánh mì, không cần nhồi bột, không lo chuyện chảy bơ, v.v.. nhưng bánh vẫn cực kì ngon, thớ bánh rất rất tơi xốp, vẫn có thể “xé thịt gà” tương đối nha 😁

Đặc biệt là bánh không có nhiều bơ nên so với bánh hoa cúc truyền thống thì ăn cũng đỡ ngấy, đỡ “mệt mỏi” hơn với người lớn tuổi hay những ai không quen ăn đồ ngậy béo 😉

Tuy là không thể “sóng sánh” được với bánh hoa cúc chuẩn xịn, nhưng với những bạn chưa chắc chắn về kĩ thuật bánh mì, vẫn “vật vã” hơi việc nhồi bột thì đây là một lựa chọn cực phù hợp 😉

CÁCH LÀM BÁNH MÌ HOA CÚC VỚI NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU

Nguyên liệu [cho 2 bánh cỡ vừa, 200 gram/bánh]

  • 50 gram bơ động vật không muối, đun chảy
  • 55 gram sữa tươi không đường
  • 30 gram đường
  • 10 gram sữa đặc
  • 65 gram trứng gà
  • ½ thìa cafe chiết xuất vani
  • ½ thìa cafe nước hoa cam
  • 1 nhúm muối nhỏ
  • 195 – 200 gram bột mì đa dụng
  • 1 thìa cafe men nở

* Lưu ý:

– Bơ quyết định rất nhiều đến hương vị bánh. Nên dùng bơ động vật không muối, không dùng các loại bơ thực vật như bơ Tường An.

– Trứng gà cần cân đủ, lượng trứng trên khoảng hơn 1 quả trứng, phần trứng còn lại để quét mặt bánh.

– Vani và nước hoa cam là nguyên liệu tạo nên mùi thơm đặc trưng của bánh mì hoa cúc. Nếu không có thì có thể bỏ qua.

– Bột mì đa dụng mình dùng của Hoa Ngọc Lan, nếu bạn có sẵn bột số 13 [bột làm bánh mì] thì có thể dùng, thớ bánh sẽ dai hơn một chút. Nếu dùng bột 13 thì nên cho trước 190 gram bột, nếu bột ướt thì cho thêm sau.

Cách làm

1. Trộn đều toàn bộ các nguyên liệu ướt gồm: Bơ, sữa tươi, đường, sữa đặc, trứng gà, muối, vani và nước hoa cam. Khuấy đến khi đường tan tương đối.

2. Trộn đều bột mì với men, cho chất lỏng vào âu bột, trộn tới khi không còn bột khô. Che đậy kín âu.

3. Gập bột:

– Để bột nghỉ lần 1 trong 15 phút. Sau 15 phút, thực hiện thao tác gập mép bột ở ngoài vào giữa khoảng 10 – 12 lần. Bột khá ướt dính nên dùng phới để thao tác sẽ dễ hơn nhiều.

– Tiếp tục lặp lại quy trình này thêm 2 lần nữa. Tổng cộng để bột nghỉ 45 phút và gập bột 3 lần.

4. Sau lần gập thứ 3, bột lúc này đã dẻo dai hơn nhiều. Dùng phới [hoặc dùng tay] ấn cho xẹp hết bọt khí trong thời gian nghỉ. Sau đó bọc kín âu bột và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 90 phút, đến khi bột nở khoảng 1.3 – 1.5 lần. Không nên để bột nở quá nhiều.

5. Sau khi bột đã nghỉ đủ trong tủ lạnh, ấn xẹp hết bọt khí trong bột. 

6. Tạo hình

– Mình dùng khuôn có chống dính sẵn. Nếu khuôn không chống dính, cần chống dính bằng cách quét bơ đều khắp lòng khuôn, phủ bột mì khô rồi úp ngược khuôn cho bột thừa rơi ra ngoài.

– Chia bột thành 6 phần bằng nhau, mỗi phần khoảng 66 – 68 gram.

– Tạo mặt mịn cho các viên bột bằng cách gấp mép bột vào giữa đến khi phần mặt căng mịn [cụ thể xem tại video].

– Cán bột thành hình oval, bột lúc này sẽ co lại nhiều, đây là chuyện bình thường. Sau khi cán xong phần bột đầu tiên, tiếp tục cán các phần bột còn lại. 

Sau khi cán hết, quay lại phần bột đầu tiên để cán lần 2, thời gian nghỉ giúp bột bớt co hơn. Cán bột dài khoảng gấp 1.3 – 1.5 lần chiều dài khuôn bánh, sau đó lật mặt bột, cuộn bột rồi vê cho dây bột dài gấp đôi khuôn bánh. Thao tác vê này bạn cũng làm lần lượt, sau đó quay lại dây bột đầu tiên để vê lần 2, bột sẽ bớt co hơn. Các sợi bột có thể sẽ không mịn hoàn toàn [do không nhồi bột] nhưng không sao nhé, bánh nở lên và sau khi nướng vẫn sẽ mịn đẹp.

– Tết 3 sợi giống như tết tóc. Đặt bột vào khuôn.

7. Dùng khăn phủ lên mặt khuôn tránh làm bột bị khô, ủ đến khi bánh nở gấp đôi [khoảng 45 – 60 phút].

8. Nướng bánh

– Làm nóng nồi chiên không dầu trước 10 phút. Thông thường nhiệt nướng nồi chiên không dầu sẽ thấp hơn lò nương khoảng 15 – 20 độ. Với nồi nhà mình thì nướng ở 155 độ.

– Đánh tan một quả trứng rồi lọc qua rây, nhẹ nhàng quét 1 lớp trứng rất mỏng lên mặt bánh rồi rắc hạnh nhân lát lên để trang trí [có thể thay bằng vừng/mè hoặc bỏ qua]. Lưu ý cần nhẹ tay và chỉ quét 1 lớp rất mỏng, tránh làm bánh nhanh cháy. Bước quét trứng này là không bắt buộc nha.

– NCKD thường có quạt thổi từ trên xuống khá mạnh và nồi cũng nhỏ nên mặt bánh cháy xém và khô khá nhanh. Vì thế với nồi nhà mình, trong thời gian đầu cần che giấy bạc để bánh chín mà không bị cháy. Khi thời gian nướng chỉ còn khoảng 5 – 8 phút mình mới bắt đầu gỡ giấy bạc để nướng cho mặt bánh vàng. 

—> Che giấy bạc và nướng trong 20 – 22 phút, sau đó gỡ giấy bạc và nướng thêm khoảng 5 phút [với bánh 180 gram]. Với bánh nhỏ hơn [VD: chỉ cần nướng 15 phút -> che giấy bạc trong khoảng 10 phút đầu, sau đó gỡ giấy và nướng thêm 5 phút]

Nồi nhà mình có quạt thổi khá mạnh, nếu chỉ phủ giấy bạc thì gió sẽ thổi bay, vì thế mình thường bọc giấy bạc xuống cả đáy khuôn, nhưng cần lưu ý chỉ bọc hờ, để khoảng trống bên trên cho bột nở. 

9. Bánh sau khi lấy ra khỏi lò cần gỡ khỏi khuôn ngay và để nguội hoàn toàn trên rack. Khi bánh còn nóng có thể quét 1 lớp bơ chảy hoặc sữa tươi lên mặt bánh giúp mặt bánh đỡ khô hơn.

10. Bảo quản: Bánh để trong túi, hộp kín để nhiệt độ phòng khoảng 1 – 2 ngày. 

Tốt nhất nên để bánh trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn có thể nướng lại bằng NCKD ở 170 độ C trong 7 – 9 phút là bánh lại ngon như mới.

Bữa sáng của người Việt rất phong phú từ cháo, mì, phở, bánh mì đa dạng vô cũng. Phải kể tới món bánh mì hoa Cúc thơm lừng vào bữa sáng. Món này mới du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây được biến tấu rất dễ làm so với công thức chuẩn ở Pháp. Bánh mì hoa Cúc được lấy cảm hứng từ bánh mì truyền thống Brioche xuất xứ từ Pháp.

Sau khi chị em nội trợ biến tấu chút ít khiến bánh mì hoa Cúc làm tại nhà với lò nướng dễ dàng hơn. Bánh thơm lừng mỗi khi ra lò là món ăn buổi sáng tại nhà bổ dưỡng, dễ làm với lò nướng. Sau đây Điện máy Akira sẽ hướng dẫn bạn với công thức dễ làm, thử một lần là có thể thành công ngay lập tức.

1. Chuẩn bị làm bánh mì hoa cúc bằng lò nướng

Nguyên Liệu

- Phần bột bánh

- 60ml sữa tươi không đường

- 4.5g men nở 

- 5ml mật ong

- 3 quả trứng gà lớn 

- 5ml vani

- 30g đường

- 250g bột mì

- 5g muối

- 125g bơ nhạt 

Phần trang trí

- 1 quả trứng gà

- 1 tbsp nước

- Hạnh nhân lát, hạt vừng/mè,...

Dụng Cụ

- Khuôn chữ nhật kích thước 22 × 10cm

- Máy trộn bột để bàn

- Thìa spatula



2. Quá trình làm bánh mì hoa Cúc bằng lò nướng

Bước 1: Chuẩn bị và nhồi bột

- Đầu tiên, bạn phải kích hoạt men bằng cách trộn đều sữa, men và mật ong và chờ trong 15 phút. 

