Phẫu thuật giun tắc mật tiếng anh là gì

TT - Có không ít bệnh nhân (BN) đã sửng sốt khi đột nhiên bác sĩ (BS) thông báo: "Bác có rất nhiều sỏi mật". Có BN lại băn khoăn cùng bị sỏi mật, nhưng ông A phải mổ, còn mình BS cứ bảo để đó theo dõi.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc - phó giám đốc Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM - cho biết sỏi mật là bệnh lý rất phổ biến ở VN, Lào, Campuchia và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Bình quân mỗi ngày tại BV Đại học Y dược TP phẫu thuật cho 10 BN bị bệnh sỏi mật. Theo TS Hoàng Bắc, để hiểu rõ căn bệnh này, BN cần được biết mật, dịch mật, ống mật, túi mật là gì, có chức năng ra sao đối với cơ thể.

Mật là một chất dịch màu vàng, được gan tiết ra. Dịch mật được các ống mật thu nhận và đổ vào ống mật chính, sau đó chảy vào ống tiêu hóa. Dịch mật giúp hệ tiêu hóa hấp thu các chất béo ăn vào hằng ngày. Trung bình một ngày gan tiết ra khoảng một lít dịch mật. Nếu tắc mật, mật sẽ ứ lại trong gan và gây biến chứng. Còn ống mật là những ống cực nhỏ, nhận mật từ các tế bào gan tiết ra, các ống mật kết nối vào nhau để thành các ống mật lớn dần, cuối cùng đi ra khỏi gan bằng một ống mật chính rồi đổ vào ruột. Có thể hình dung các ống mật như các con sông nhỏ đổ vào biển lớn là ruột. Các ống mật chạy khắp trong gan và có kích thước từ một milimet đến dưới một centimet. Riêng túi mật là một cơ quan hình quả lê, có chức năng chứa mật và cô đặc mật trước khi đổ vào đường tiêu hóa. Túi mật nằm ở mặt dưới gan hay dưới bờ sườn phải.

Dễ tái phát

Uống thuốc xổ giun

TS Hoàng Bắc khuyên để tránh sỏi mật, BN nên uống thuốc xổ giun sáu tháng một lần; không để cơ thể thừa cân, cholesterol cao; sau cắt túi mật kiêng ăn chất béo vài tháng; nếu ấn tay vào hạ sườn phải thấy có đau nhói nên đi BV khám ngay.

TS Hoàng Bắc cho biết sỏi mật được tạo ra khi có sự rối loạn chuyển hóa của dịch mật. Dịch mật quá đặc trong túi mật sẽ lắng đọng lại tạo thành sỏi. Người có nhiều giun, sán cũng có nguy cơ bị sỏi mật vì trứng hoặc giun, sán có thể chui vào đường mật và chết ở đó, tạo thành cái nhân để tạo sỏi. Nhiễm trùng đường mật nhiều lần cũng là nguyên nhân gây sỏi. Chính sỏi lại gây ra viêm, gây ra hẹp đường mật. Đây là vòng lẩn quẩn khiến BN sỏi mật dễ tái phát bệnh.

Có hai loại sỏi mật là sỏi túi mật và sỏi đường mật (có người gọi là sỏi trong gan, tức là sỏi nằm ở đường mật trong gan). BN có thể chỉ bị sỏi túi mật hoặc sỏi đường mật, nhưng có người bị cả hai loại. Có người bị sỏi túi mật đã điều trị (bằng cách mổ nội soi cắt bỏ túi mật chứa sỏi) nhưng sau đó lại bị sỏi đường mật. BN bị sỏi đường mật khó điều trị hơn và dễ bị tắc nghẽn đường mật trong gan. Sỏi mật có thể là một hay nhiều viên và có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là một khối mềm to nhưng cũng có thể là hàng trăm viên nhỏ li ti, có khi lại là một viên rất lớn. Sỏi túi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam, nhất là ở phụ nữ có nhiều con, người trên 40 tuổi, người béo phì.

