Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông ở châu thổ

– Sông Hương trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hóa thân thành một sinh thể có tâm hồn phong phú, có dòng đời trải qua nhiều thăng trầm gian kho để cuối cùng bộc lộ vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng, duyên dáng. Sông Hương ở khúc sông thượng nguồn vừa hoang dại, mãnh liệt, vừa tình tứ, đắm say. Với cái nhìn rất mực tinh tế và sâu sắc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khám phá ra một điều thú vị “Trong nhũng dòng sông ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ Sông Hương là thuộc về một thành phô duy nhất.” Đây không chỉ là sự khang định đầy kiêu hãnh cho vẻ đẹp độc đáo của dòng Hương Giang mà còn là biếu hiện cho tình cảm thủy chung, son sắt cúa sông nước đối với thành phố Huế.

– Nói tới Sông Hương, người ta thường có ấn tượng về vẻ đẹp tâm hồn như Tố Hữu từng viết:

“Hương Giang ơi dòng sông êm

Quả tim ta vẫn ngày đêm tư tình.”

– Tuy nhiên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ngược dòng không gian tìm về nguồn cội là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngần, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những vực xoáy bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa nhũng dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” Không chỉ thế, con sông còn được tác giả nhân hóa như “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại.” Rừng già đã hun đúc cho con sông một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Tính cách mạnh mẽ của cô gái được gắn cho dòng chảy hoang dã khiến Sông Hương ở khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ, đắm say.

– Khi ra khỏi những cánh rừng già, con sông tự chế ngự sức mạnh hoang dại đế nhanh chóng tạo cho mình “một sắc đẹp và trí tuệ”. Sự dịu dàng như cái bến bình yên sau thác ghềnh sóng gió, sự trí tuệ sau những trải nghiệm gian truân. Và hơn thế nữa, nhà văn còn phát hiện ra Sông Hương đã trở thành “người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xứ sở”. Từng ngày từng giờ, son sông cần mẫn và duy trì sự bồi đắp sự sống cho quê hương nhưng nó lại không muốn bộc lộ công lao to lớn của mình nên cứ lặng lẽ chảy trôi. Đây là chiều sâu của vẻ đẹp nhân cách mà con sông không thế hiện ra bên ngoài. Trước khi về thành phố Huế, Sông Hương như người con gái biết tự sửa mình để đóng kín lại cái phần hoang dại ở cứa rừng và ‘ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.” Với hành động này, phải chăng dòng Sông Hương muốn thê hiện khát vọng được hòa nhập vào nét đẹp cố kính, trầm mặc của kinh thành Huế?

– Với nhũng hình ảnh phong phú, ấn tượng, những liên tưởng tài hoa, độc đáo, nghệ thuật nhân hóa sống động, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn với vẻ đẹp đầy cá tính: vừa bí ẩn, phóng khoáng, mãnh liệt, vừa dịu dàng, đắm say, thơ mộng.

2. Phần 2: Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.

– Khi về cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, Sông Hương hiện ra như “một cô gái đẹp mơ màng chờ đợi người tình đến đánh thức.” Với liên tưởng độc đáo này, nhà văn như đưa ta về câu chuyện cố tích nhuốm sắc màu lãng mạn của tình yêu. Trước khi trở thành người tình chung thủy của Huế, Sông Hương đã trải qua hành trình đầy gian nan, thử thách nhưng với cái nhìn tình tứ, tác giả lại thấy đây là dịp Sông Hương khoe ra tất cả vẻ đẹp và sức sống thanh xuân của mình. Khi thì con sông “chuyến dòng liên tục” tạo nên “những khúc quanh đột ngột” mà tác giả gọi đó là “một cuộc tìm kiểm có ý thức” về người tình tương lai. Khi thì con Sông Hương uốn khúc “những đường cong thật mềm”. Đẹp nhất của đường cong mềm mại, tha thiết ấy là “từ ngã ba Tuần … đòi Thiên Mụ”. Hệ thống các từ ngữ đặc tả dòng chảy miên man của Sông Hương khiến nó hiện lên chân thực, sắc nét, sống động, vừa duyên dáng mềm mại, vừa bản lĩnh kiêu cường.

– Dòng Sông Hương trôi chảy giữa bến bờ của ngoại vi thành phố Huế nên phản chiếu vẻ đẹp cổ kính ở bên bờ sông nước. “Sông Hương tự làm đẹp, làm mới mình trong màu xanh thắm của núi Ngọc Toản” đế rồi nhận lấy ánh phản quang của những ngọn đèn, tạo nên màu nước gợi cảm, thơ mộng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sông Hương đi trong âm vang của đại ngàn Trường Sơn nhưng khi về đến Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo, con sông đã kiềm chế được sức mạnh đế chỉ còn sắc nước xanh thẳm, hiền hòa, mộng mơ như một nhà thơ đã viết:

“Sông Hương lơ đãng chảy

Nắng tím vướng chân cầu.”

– Không chỉ có vậy, Hương Giang còn đẹp “trầm mặc như triết lí, như cổ thi”.