- Trong thời gian chờ men kích hoạt, bạn khuấy nhẹ trứng. Sau đó, bạn thêm vani, đường, hỗn hợp trứng đánh tan vào hỗn hợp men. Cuối cùng, bạn thêm muối và bột vào hỗn hợp trên và trộn đều


Bước 2: Sử dụng máy trộn bột 

- Nhồi bột ở tốc độ thấp - trung bình [tốc độ 2–3 trong 1phút]. Sau đó, bạn chia bơ thành 4 phần và lần lượt cho vào âu trộn bột với mỗi lần nhồi là 2 phút. 

- Nếu bạn thấy bột khô, cứng và khó nhồi thì hãy thêm từ từ khoảng 5-10ml sữa. Nếu bạn thấy bột quá ướt thì thêm từ từ 5-10g bột mì. Đến khi thấy bột mềm mịn và dễ nhồi hơn thì dừng thêm sữa hoặc bột.

- Sau đó, bạn chia bơ thành 4 phần và lần lượt nhồi cùng khối bột với mỗi lần nhồi là 5 phút. Nhồi thêm khoảng 10 phút hoặc lâu hơn cho đến khi khối bột đồng nhất và sáng bóng. Nếu nhồi tay thì bạn nhồi thêm khoảng 15phút.


Bước 3: Ủ bột

- Bạn định hình bột thành 1 khối tròn căng mịn và đặt vào âu, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để ủ ở nơi ấm áp cho đến khi bột nở gấp đôi, ấn tay vào không thấy bột đàn hồi trở lại.

- Sau khi bột đã nở gấp đôi, bạn nhẹ nhàng lấy bột ra đặt lên mặt bàn đã phủ một ít bột áo. Bạn dùng tay ấn nhẹ nhàng để khí trong bột thoát ra ngoài


Bước 4: Tạo hình

- Với công thức làm bánh mì hoa Cúc này, bạn chuẩn bị 1 khuôn có kích thước 22×10cm, đã quét 1 lớp bơ mỏng hoặc lót giấy nến.

- Tạo hình kiểu bánh mì trắng, cuối cùng, bạn đặt khối bột vào khuôn với phần mối nối ở đáy khuôn và đậy khăn ẩm.

- Tạo hình zig-zac, đầu tiên, bạn chia khối bột thành 8 phần bằng nhau.Với mỗi miếng bột, bạn định hình các khối bột bằng cách gấp mép bột và ấn vào giữa giống như khi tạo khối bột để đem ủ ở trên.

- Tạo hình thắt bím, kiểu tạo hình làm bánh mì hoa Cúc, đầu tiên, bạn chia bột thành 3 phần bằng nhau và vê bột thành các sợi dài 35 cm [dài gấp khoảng 1.5 khuôn của bạn].

- Tạo hình khi không có khuôn, tết bím giống như cách sử dụng khuôn ở trên, bạn đặt khối bột lên khay nướng đã lót giấy nến. Tiếp đó, bạn cũng dấu mối nối ở hai đầu xuống dưới đáy bột như trước khi cho vào khuôn là có thẻ đem ủ. Hay bạn cũng có thể nối 2 đầu sợi bột với nhau để tạo thành 1 vòng tròn khép kín.



Bước 5: Nướng bánh

- Sau khi tạo hình xong, bạn ủ bột ở nhiệt độ 22-24°C cho tới khi bột nở gấp đôi. Quá trình này có thể mất từ 2 đến 3 giờ. Bạn không nên ủ ở nhiệt độ ấm hơn, vì sẽ làm bơ bị chảy và bánh bị mất hình dạng.

- Trước khi nướng, bạn cần làm nóng lò ở nhiệt độ 170°C trước khoảng 20-30phút để ở chế độ 2 lửa.

- Sau đó, bạn đem nướng bánh ở 170°C trong 25phút, rồi hạ xuống 160°C và nướng thêm 15-20 phút cho tới khi mặt bánh chuyển màu vàng sậm. Nếu mặt bánh vàng quá nhanh, bạn có thể dùng 1 tờ giấy bạc để che mặt bánh, tránh cho mặt bánh bị cháy.


Quá trình thực hiện có thể bạn thấy hơi dài chút nhưng trong quá trình làm quen rồi bạn sẽ thấy khá đơn giản. Điện máy Akira muốn bạn dễ dàng làm được ngày lần đầu tiên thử làm bánh mì hoa Cúc với lò nướng. Nên đã cụ thể chi tiết nhất để bạn dễ dàng thực hiện, với bữa sáng thơm ngon này đủ đảm bảo cho gia đình bạn sức khỏe để phòng chống dịch bệnh ở mùa giãn cách này. Hy vọng thời gian ở nhà với gia đình cùng những sản phẩm hữu ích của điện máy Akira sẽ giúp bạn cảm thấy tuyệt vời nhất.

Video liên quan

Chủ Đề