Theo TS Hoàng Bắc, hơn 50% BN bị sỏi mật không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm với bệnh đau bao tử. Có khi triệu chứng chỉ xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo. Với người có triệu chứng, BN có cảm giác đau quặn vùng dưới sườn phải hay vị trí dưới mũi ức; buồn nôn hoặc nôn; trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu. Nếu bị tắc mật, BN có biểu hiện vàng da, nước tiểu vàng, ngứa, sốt và đau hạ sườn bên phải. Khi sỏi mật gây biến chứng tắc ống mật, BN có biểu hiện đau dữ dội, sốt, lạnh run. BN có thể tử vong nếu không được điều trị các biến chứng kịp thời.

Mổ khi nào?

TS Hoàng Bắc lưu ý: nguyên nhân của sỏi mật là do rối loạn chuyển hóa của dịch mật. Nếu chỉ lấy sỏi ra, rối loạn chuyển hóa vẫn còn và tiếp tục phát sinh sỏi. Cắt túi mật sẽ ngăn sỏi tái phát và BN vẫn khỏe mạnh, sống thọ như người bình thường. Sỏi to hay sỏi nhỏ, nhiều sỏi hay ít sỏi cũng không quan trọng khi sỏi chưa gây triệu chứng.

Thực tế có những BN chỉ bị một viên sỏi nhỏ đã phải mổ vì viên sỏi này gây tắc dịch mật khiến BN đau đớn không chịu nổi. Về việc mổ sỏi mật khi nào, TS Bắc cho biết về nguyên tắc bất cứ lúc nào cũng có thể mổ lấy sỏi. Tuy nhiên, khi sỏi chưa gây triệu chứng chỉ cần theo dõi định kỳ theo hẹn của BS. Khi có triệu chứng, biến chứng (viêm tụy cấp...) mới cần mổ.

BN bị sỏi mật đa số được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Nếu BN chỉ bị sỏi túi mật, khi cắt túi mật bệnh không tái phát. Với BN bị sỏi đường mật việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nếu đường mật nằm trong nhu mô gan sâu có quá nhiều sỏi, có khi BS bắt buộc phải cắt bỏ một phần gan để loại trừ sỏi.

Có khi BS không thể lấy hết sỏi đường mật cho BN do sỏi nằm ở vị trí không thể lấy được. Khi đó BN phải chấp nhận "sống chung" với sỏi và về lâu ngày sỏi có thể khiến BN bị xơ gan. Chưa kể BN bị sỏi đường mật sau mổ rồi vẫn bị tái phát sỏi, có người phải mổ đi mổ lại 7-8 lần.

Nhiễm trùng đường mật hay nhiễm khuẩn đường mật là một biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý về đường mật. Bệnh có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, kèm theo các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Nhiễm trùng đường mật là bệnh gì?

Đường mật là một hệ thống ống được phân chia thành rất nhiều nhánh để dẫn mật được sản xuất từ trong gan xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn. Ngoài bữa ăn, khi không cần sử dụng đến, dịch mật có thể được dự trữ ở túi mật.

Nhiễm trùng đường mật là tình trạng viêm đường mật do vi khuẩn gây nên, thường xảy ra trên bệnh nhân bị tắc nghẽn đường mật (do sỏi, u, ký sinh trùng,...)

Nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm trùng đường mật được gây ra bởi:

Vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn E.coli sống trong đường ruột của người, hay ký sinh trùng như giun, sán chui vào đường mật.

Đường mật bị hẹp, tắc do:

Sỏi mật.

Giun chui ống mật.

U đường mật.

U đầu tụy, u bóng Vater.

Chít hẹp cơ Oddi.

Túi thừa tá tràng.

Dị dạng đường mật.

Đối tượng nguy cơ

Ở những người có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu và khả năng miễn dịch giảm có thể khiến vi khuẩn sống trong ruột phát triển mạnh mẽ gây viêm nhiễm đường mật.

