Cam hàm yên tuyên quang để dc bao lâu

Về vườn cam cổ thụ

Cây cam sành được trồng đã lâu trên mảnh đất làng Mường, xã Phù Lưu [Hàm Yên]. Theo lời kể của người cao tuổi trong vùng, ngày trước có hai chàng trai đi rừng nghỉ chân ở núi Quan Tiên, làng Mường, xã Phù Lưu thì nghe thấy tiếng chim hót. Họ bèn lần theo và thấy đàn chim đậu trên một cây có gai, lá nhọn, đang ăn những quả chín vàng trên cây. Họ hái ăn thử, thấy có vị ngọt, thơm mát, người tỉnh hẳn và tràn đầy sức lực. Thế là họ bèn mang hạt về trồng ở vườn nhà. 


Người dân xã Phù Lưu [Hàm Yên] đóng cam bán cho thương lái.

Từ đó, mọi người truyền nhau xin giống, phát triển thành những trang trại cam lớn như ngày nay. Tiếng thơm lan xa, rất nhiều người dân nơi khác đã đến lấy giống về trồng nhưng chỉ cam trồng ở Hàm Yên mới cho chất lượng ngon hơn cả. Có lẽ khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng ở đây hợp cho cam sành phát triển. Ngày nay, những vườn cam đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Hàm Yên, nhiều vườn cam có doanh thu từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Cây cam được xem là “cây tỷ phú” của bà con nông dân nơi đây.

Cây cam bén đất làng Mường từ đấy và giờ hình thành những vườn cam cổ thụ. Ông Đặng Chòi Mình, người làng Mường đang sở hữu vườn cam như thế. Vườn cam hàng nghìn cây trải dài ngút ngàn, chen đá mà vươn lên đến giữa lưng chừng đồi. Ông Mình ở tuổi 60 nhưng chẳng ngơi leo núi để thăm vườn cam. Bên vườn cam “thọ” 32 năm tuổi, ông không giấu nổi niềm vui, tự hào vì những cây cam vẫn sinh trưởng, phát triển xanh tốt và cho trái ngọt. 

Ông Mình kể, vườn cam nhà ông được hưởng lợi từ nguồn nước lần trong lành trên đỉnh núi cao Lũng Giàng. Gia đình ông Mình cũng như các hộ gia đình Tày, Nùng, Dao sống ở làng Mường khi chưa có cây cam nghèo khó lắm. Đất đai thì hạn hẹp, đồi núi và những mảnh đất thiếu chất mùn ở đây như một thách đố và kìm kẹp người dân. Hết ngô, khoai, lại sắn, một năm đôi vụ thu hoạch, dù có chăm sóc thế nào đi chăng nữa thì giá trị thu được thấp nên gia đình ông và người dân trong làng cứ mãi nghèo.

Thế rồi như một duyên may, từ vài cây cam trên đồi sau nhà có từ thời bố mẹ ông trồng lấy quả ăn, ông đem nhân giống. Cây cam đã thực sự chọn đất để vươn lộc, vươn cành. Một nhà trồng, hai nhà trồng, rồi những nhà trồng trước có thu nhập, những hộ sau thấy vậy học theo. Tùy mỗi hoàn cảnh, túi tiền, nhà ít mua vài chục, nhà có điều kiện mua cài trăm cành và dọn đất, đào hố trồng cây, chăm sóc. Rồi màu xanh của cây cam loang dần, chế ngự đá núi và bắt đầu bắt đá, bắt đồi nhả “vàng” cho dân. 

Ông Mình có 32 năm theo trồng cam thì 28 năm cam cho thu hoạch, năm vừa rồi nhiều cây cho quả đạt 6-7 tạ/cây, cây nhiều nhất cho thu 9 tạ quả. Tổng cộng niên vụ gia đình ông thu được 600 - 700 triệu đồng. Để vườn cam sinh trưởng tốt, vợ chồng ông bàn với các con tiếp tục học tập quy trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ của huyện, xã triển khai để áp dụng vào chăm sóc vườn cam cổ thụ.

