Pg điện thoại là gì

Những điều mắt thấy tai nghe

“Này, có đi roadshow không, toàn các em xinh lắm”. Chúng tôi đã được “chào mời” như thế từ phía những người bạn làm về điện thoại di động [ĐTDĐ] của mình. Thế nhưng, dự định không thành vì chúng tôi còn bận những chuyến công tác khác, nên đành phải lỗi hẹn PG.

Trước Tết Nguyên Đán, mấy anh bạn trong nghề lại dẫn mối, và thế là tôi có dịp được “thực mục sở thị” cái nghề PG mobile với biết bao nỗi niềm khó diễn tả. Đã nhiều lần đi dự khai trương các showroom điện thoại, các chương trình ra mắt sản phẩm mới của các hãng ĐTDĐ, tôi cũng được nhìn thấy các PG “hành nghề” nhưng chưa bao giờ trò chuyện. Điều tôi biết duy nhất về PG: đó là các cô gái chân dài, xinh xắn và ăn nói có duyên. Cũng có lần tham gia khai trương một showroom điện thoại mới, tôi đã chứng kiến những PG phải “cứng đờ” cả tiếng đồng hồ để làm mẫu cho khách xem và đi lại như lật đật để thu hút khách đến với sản phẩm. Ấy là tôi chỉ nhìn thấy thế thôi chứ cũng chưa biết được là làm PG mobile sướng khổ thế nào!

“Làm PG thì đứa nào mà chả thế. Cực nhất là tốn thời gian, đi sớm về khuya như một con thoi ấy. Có khi đứng mỏi cả chân, thậm chí khách còn sờ vào người xem là manequin hay người đóng giả. Khi đó chỉ muốn hét lên nhưng vẫn phải cố đứng im để hoàn thiện chương trình”, Thu Hà, một PG hình ảnh đã kêu trời lên khi nghe tôi nói về nghề PG. Hà vốn không phải là dân PG mobile chuyên nghiệp. Nhưng dường như cô có duyên với mấy hãng ĐTDĐ nên 1 năm cũng có đôi ba lần được mời “đứng dáng” và để thấm cái nỗi vất vả của một PG mobile. “PG chuyên nghiệp của các hãng ĐTDĐ còn được trả tiền trang điểm hàng tháng, chứ dân nghiệp dư như mình thì phải tự móc túi ra để đánh “bóng” bộ mặt thôi. Nhưng buồn nhất là có người không hiểu công việc, lại bảo mình đi làm cái nghề call girl. Nhiều lúc nghĩ mà tủi thân lắm”, Hà xót xa.

Có thể chia ra làm 2 kiểu PG mobile. Một là những PG mobile không chuyên [tức họ là những người chuyên được thuê để làm hình ảnh cho những lúc ra mắt sản phẩm mới, khai trương showroom… và công việc của họ chỉ là “đứng dáng”, không được tiếp xúc với khách hàng]. Kiểu PG thứ hai là những PG mobile nhà nghề. Những cô gái này được các hãng điện thoại trực tiếp tuyển chọn và đào tạo. Ngoài việc tạo dựng hình ảnh, công việc chủ yếu của họ là tư vấn và hỗ trợ bán hàng cho các đại lý và khách hàng. Các PG sẽ được hãng trang bị những chiếc điện thoại mới "ra lò" để sử dụng. Tuy nhiên, mục đích chính là để các PG giới thiệu tới khách hàng. Sau thời gian khoảng từ 6 tháng tới 1 năm, những mobile đó sẽ được thu về và các PG lại được cấp mobile đời mới khác để tiếp tục công việc.