Những người ở vùng nông thôn, hay có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, không tẩy giun định kỳ, có thể bị nhiễm giun, sán gây nhiễm trùng đường mật.

Người bị tăng mỡ máu, có hàm lượng cholesteron trong cơ thể cao cũng có nhiều nguy cơ hình thành sỏi mật gây tắc mật khiến đường mật bị viêm nhiễm.

Những người bị ung thư di căn có thể phát triển các khối u ở đường mật, tụy gây hẹp tắc đường mật.

Triệu chứng của bệnh

Khi bị nhiễm trùng đường mật, triệu chứng điển hình nhất là tam chứng Charcot: Đau, sốt, vàng da.

Đau: Cơn đau ở vùng bụng trên bên phải xuất hiện đột ngột, kéo dài trong nhiều ngày, đau tăng nặng hơn khi người bệnh thở mạnh, do đó họ thường có xu hướng nín thở. Đau cũng có thể lan ra sau lưng hoặc lên vai phải.

Sốt: Thường sốt cao trên 39OC

Vàng da: Khi đường mật bị tắc nghẽn, bilirubin trong máu tăng cao khiến da, củng mạc mắt có màu vàng.

Ngoài ra còn có thể gặp các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ, ăn uống không tiêu, đầy trướng,…

Điều trị bệnh

Việc điều trị nhiễm trùng đường mật bao gồm:

- Chống nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh có chu trình mật-ruột, phổ kháng sinh hướng vào vi khuẩn Gram âm đường ruột hoặc kháng sinh phổ rộng khuếch tán tốt vào máu và thải trừ qua gan, mật.

- Dẫn lưu đường mật khi mật bị ứ đọng qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Cắt mở cơ Oddi lấy sỏi, giun chui đường mật, đặt stent đường mật.

- Phẫu thuật giải quyết nguyên nhân hẹp tắc đường mật, bao gồm:

+ Lấy sỏi qua mổ nội soi.

+ Phẫu thuật giải phóng đường mật khi có tắc nghẽn, viêm phúc mạc mật.

+ Phẫu thuật thắt động mạch gan hoặc cắt phân thùy gan trong chảy máu đường mật.

Cách phòng tránh bệnh

Để dự phòng nhiễm trùng đường mật không quá khó, chỉ cần giải quyết tốt nguyên nhân gây tắc mật và thay đổi thói quen ăn uống hợp vệ sinh, không ăn thức ăn bị nhiễm giun sán, ăn chín uống sôi, tẩy giun sán định kỳ, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ascaris lumbricoides chui vào ống mật gọi là gì?

✴️ Giun chui ống mật. Nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) là một bệnh lý ký sinh trùng phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Giun chui ống mật là giun gì?

Giun chui ống mật là tình trạng giun đi ngược từ hệ ruột non vào ống mật qua lỗ cơ vòng Oddi. Giun đũa với dạng hình ống dài như chiếc đũa là loại giun hay chui vào ống mật nhất. Số lượng giun quá nhiều trong ruột non là một trong những yếu tố cần có để giun chui vào ống mật.

Giun đũa chó uống thước bao lâu thì khỏi?

Theo phác đồ thông thường sẽ điều trị từ 1 - 3 đợt. Một đợt điều trị thường kéo dài từ 15 - 21 ngày. Cần xét nghiệm lại sau mỗi đợt điều trị để bác sĩ đánh giá tình trạng và có thể điều trị phù hợp. Sau khi điều trị đúng theo phác đồ thì những dấu hiệu triệu chứng do bệnh sán chó gây ra sẽ được đẩy lùi.

Ascaris lumbricoides IGG là gì?

Ascaris lumbricoides (giun đũa) là loại ký sinh trùng gây bệnh khi người bệnh ăn phải thực phẩm có chứa trứng giun đũa. Người nhiễm thường không có triệu chứng, đặc biệt là nếu số lượng giun ít.