Ông Đỗ Hữu Ước, Chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết, đến nay khi cây cam phát triển thành thương hiệu, vườn cam của ông Mình là vườn cam quý để người dân tham quan, học hỏi kỹ thuật chăm sóc và nhân giống cam. Hiện, Phù Lưu có 2.370 hộ thì có 1.500 hộ trồng cam, tổng diện tích cam của xã 2.500 ha, trong đó có khoảng 2.000 ha cam cho thu hoạch. Mỗi năm cho thu hoạch 40 - 50 nghìn tấn. Phù Lưu được biết đến là xã có 50 - 60 tỷ phú nông dân có doanh thu từ cam đạt trên 1 tỷ đồng/năm, 200 - 300 hộ thu nhập trên 500 triệu đồng, còn lại thì hộ nào cũng có nguồn thu từ 100 - 200 triệu đồng. Mỗi vụ cam không chỉ đem lại no ấm cho những hộ trồng cam, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài xã. 


Vườn cam “cổ thụ” của gia đình ông Đặng Chòi Mình, làng Mường, xã Phù Lưu [Hàm Yên].

“Trái vàng” chinh phục phương xa

Cam sành Hàm Yên hiện được người dân trên địa bàn cũng như khách phương xa mệnh danh là “trái vàng”, bởi sau mỗi mùa cam, không chỉ sự nghèo khó của mỗi gia đình được xóa đi nhanh chóng mà những nhà lầu, xe hơi lại hiện diện thêm trên miền đất khó này. Nếu không lên với Hàm Yên, người ta sẽ ít khi tin được những chàng trai cô gái dân tộc nghèo khó một thời giờ đã biết sử dụng những loại xe ô tô đắt tiền.

Ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, sau khi cam sành Hàm Yên được xây dựng thương hiệu năm 2007, thì niềm vui đến với người dân Hàm Yên đấy chính là cam sành tiếp tục nhận danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019”. Cây cam đã trở thành cây đặc sản có ưu thế và ưu tiên trồng tập trung. Toàn huyện, hiện có hơn 7.200 ha cam, sản lượng thu hoạch đạt 100.000 tấn quả/năm, năm 2018 giá trị thu được từ cam đạt trên 800 tỷ đồng. Giá trị cam sành Hàm Yên được nâng lên bởi cam đã được dán tem truy xuất nguồn gốc. Hiện, UBND huyện Hàm Yên đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện Dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cam sành Hàm Yên”.

Hiện nay, việc xây dựng và gìn giữ thương hiệu “Cam sành Hàm Yên” được huyện bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, từ khâu chọn giống, chăm sóc, cắt cam đến việc định hướng và khuyến khích người dân trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Toàn huyện hiện có 756,2 ha cam được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, 17 ha cam được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. 

Nhờ việc chú trọng trong việc quản lý chất lượng và tạo thương hiệu của các cấp chính quyền và người dân nên cam Hàm Yên đã được đưa vào tiêu thụ tại 4 Siêu thị lớn là BigC, Metro, Co.opmart và FiviMax. Đặc biệt, thời gian qua, cam sành Hàm Yên đã chính thức tìm vào với vựa trái cây phương Nam để tiêu thụ. Trong đó có những thị trường lớn và khó tính như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ… 

Nhằm định hướng phát triển và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Công ty cổ phần cam sành Hàm Yên đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cam sành với người dân. Đồng thời, công ty đã phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cam sành ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Hội chợ cam sành Hàm Yên năm 2019, Công ty cổ phần cam sành Hàm Yên ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam sành Hàm Yên với các doanh nghiệp của Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định. Hiện giờ, người dân Hàm Yên đang chuẩn bị cho mùa cam chín, hứa hẹn thêm một mùa cam ngọt, thêm những tỷ phú mới chung sức cùng các cấp chính quyền địa phương phấn đấu đưa huyện Hàm Yên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Yên, vụ cam sành Hàm Yên năm nay toàn huyện đạt gần 70.000 tấn, giảm 20.000 tấn so với vụ năm ngoái. Tuy nhiên, năm nay cam sành Hàm Yên khá được giá, ngay từ đầu vụ cam đã đạt 8.000-10.000 đồng/kg. Đặc biệt, cam hữu cơ có truy xuất nguồn gốc giá lên tới 28.000-30.000 đồng/kg.

Nguyên nhân sản lượng cam sành giảm so với các vụ trước là do giai đoạn đầu vụ cây ra hoa gặp thời tiết bất lợi nên tỷ lệ đậu quả thấp. Hơn nữa, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng tiêu thụ chậm nên đến vụ cam năm nay nhiều hộ nông dân đã không muốn đầu tư chăm sóc, để cây tự nhiên sinh trưởng phát triển dẫn đến dinh dưỡng nuôi cây ít, đạt năng suất thấp. Nhiều nhà vườn chặt cam để trồng các cây trồng khác.

Ngay từ đầu niên vụ cam, nhận định thị trường tiêu thụ cam nhiều khả năng gặp khó khăn trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND huyện Hàm Yên đã chủ động xây dựng phương án tiêu thụ cam cho người dân. Theo đó, Hội Cam sành Hàm Yên đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm Cam sành Hàm Yên năm 2021 với Bưu điện tỉnh, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty TNHH xuất nhập khẩu và Thương mại thực phẩm Nutifood.

Đồng thời, huyện cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối tiêu thụ sản phẩm cam với các tập đoàn phân phối, sở hữu các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như Big C, Lan Chi, Vinmart&Vinmart+, Fivimart và Citimart; kết nối tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử như Sen đỏ, Vỏ sò, PostMart... Chính vì vậy, giá cam sành năm nay tăng hơn gấp đôi so với các năm trước.

Người dân thị trấn Tân Yên [Hàm Yên] đã có nghề trồng cam lâu đời. Với  225 ha cam, trung bình mỗi năm thị trấn Tân Yên thu khoảng 10 tấn cam/ha, mang lại giá trị kinh tế cao và cơ hội việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Theo nghề trồng cam đã hơn chục năm nay, cứ mỗi độ xuân về, gia đình chị Lâm Thị Ánh, tổ dân phố Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên lại tất bật thu hoạch cam đem bán trong khu vực và các thương lái từ khắp mọi miền. Với diện tích hơn 1ha, sản lượng trung bình mỗi năm 20 - 30 tấn cam, mỗi năm gia đình chị Ánh thu về 200 đến 300 triệu đồng. Chị Ánh cho biết, năm nay là năm chị vui nhất. Bởi những người trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP như gia đình chị năm nay bán được giá và dễ tiêu thụ, ngay từ đầu vụ, thương lái ở các tỉnh dưới xuôi lên tận vườn thu mua.

Xã Phù Lưu có diện tích trồng cam lớn của huyện với hơn 2.400 ha, trong đó có hơn 130ha cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Cam là cây truyền thống và cũng chính là cây trồng mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương. Anh Nịnh Văn Hòa, Chi hội trưởng Chi hội Cam sành xã Phù Lưu cho biết, hiện nay, người trồng cam trên địa bàn đã chú trọng việc trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, vì vậy từ ngày cam sành có thương hiệu, thị trường buôn bán được mở rộng hơn. Trước đây người dân chủ yếu bán trong tỉnh, nay thị trường ngày càng mở rộng đến các tỉnh thành khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang,... Thậm chí đầu mối ở các tỉnh miền Trung, miền Nam hàng năm cũng có nhu cầu đến thu mua cam sành. Vụ cam năm nay, nhiều hội viên trong Chi hội cam sành của xã thắng lớn, sau khi trừ chi phí nhiều gia đình thu về từ 300 đến 500 triệu đồng.

Người dân xã Phù Lưu [Hàm Yên] thu hoạch cam sành.

Đồng chí Đỗ Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên cho biết, đến thời điểm này, các trang trại, nhà vườn trên địa bàn huyện đã thu hoạch được khoảng trên 60.000 tấn cam, ước đạt doanh thu trên 600 tỷ đồng, tăng khoảng 100 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Giá cam năm nay cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, giá bán tại vườn giao động từ 14 đến 18 nghìn đồng/kg. Hiện nay, sản lượng cam cuối vụ còn khoảng 5.000 tấn, huyện đã đôn đốc các nhà vườn, trang trại khẩn trương thu hoạch, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết mang lại.

Để cây cam phát triển bền vững, vươn xa, thời gian tới, UBND huyện ban hành kế hoạch phát triển bền vững cây cam sành. Trong đó tập trung  quản lý tốt quy hoạch, giữ ổn định diện tích cam hiện có. Huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn, Hội Cam sành Hàm Yên tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cam. Huyện tiếp tục tăng diện tích cam được trồng theo quy trình VietGAP, Global GAP, hữu cơ để có sản phẩm đảm bảo sạch cung cấp cho thị trường và tăng giá trị cho quả cam.

Video liên quan

Chủ Đề