Phương pháp nghiên cứu tội phạm học

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Phương pháp nghiên cứu tội phạm học


Please use this identifier to cite or link to this item: https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/41232

Title: Về phương pháp nghiên cứ của tội phạm học
Authors: Lê Thị Sơn
Keywords: Lê Thị SơnPháp luậtTội phạmTội phạm họcNghiên cứu thực nghiệm

Khoa học thực nghiệm

Abstract: Phương pháp nghiên cứu tổng quát của tội phạm học là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và do đó tội phạm học được gọi là khoa học thực nghiệm. Có hai loại nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng cho hai loại hoạt động khác nhau của quá trình nghiên cứu thực nghiệm – tội phạm học là: Phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn; và phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học.
Issue Date: 2011
Type: Tạp chí
Extent: 9tr.
Method: Tạp chí Luật học số 6-2011
Language: vi
Appears in Collections:Phân quyền - Pháp luật
Phân quyền - Tư pháp

Tội phạm học là gì? Phương pháp luận của tội phạm học? Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của tội phạm học?

Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật đang có xu hướng ra tăng với hàng loạt các vụ án hình sự mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Sự tăng nhanh của tội phạm buộc chúng ta phải nhìn nhận vấn đề, tìm hiểu kĩ lưỡng để đưa ra những lời giải. Và tội phạm học là lời giải cho những vướng mắc của ta. Vậy tội phạm học là gì? Phương pháp luận và đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này ra sao? Bài viết dưới đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật Dương Gia  sẽ phân tích rõ cho bạn đọc về vấn đề này.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tội phạm học là gì?

– Tội phạm học là một ngành khoa học thực nghiệm nghiên cứu tội phạm học như một hiện tượng xã hội, nguyên nhân của các hành vi phạm tội, các hậu quả do hành vi phạm tội gây ra cho các nạn nhân và xã hội cũng như các biện pháp, cách thức mà các cơ quan nhà nước áp dụng đấu tranh với các hành vi phạm tội. Nó được xem là một bộ môn khoa học có tính lý luận chung, cung cấp những thông tin mang tính cơ sở cho việc ứng dụng tri thức của các ngành khoa học xã hội – pháp lý khác liên quan tới nghiên cứu hành vi nguy hiểm xã hội như khoa học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Thi hành án hình sự, Điều tra hình sự và các ngành khoa học khác…

– Tội phạm học sinh ra do nhu cầu giải thích, khám phá bản chất và các quy luật phát sinh, phát triển các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng và quá trình tiêu cực, bất lợi cho xã hội, nhà nước và con người thông qua khám phá chính bản chất của các hiện tượng và quá trình tiêu cực, bất lợi đó cũng như những nguyên nhân đã phát sinh và các điều kiện hoàn cảnh khách quan thuận lợi cho sự phát triển, gia tăng các hiện tượng, quá trình đó nhằm mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn, vô hiệu hóa các nguyên nhân và điều kiện. Nói cách khác, Tội phạm học được sinh ra nhằm nghiên cứu những quy luật khách quan gắn liền với tình hình tội phạm, nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm và các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn vô hiệu hóa nguyên nhân đã đã dẫn đến các hiện tượng và quá trình đó.

– Xã hội ngày các phát triển, nhu cầu sống ngày càng được nâng cao, mong muốn thỏa mãn những mong muốn, yêu cầu của bản thân trong mỗi cá nhân lớn. Kéo theo đó, những hành vi phạm tội xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay, những vụ án hình sự liên quan đến vấn đề giết người, cướp cũ, hiếp dâm, hành hung,…có dấu hiệu phát triển. Sự gia tăng của các vụ việc mang tính chất đặc biệt nguy hiểm đã đặt ra câu hỏi lớn: Tại sao những vụ án thương tâm đó lại có thể xảy ra? Khi thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm đã có ý thức như thế nào? Suy nghĩ trước, trong và sau khi phạm tội của con người ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi này, một môn khoa học mang tên tội phạm học ra đời.

2. Phương pháp luận của tội phạm học:

Phương pháp luận của tội phạm học là hệ thống các khái niệm, quy tắc, phạm trù nhận thức cho phép chủ thể nghiên cứu tiếp cận, lý giải, đánh giá về những vấn đề mà tội phạm học nghiên cứu. Có thể nói, tội phạm học sử dụng các khái niệm, nguyên tắc, quy luật,, phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận.

– Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, tội phạm học khẳng định sự tồn tại khách quan của tình hình tội phạm và mối liên hệ tác động qua lại giữa tình hình tội phạm và các đối tượng khác. Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng tồn tại bất biến mà nó hình thành, phát triển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tình hình tội phạm thay đổi ở hình thái số lượng- vật chất, cái chung- cái riêng, nội dung- hình thức đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa tình hình tội phạm với những quy luật phát triển chung của Nhà nước và xã hội. Cùng với đó, phương pháp luận duy vật biện chứng giúp làm sáng rõ mối quan hệ giữa tình hình tội phạm với các yếu tố phát sinh lên nó.  Nói cách khác, phương pháp luận duy vật biện chứng giúp thể hiện một cách rõ ràng, khách quan tình hình tội phạm. Nó giúp nhận biết tội phạm xuất phát từ những nguyên nhân nào. Hành vi tội phạm bắt nguồn từ đâu. Những nguyên nhân- hậu quả xoay quanh vấn đề tội phạm đó. Có phương pháp luận duy vật biện chứng, các nhà nghiên cứu sẽ phân tích, nhìn sâu và hiểu rõ bản chất của ngành tội phạm học, quy luật vận động phát triển của nó. Từ đó, đưa ra những đánh giá chuyên sâu, cách nhìn nhận khách quan về tâm lý tội phạm. Bên cạnh đó, song song với việc nhìn nhận được hành vi vi phạm, nhà nghiên cứu tội phạm học sẽ đưa ra được các biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa hành vi phạm tội.

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, nhà nghiên cứu đặt tình hình tội phạm trong mối quan hệ vận động, phát triển của kinh tế và xã hội. Có thể nói, tội phạm học- quy luật xã hội phát triển song hành với nhau. Quy luật vận động, biến đổi của xã hội hình thành nên tội phạm học. Ngược lại, tội phạm học chi phối sự vận động, phát triển của nền kinh tế xã hội. Chỉ khi nào đặt tình hình tội phạm trong mối quan hệ với những hiện tượng kinh tế, xã hội đang tồn tại để đi sâu vào khám phá, nghiên cứu thì mới có thể hiểu đúng, hiểu đủ bản chất, quy luật hình thành, phát triển của tình hình tội phạm.

– Phương pháp luận duy vật lịch sử định hướng tiếp cận lịch sử về tình hình tội phạm: hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Thông thường, tình hình tội phạm xuất hiện, phát triển, thậm chí là tiêu vong thường gắn liền với những hoàn cảnh, sự kiện cụ thể. Ở từng giai đoạn lịch sử, điều kiện xã hội khác nhau, quy luật vận động phát triển khác nhau, đã ảnh hưởng và tác động lên sự biến chuyển của tình hình tội phạm. Phương pháp luận duy vật lịch sử giúp các nhà nghiên cứu nhìn thấu, nhìn sâu được bản chất của tình hình tội phạm: từ lúc hình thành đến khi chấm dứt. Sự phát triển, biến đổi của tình hình tội phạm cũng được thể hiện rõ ràng, sâu sắc thông qua phương pháp luận duy vật lịch sử.

Có thể nói, phương pháp luận của tội phạm học là hệ thống các khái niệm các luận điểm, nguyên tắc quy luật phạm trù của triết học Mác – Lênin và của các ngành khoa học xã hội như xã hội học, tâm lý học cho ta phương thức nghiên cứu đối tượng của tội phạm học và trở thành phương pháp luận của tội phạm học. Hai phương pháp luận chủ yếu này giúp người nghiên cứu nhìn rõ được bản chất của tình hình tội phạm: nguyên nhân của hành vi phạm tội, quá trình diễn ra, chấm dứt, ý chí của chủ thể vi phạm…Từ đó, có những phân tích khách quan nhất của vấn đề, đưa ra kết quả chung nhất mà chúng ta muốn hướng tới: đưa ra những biện pháp ngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa hành vi phạm tội, bảo vệ sự ổn định, văn minh của xã hội.

3. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học:

Tội phạm học gồm những đối tượng nghiên cứu chủ yếu sau đây:

– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm:

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu phổ biến của tội phạm học. Trong suốt quá trình nghiên cứu tội phạm luôn gắn liền theo đó là quá trình tìm tòi phát hiện ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Tình hình phạm tội luôn bắt nguồn từ những nguyên nhân nhất định. Những nguyên nhân này thường chịu sự chi phối, quyết định của các hiện tượng, quá trình xã hội. Nếu không xác định được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thì không thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm, trong tội phạm học. Từ những nguyên nhân của tình hình tội phạm, nhà người cứu sẽ tìm ra được nguồn cơn dẫn đến khởi đầu của hành vi phạm tội, nắm bắt được tâm lý tội phạm, từ đó đưa ra những biện pháp ngăn chặn.

– Nhân thân người phạm tội:

Nhân thân người phạm tội là một trong những đối tượng nghiên cứu của tội phạm học, bởi: Thông qua nhân thân của người phạm tội, ta sẽ phần nào hiểu được tính cách, ý chí của người thực hiện hành vi phạm tội, từ đó dễ dàng hơn trong việc điều tra. Bên cạnh đó, nhân thân người phạm tội là tấm gương phản chiếu tất cả các hiện tượng, quá trình xã hội mà người phạm tội thu nhận được; những nguyên nhân và điều kiện phạm tội được thể hiện trong nhân thân người phạm tội. Vậy nên, xem nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu sẽ tìm hiểu và phân tích được rõ hơn về tình hình tội phạm. Từ đó đưa ra những biện pháp hạn chế hành vi phạm tội.

– Phòng ngừa tình hình tội phạm:

Phòng ngừa tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu quan trọng của tội phạm. Nó đưa ra các nguyên tắc về tổ chức công tác phòng ngừa, kế hoạch hoạt động phòng ngừa

– Các đối tượng nghiên cứu khác của tội phạm học:

Ngoài bốn thành phần cơ bản nêu trên, trong đối tượng nghiên cứu của tội phạm học còn những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của tội phạm học như: Nghiên cứu lí luận và thực tiễn đấu tranh với tội phạm ở các nước khác trên thế giới để rút ra kinh nghiệm; nghiên cứu sự ra đời và phát triển của tội phạm học trong lịch sử; nghiên cứu nạn nhân học; nghiên cứu vấn đề hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh với tình hình tội phạm

Đây được xem là những đối tượng nghiên cứu chính của tội phạm học. Thông qua việc nghiên cứu các đối tượng này, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra được những phân tích khách quan, đúng đắn nhất về vấn đề. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học tội phạm học, hạn chế đến mức tối đa những hành vi vi phạm thông qua việc tìm hiểu, nắm bắt tâm lý tội phạm.