Chị Hồng Nhung, đội phó đội Tư vấn và hỗ trợ bán hàng thuộc FPT - Nokia chia sẻ: “Lúc trước nói đến PG, mọi người chỉ quen nói đến PG rượu hay bia với những cô gái chân dài và ăn nói có duyên là đã thuyết phục được khách hàng… Còn về ĐTDĐ thì khác hơn nhiều. Đặc thù của ĐTDĐ là loại sản phẩm công nghệ cao, do đó, ngoài yêu cầu về hình thức và cách ứng xử khéo léo ra, bạn còn phải đầu tư một quỹ thời gian khá lớn cho việc học hỏi, trau dồi và update kiến thức liên tục về sản phẩm”.

Một điểm khác biệt nữa giữa PG mobile với PG các nghề khác là tuổi thọ PG mobile thường cao hơn nhiều. Những cô gái khi đã được tuyển chọn vào làm PG mobile chuyên nghiệp thường gắn bó từ 3 tới 5 năm, trong khi các nghề khác thường phải chạy xô và làm theo mùa vụ. “Thực ra cũng là do tính chất nghề nghiệp mà thôi. Bọn mình bán sản phẩm công nghệ cao, do đó, để làm được nghề thì trước tiên phải giành thời gian học hỏi, tìm hiểu về sản phẩm khá lâu. Khi có kiến thức rồi thì mới có thể giới thiệu sản phẩm tới khách hàng được”, Hồng Nhung cho biết.

Những kỉ niệm khó quên

Câu chuyện của tôi với những Promotion Girl mobile thực sự trở nên rôm rả khi được hỏi về những kỉ niệm đáng nhớ với nghề mà họ đã trải qua. Những tháng ngày rong ruổi khắp các tỉnh trong cả nước sẽ là một trong những kỉ niệm đẹp nhất trong đời đối với những PG của FPT Nokia. Cũng xin được nhấn mạnh rằng, ở FPT Nokia, những cô gái chân dài này được gọi bằng một cái tên “chuyên nghiệp” và thân thiện hơn rất nhiều so với tên PG mà mọi người vẫn biết. Đó là Consultant Sales [tư vấn và hỗ trợ bán hàng] và họ vẫn thường gọi nhau là “đội cảnh sát” cho dễ nhớ.

Những “chân dài” này cho biết, cứ đến hẹn lại lên 1 năm 2 lần khoảng gần 1 tháng họ lại lên đường “rải” người rong ruổi đi khắp các tỉnh trong cả nước để hỗ trợ đại lý [roadshow]. “Chúng tôi chia nhau thành nhiều đội, mỗi đại lý sẽ có 2 bạn hỗ trợ, mỗi đội đi 2 - 3 tỉnh và mỗi tỉnh chúng tôi chỉ làm trong 3 ngày, thời gian di chuyển giữa các tỉnh thường là vào ban đêm. Mỗi khi tới đại lý, công việc đầu tiên của chúng tôi là hỗ trợ trưng bày cho đại lý, công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không khéo tay và tỉ mẩn đố bạn làm được đấy”, họ chia sẻ.

Công việc hàng ngày thường bắt đầu từ 8 giờ sáng tới tận 19 giờ đêm, có khi còn muộn hơn. Bữa ăn trưa thường chỉ có vài chục phút nên khá đạm bạc và vội vàng. Ngoài việc tư vấn bán hàng cho các đại lý, những “chân dài” này còn phải hoàn thành một nhiệm vụ nữa là giao lưu và tiếp đại lý ở mỗi khu vực mà họ đi qua.

 "Cái nghề này vui nhưng bạc".

Sau những đợt công tác dài ngày, dù có khó khăn, có vất vả và nhiều gian nan, nhưng họ thực sự tự hào được đứng trong đội ngũ “Ma” bán hàng NOKIA" như đồng nghiệp vẫn đùa nhau gọi như thế.

