Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức viết tay hay đánh máy

Để được trở thành công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước thì cá nhân phải đạt đủ các điều kiện theo luật định và trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức. Để được tham dự kỳ thi tuyển công chức thì các nhân cần phải có đơn xin dự thi tuyển công chức hay còn được gọi với tên khác đó là phiếu đăng ký dự tuyển công chức. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về phiếu dự tuyển công chức.

1. Phiếu đăng ký dự tuyển công chức là gì?

Phiếu đăng ký dự tuyển công chức là văn bản của do cá nhân viết gửi cơ quan có thẩm quyền để đăng ký tham dự kỳ thi tuyển dụng công chức.

Phiếu đăng ký dự tuyển công chức được sử dụng nhằm kê khai các thông tin cá nhân của cá nhân viết đơn, nhằm đăng ký dự kỳ thi tuyển dụng công chức. Đồng thời, phiếu đăng ký dự tuyển công chức là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định cho cá nhân có phiếu đăng ký dự tuyển tham dự kỳ thi tuyển dụng công chức.

2. Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức và hướng dẫn soạn thảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

……, ngày…. tháng…. năm ……

[Dán ảnh 4×6]

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

Vị trí dự tuyển[1]:

……

Đơn vị dự tuyển[2]:

……

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: ……[ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân]

Ngày, tháng, năm sinh: …… Nam[3] □ Nữ □ [ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân]

Dân tộc: … Tôn giáo: …… [ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân]

Số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân: …… Ngày cấp: … Nơi cấp: … [ghi theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân]

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: …… Ngày chính thức: ……

Số điện thoại di động để báo tin: ……… Email: ……

Quê quán: ……[ghi theo Giấy Khai sinh, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố]

Hộ khẩu thường trú: ……[ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố]

Chỗ ở hiện nay [để báo tin]: ……[ghi địa chỉ hiện tại của người làm đơn, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố]

Tình trạng sức khoẻ: ……Chiều cao: …… Cân nặng: ……kg

Thành phần bản thân hiện nay: ……

Trình độ văn hoá: …… [ghi trình độ văn hóa]

Trình độ chuyên môn: ……

II. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH

Mối quan hệ—-Họ và tên—-Ngày, tháng, năm sinh—-Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, cơ quan, tổ chức công tác, học tập, nơi ở [trong, ngoài nước]; thành viên các tổ chức chính trị – xã hội…..]

1.

2.

3.

III. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Ngày, tháng, năm cấp văn bằng, chứng chỉ

Tên trường, cơ sở đào tạo cấp

Trình độ văn bằng, chứng chỉ

Số hiệu của văn bằng, chứng chỉ

Chuyên ngành đào tạo [ghi theo bảng điểm]

Ngành đào tạo

Hình thức đào tạo

Xếp loại bằng, chứng chỉ

IV. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC [nếu có]

Từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm /  Cơ quan, tổ chức công tác

….

V. MIỄN THI NGOẠI NGỮ, TIN HỌC

[Thí sinh thuộc diện miễn thi ngoại ngữ, tin học cần ghi rõ lý do miễn thi ở mục này]

Miễn thi ngoại ngữ do: ……

Miễn thi tin học do: ……

VI. ĐĂNG KÝ DỰ THI MÔN NGOẠI NGỮ

[Thí sinh lựa chọn và ghi rõ đăng ký thi một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm tại Thông báo tuyển dụng].

Đăng ký dự thi ngoại ngữ: ……

VII. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN [nếu có]

……

VII. NỘI DUNG KHÁC THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG

………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên của tôi là đúng sự thật. Sau khi nhận được thông báo trúng tuyển tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu sai sự thật thì kết quả tuyển dụng của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và cam kết không đăng ký tham gia kỳ tuyển dụng kế tiếp tại cơ quan tuyển dụng./.

NGƯỜI VIẾT PHIẾU

[Ký, ghi rõ họ tên]

Hướng dẫn soạn thảo:

[1] Ghi đúng vị trí việc làm đăng ký dự tuyển;

[2] Ghi đúng tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng;

[3] Người viết phiếu tích dấu X vào ô tương ứng ô Nam, Nữ.

3. Căn cứ, điều kiện tham dự thi tuyển dụng công chức

3.1. Căn cứ tuyển dụng công chức

– Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

– Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:

+ Số lượng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của cơ quan sử dụng công chức;

+ Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm;

+ Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số [nếu có], trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;

+ Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển [nếu có] đối với từng nhóm đối tượng: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;

+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;

+ Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;

3.2. Điều kiện tham dự thi tuyển công chức

Tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về điều kiện tham dự thi tuyển công chức gồm:

* Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

– Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

* Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

– Không cư trú tại Việt Nam;

– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

4. Tổ chức thi tuyển dụng công chức

Tại Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì hoạt động tổ chức thi tuyển dụng công chức tại Điều 8, theo đó,  thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:

* Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung

– Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.

– Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:

Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;

Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;

Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.

– Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;

Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;

Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

– Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;

– Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

* Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

– Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.

– Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

– Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút [trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị]; thi viết 180 phút [không kể thời gian chép đề]. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.

– Thang điểm [thi phỏng vấn, thi viết]: 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.

– Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề