Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào khi Pháp chiếm được thành Hà Nội (1873)

Bài 20 -  CHIẾN SỰ LAN RÔNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA

NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

PHẦN A: MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: học bài này các em cần nắm được:

- Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự VN từ 1873 - 1884.

- Cuộc chiến đấu của ND Bắc và Trung Kì trong những năm1873-1874 và 1882-1884.

- Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

2. Về thái độ:

- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước.

- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

- Quý trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.

PHẦN B: NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC SINH CẦN GHI VÀO TẬP ĐỂ HỌC

Tiết 01:

I. Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và phong trào kháng chiến ở Bắc Kì những năm 1873-1874.[ Phần I này trong sách giáo khoa gồm 3 tiểu mục, theo chương trình giảm tải của Bộ GDĐT thì mục 1 các em không học, mục 2 và 3 nhập lại thành mục I này].

* Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất

- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp âm mưu xâm lược Bắc kì.

- Lấy cớ giải quyết “vụ Đuy-Puy” gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc do Gác-ni-ê chỉ huy.

- 20/11/1873, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, rồi chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

* Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng.

- Trong thành Nguyễn Tri Phương chỉ huy chiến đấu dũng cảm và hi sinh, Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.

- Nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với giặc.

- 21/12/1873, quân ta phục kích ở Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận -> TD Pháp hoang mang thương lượng với triều đình.

- 1874, triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.

Tiết 02:

II. Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì 1882 - 1884

* Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai [1882 - 1883]

- 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

- 25/4/1882, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội.

- 3/1883, Pháp chiếm Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.

* Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến          

- Quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy đã chiến đấu anh dũng nhưng thành mất, Hoàng Diệu hy sinh.

- Nhân dân chiến đấu anh dũng, tiêu biểu là trận phục kích Cầu Giấy lần hai [19/5/1883] Ri-vi-e bị thiệt mạng, thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của dân ta.

III. TD PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884

  1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An

[đọc thêm]

2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884 . Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng

- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An triều đình Huế xin vội đình chiến.

- Lợi dụng sự suy yếu của triều đình, 25/8/1883, Pháp buộc triều đình Huế kí hiệp ước Hác măng. Với Hiệp ước Hácmăng VN trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

- 6/6/1884, Pháp đã kí với triều đình hiệp ước Patơnốt, chính thức đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước VN

PHẦN C: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆP

Câu 1. Nguyễn Tri Phương là người lãnh đạo quan quân triều đình chống

A. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất.

B. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.

C. Pháp mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương.

D. Pháp mở rộng đánh chiếm công Nam Định.

Câu 2. Trận Cầu Giấy lần nhất có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh ?

A. Pháp hoang mang lo sợ.

B. Pháp quyết tâm đánh chiếm Việt Nam.

C. Tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

D. Buộc Pháp phải rút quân khỏi Bắc Kì.

Câu 3. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, cuộc chiến đấu của quan quân triều đình đã

A. giành thắng lợi quyết định.

B. nhanh chóng tan rã.

C. cùng nhân dân phối hợp chiến đấu.

D. chuyển sang bí mật chống Pháp.

Câu 4. Những nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai?

A. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc.

B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

C. Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Tri Phương.

D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm.

Câu 5. Với hiệp ước Giáp Tuất [1874], triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

A. ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

B. ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

C. sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

D. sáu tỉnh Bắc Kỳ là đất thuộc Pháp.

Câu 6. Vụ Đuy-puy ở Bắc Kì đã dẫn đến sự kiện nào?

A. Pháp cam kết không đưa quân ra Bắc Kì.

B. Triều đình Huế đã giải quyết triệt để vụ Đuy- puy.

C. Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy –puy tấn công ra Bắc.

D. Nhà Thanh can thiệp vào việc giải quyết vụ Đuyu-puy.

Câu 7. Nội dung nào không đúng thể hiện sự khác nhau về thái độ của nhân dân và triều đình trước hành động xâm lược của Pháp?

A. Triều đình lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi cuối cùng.

B. Triều đình ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến, đàn áp khởi nghĩa nhân dân.

C. Nhân dân không hạ vũ khí theo lệnh triều đình, tự động kháng chiến.

D. Sĩ phu, văn thân yêu nước bất hợp tác với Pháp.

Câu 8. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc lần thứ hai [1882]?

A. Giải quyết vụ Đuy puy.

B. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Đem quân giúp đỡ cho Gác-ni-ê.

D. Đàn áp phong trào của nhân dân.

Câu 9. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai [19-5-1883] có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

B. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân.

C. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp.

D. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình.

Câu 10. Theo nội dung Hiệp ước Hácmăng, Nam Kì là

A. xứ bảo hộ của Pháp.

B. vùng đất giao cho triều đình quản lí.

C. xứ thuộc địa của Pháp.

D. vùng đất vẫn giữ được độc lập.

PHẦN D: DẶN DÒ

Các em học bài và làm bài tập trắc nghiệp sau đó nộp lại cho thầy qua tin nhắn Zalo [hạn chót nộp bài thứ hai tuần sau 27/4].

GV: NGUYỄN VĂN HẬU

Video liên quan

Chủ Đề