Còn với những PG mobile không chuyên như Thu Hà thì những lần đi “đứng dáng” cũng để lại không ít những kỉ niệm khó quên. “Có lần đi trình diễn sản phẩm mới về, bố mẹ phát hoảng khi thấy toàn thân mình vàng loét, tóc xé te tua dựng đứng cả lên, đứa em gái thì kêu thất thanh...", Hà vui vẻ cho biết. "Nhưng ấn tượng nhất vẫn là cảm giác ngất ngây và đầy thèm muốn khi được trực tiếp sờ vào những chiếc điện thoại mới ra lò. Mình có cái tật là đam mê mấy đồ công nghệ lắm. Nên mỗi lần được đi đứng dáng cho mấy hãng di động là thích mê tơi vì được cầm những sản phẩm mới nhất và cực kì hiện đại. Có lần vì mải mê ngắm cái mobile trong tay mà quên mất là đến lượt mình đi trình diễn. Chị quản lý phải hét qua micro tới tận 3 lần mình mới đi được đấy”.

Đi đâu về đâu

Nhiều người nói nghề PG bạc bởi hồng nhan có thì. Thông thường, những người làm PG sẽ tồn tại trong nghề khoảng từ 1 tới 2 năm, có người lâu lắm cũng chỉ từ 3 tới 5 năm là chuyển nghề… Tôi có quen một cô bạn đã có 2 năm làm PG mobile. Sau khi “giải nghệ”, cô trở về quê làm bà chủ một cửa hàng quần áo nơi phố huyện. Nhắc đến nghề, Huyền [tên nhân vật mà tôi đang nói tới] chỉ cười: “Mình vào nghề sớm lắm, khi mới 18 tuổi thôi. Ban đầu là đi “đứng dáng” cho mấy buổi ra mắt sản phẩm mới, được khoảng 1 năm thì về làm ở một siêu thị điện thoại.

Trước đây mình có đi quảng cáo cho sản phẩm của một số hãng ĐTDĐ. Nhưng rồi cái tuổi nó đuổi xuân đi, chẳng thể đứng lâu được với nghề khi cái nhan sắc bắt đầu xuống dốc. Rồi thì về quê lấy chồng và chấm dứt nghiệp PG ở đó”. Nói rồi chị chỉ vào chiếc điện thoại Samsung S500 màu đỏ mà cậu con trai 1.5 tuổi đang mân mê trong tay: “Kết quả đấy. Hai năm đi làm, trả tiền nhà cửa, điện nước, ăn uống, phấn son, dành dụm lại còn có đủ để mua nó. Giờ nó trở thành kỉ vật của những ngày mình làm PG”.

Bạc thì có bạc, nhiều người sau khi hết tuổi cũng phải tìm nghề khác, nhưng nhiều người cũng đã có những vị trí nhất định trong công ty sau một thời gian phấn đấu và rèn luyện. Chị Cao Minh Trang [đội trưởng đội CS FPT Nokia] cho biết: “Theo quy định thì các PG sẽ có thời gian làm việc ở công ty là 3 năm và họ được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi đã được ghi trong HĐLĐ, ngoài ra còn có thêm các khoản phụ phí như tiền điện thoại, tiền make up hàng tháng… Tùy thuộc vào việc giữ phom người của PG. Nếu sau khi kết hôn mà không sinh con, hoặc sinh con xong mà vẫn giữ được dáng thì sẽ được tiếp tục nhận lại. Có những người đã làm PG được 5, 6 năm.

Còn lại thì chuyển sang bộ phận khác làm việc hoặc tìm công việc khác phù hợp. Ví dụ như LanNT hiện tại làm phòng kinh doanh số 2, LiênMB làm phòng kinh doanh số 1, một số bạn sang Showroom của Nokia, FPT; bạn Hoa hiện giờ làm quản lý bán hàng cho Mango …” Thậm chí nhiều cô gái đã tìm được hạnh phúc với một chủ đại lý sau những lần đi roadshow và nghiễm nhiên trở thành những bà chủ cửa hàng ĐTDĐ.