Sông Hương khi đi qua những rừng thông u tịch, những lăng tấm đền đài, nó như biết cúi đầu tưởng niệm một thời dĩ vãng vàng son. Sự trầm mặc của con sông mang nét đẹp văn hóa của người Huế vốn có trong yếu tố tâm linh và nhất là sự thành kính với các bậc tiền nhân. Có lẽ vì thể mà mặt nước Hưong Giang bỗng trở nên phẳng lặng và kéo dài mênh mang cho tới khi hòa vào “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng, trung du bát ngát tiêng gà.” Cái hư vô của tiếng chuông chùa hòa vào cái ấm áp của tiếng gà đã đưa dòng sông trôi di giữa mộng và thực, giữa đạo và đời. Có thể nói, trước khi về kinh thành Huế, Sông Hương bắt đầu khoe nhũng đường cong tuyệt mĩ trên thân hình mềm mại, khoe nhũng nồng nàn, tình tứ trong tâm hồn người con gái đang mơ màng, say đắm tình yêu.

– Đoạn văn tả Sông Hương khi di qua thành phố gây được nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Đến Huế, Sông Hương như tìm thấy chính mình, nó “vui tươi hắn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngọai ô Kim Long, kéo một mét thắng thực yên tâm chạy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.” Ở đó, nó đã nhìn thấy chiếc cầu Tràng Tiền nối đôi bờ dòng sông thơ mộng “in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như nhũng vành trăng non.” Con sông thấy thanh thản, bình yên vì tìm thấy tình yêu của mình. Sau cảm giác yên bình đó giũa lòng thành phố thân yêu, con sông bắt đầu thế hiện nét duyên dáng quen thuộc khi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hen, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.” Với cách so sánh độc đáo này, Sông Hương đã trở thành người tình dịu dàng, e ấp mà vẫn thật lãng mạn, đắm say của Huế. Với cái nhìn hoài cổ của một nhà văn hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn hướng cái nhìn tới “cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít”, hướng tới ánh lửa thuyền chài lập lòe trong đêm sương khiến con sông vừa gần gũi với đời thường, vừa xa xăm như thế giới cố thi.

– Với sự quan sát tinh tế, nhà văn còn nhận ra một điệu nhạc chậm buồn của Sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế. Dường như nó không muốn xa nơi này nên trước khi hòa vào biển cả bao la nó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng Đông – Tây để gặp lại thành phố lần cuối. Rồi Sông Hương ngập ngừng vương vấn “với chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Nhà văn còn ví von Sông Hương giống như nàng Kiều trong đêm tình tự quyết chí đi tìm Kim Trọng để nói lời thề thủy chung, son sắt “còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ..chính là thấy ấy đã tạo nên những câu hò say đắm của tấm lòng người dân Châu Hóa mãi mãi chung tình vói quê hương xứ sở. Với cái nhìn lãng mạn, đa tình, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát hiện ra vẻ đẹp của Sông Hương mang diện mạo và tâm hồn thiếu nữ. Từ cô gái Di – gan phóng khoáng tới người mẹ phù sa với tấm lòng chắt chiu bồi đắp hi sinh, từ người con gái mơ màng tới tiếng vâng dịu dàng e ấp của tình yêu… Sông Hương quả giống như một người con gái Huế đa tình, mạnh mẽ, bản lĩnh mà dịu dàng, sâu lắng. Phải chăng vì cái đẹp này nên mới có câu ca dao:

“Anh chàng xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành.”

– Ở góc nhìn địa lí, Sông Hương vừa là bản trường ca của rừng già, vừa mang âm hưởng của những bản tình ca say đắm. Ở góc nhìn văn hóa, âm nhạc, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận ra Sông Hương mang vẻ đẹp của một vùng văn hóa truyền thống “hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước, Sông Hương đã trỏ’ thành người tài nữ đánh đàn giữa đêm khuya.” Trông không gian mênh mang sóng nước và tĩnh mịch của màn đêm, từng lời ca điệu nhạc trên Sông Hương đã thấm sâu vào lòng người khiến tác giả liên tưởng tới “phiến trăng sầu” của Nguyễn Du trong những đêm dạo thuyền ở Sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn hình dung một người nghệ nhân già gần một thế kỉ chơi đàn, nghe con gái đọc thơ Kiều bỗng nhổm dậy mà phát hiện: “Đó chính là Tứ đại cảnh.” – một bản nhạc cố xưa về Huế. Dường như toàn bộ nền âm nhạc của Huế đã được sinh thành trên mặt nước Hương Giang?’Dường như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã lắng nghe được tiếng nước rơi trầm bống từ mái chèo khua thánh thót nên đã sáng tác những bản đàn đi theo suốt cuộc đời cô Kiều.

– Từ dòng Sông Hương xinh đẹp, tác giả đã so sánh với nhiều con sông trên thế giới như Sông Xen của Pari, Sông Đa – nuýp của Bu – đa – pét… để nhận ra rằng chúng có điếm tương đồng là cùng chảy giữa lòng thành phố. Tuy nhiên, những dòng sông đó chảy quá nhanh không kịp cho lũ chim hải âu nói một câu gì, còn Sông Hương lại có một điệu nhạc rất riêng – đó là con sông dành cho thành phố Huế thân yêu. Mượn câu nói của một nhà triết học “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cách lí giải thú vị sở dĩ có điệu chảy nhẹ nhàng êm dịu là vì nó quá yêu mến thành phố Huế cổ kính, trầm mặc, nó như mang theo nhịp đập của trái tim người để ngập ngừng chao nhẹ trên mặt nước nỗi vấn vương của lòng thương mến.