Cuối cùng, xin được mượn lời của một cựu PG mobile để kết thúc bài viết này: “Làm PG mobile có những thú vị hơn nhiều so với PG các nghề khác bởi bạn được học tập, được tiếp xúc với những sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất. Nhưng hãy biết tranh thủ học hỏi để sau khi tuổi nghề đã hết, bạn có thể làm được một cái gì khác.

Theo e-Chip Mobile

Bạn đã nghe nhiều về công việc PG, tuy nhiên đã hiểu hết tính chất của nghề PG là gì? Nhiệm vụ chính mà các PG phải thực hiện? Để làm công việc PG, bạn sẽ trải qua những cơ hội và thử thách nào? Tiêu chuẩn đầu vào của nghề PG là gì. Hôm nay Thiên Tú đem đến cho bạn thông tin đầy đủ về công việc PG. Để bạn có cái nhìn tổng quan về công việc, xem nghề này có thực sự nhàn nhạ? Theo dõi ngay tại bài viết này!

1. PG là gì?

PGpromotion girls, những cô gái với ngoại hình đẹp, khả năng giao tiếp thuyết phục và duyên dáng. Nhiệm vụ của PG là đại diện cho thương hiệu để quảng bá tại các sự kiện, chiến dịch, hoạt động của doanh nghiệp.

Chiều cao của các PG thường từ 1m65 trở lên. Họ gần như là các người mẫu đại diện cho công ty. Đón tiếp các khách hàng trong các sự kiện quan trọng. Những sự kiện mang tính quảng bá, marketing, PR sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp ra mắt những gì tốt đẹp nhất đến đối tác, khách hàng. Các PG cũng là một trong số đó.

1.1. Công việc thường làm của PG là gì?

Nhiệm vụ chính mà các PG đảm nhận:

  1. Mặc trang phục thật đẹp, tạo dáng bên sản phẩm sao cho có được những bức hình quảng bá ấn tượng nhất, tôn lên sản phẩm. Trang phục của PG tùy trường hợp có thể đồng phục đặt may riêng từ công ty. Hoặc có thể là trang phục thuê ngoài. Nhưng phải đảm bảo đồng điệu với nhau, giống nhau hoàn toàn càng tốt, và phải đẹp, bắt mắt.
  2. Công việc của PG không chỉ là đứng làm mẫu cho đẹp, nhưng còn phải hiểu biết về sản phẩm. Trực tiếp giới thiệu dịch vụ cho khách trong quá trình khách tham quan. Đôi khi PG còn kiêm luôn cả MC, tư vấn bán hàng.
  3. Từ các sự kiện lớn nhỏ đến chạy roadshow, sampling,... đều nằm trong công việc của PG ngày nay.

2. Tiềm năng và thử thách từ công việc PG

Đã biết về khái niệm và công việc phải làm của PG là gì? Vậy làm công việc PG có thực sự dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng? Tiềm năng mà công việc này đem đến là gì? Đến với nghề PG bạn sẽ trải qua những khó khăn nào? Cùng xem cơ hội cà thách thức đến từ công việc PG:

2.1. Tương lai nào cho các PG?

  1. Nghề PG, PB hiện nay vẫn là ngành phổ biến và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Cả trên thế giới và ở Việt Nam, công việc này vẫn thu hút nhiều ứng viên.
  2. Các doanh nghiệp luôn cần những nhân vật xinh đẹp để cùng họ đồng hành trong các dịp quảng bá sản phẩm dịch vụ. Có thể nói PG và PB là một phần cầu nối giữa doanh nghiệp và đối tác, khách hàng.
  3. Cùng với sức mạnh truyền thông, sản phẩm doanh nghiệp sẽ được đưa đến với công chúng qua các PG, PB. Hình ảnh thân thiện và đẹp mắt từ PG sẽ giúp doanh nghiệp đến gần với thị trường, người tiêu dùng. Sự nghiệp của các PG sẽ ngày càng phát triển. Linh hoạt cùng với hình thức quảng bá sản phẩm.
  4. Lợi ích thực tế dễ thấy nhất từ nghề PG, là mức lương hấp dẫn và học hỏi kinh nghiệm. Thù lao của PG trả theo giờ, ngày tùy chính sách của công ty. Theo công việc này, bạn sẽ rèn luyện được khả năng giao tiếp, sự tự tin, kiến thức về sản phẩm dịch vụ. Tiếp đón đối tác, khách hàng của công ty rất cần những kĩ năng này.

2.2. Nghề PG có thực sự nhàn?

Không có nghề nào đơn giản dễ dàng, làm PG cũng vậy. Để trở thành PG chuyên nghiệp sẽ cần vượt qua được những thử thách nào trong nghề? Cụ thể là:

  1. Tinh thần học hỏi, kiên trì, không ngại khó.
  2. Công việc PG thường chỉ mang tính thời vụ, nên bạn cần tìm thêm công việc khác để làm kèm có thêm thu nhập. Hay người ta gọi vui là phải chạy show.
  3. Trong trang phục đẹp nhưng không mấy thoải mái, cùng với những đôi giàu cao gót. Dù bản thân có bị đau thì các PG vẫn phải tươi cười. Mệt đến đâu vẫn phải rạng rỡ suốt cả ngày dài, đến khi kết thúc sự kiện. Giữ cho hình ảnh của mình luôn đẹp trên các ấn phẩm quảng bá. Cũng như trong mắt khách hàng, đối tác tại các sự kiện doanh nghiệp.
  4. Có thể khó tin, nhưng tình trạng bị chèo kéo, làm phiền xảy ra cho các PG là điều xảy ra khá thường xuyên. Nhưng họ không có quyền được tỏ thái độ gay gắt, vì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của mình.
  5. Rủi ro lớn cho các PG là việc thỏa thuận mức lương chỉ qua lời nói hoặc bên trung gian. Không có hợp đồng, giấy tờ pháp lý rõ ràng. Nên sẽ xảy ra trường hợp bị cắt xén lương, thậm chí quỵt lương. Nên trước khi bắt đầu công việc phải thỏa thuận trên giấy tờ rõ ràng.

3. Tiêu chuẩn trở thành PG là gì?

Trở thành PG có khó không? Sẽ không khó nếu bạn đạt các tiêu chuẩn:

  1. Ngoại hình là yếu tố ưu tiên. Chiều cao các PG ít nhất từ 1m65 trở lên, thân hình cân đối thon gọn. Khuôn mặt xinh xắn có duyên, làn da đẹp. Như đã nói, PG là một phần trong số người mẫu đại diện cho thương hiệu. Phải luôn đẹp để xuất hiện trên bất kì ấn phẩm hoặc sự kiện nào.
  2. Khả năng giao tiếp tốt, giọng nói mềm mại, đủ nghe. Nếu có thêm khả năng ngoại ngữ thì càng tốt. Thái độ thân thiện, vui vẻ. Giới thiệu sản phẩm một cách tự tin, lưu loát.
  3. Tính cách năng nổ, chủ động trong công việc, tinh thần học hỏi cao. Trong bất kì công việc nào, có tinh thần tích cực, cầu tiến thì cơ hội phát triển càng cao.

4. Kết luận

Qua bài viết, Thiên Tú hi vọng cung cấp đến bạn thông tin hữu ích về PG là gì. Nhiệm vụ chính của PG. Khó khăn và cơ hội trong nghề PG. Tiêu chuẩn nào để trở thành PG. Từ đó bạn có cái nhìn khách quan và hiểu hơn về công việc này. Đưa ra được quyết định đúng đắn rằng mình có thể theo nghề PG hay không. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Có thể bạn muốn tham khảo thêm về Chăm sóc khách hàng là gì? Thiên Tú làm gì để chăm sóc khách hàng tốt nhất!

Post View: 905

Video liên quan

Chủ Đề