Qua những chi tiết nói về mẹ en-ri-cô, em cảm thấy bà là người như thế nào?

Soạn văn 7 tập 1 bài 1 [trang 10]

Văn bản Mẹ tôi là một bức thư đầy cảm động về tình cảm gia đình. Tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.

Download.vn xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Mẹ tôi, giúp cho học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn văn 7: Mẹ tôi

I. Một vài nét về tác giả

- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi [1846 - 1908] là nhà văn người I-ta-li-a.

- Ông là tác giả của những cuốn sách như: Cuộc đời của các chiến binh [tập truyện ngắn, 1868], Cuốn truyện của người thầy [1890], Giữa trường và nhà [tập truyện ngắn 1892]...

- Ông được biết đến với tác phẩm dành cho thiếu nhi nổi tiếng khắp thế giới: Những tấm lòng cao cả [1886].

II. Đôi nét về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản “Mẹ tôi” trong SGK được rút ra từ tập truyện “Những tấm lòng cao cả” sáng tác năm 1886.

2. Tóm tắt

En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm khiến cho bố rất phiền lòng. Chính vì vậy, bố đã viết thư cho em để bày tỏ thái độ và khuyên nhủ con. Bố cũng kể lại những việc làm, sự hy sinh và tình cảm của mẹ dành cho con. Cuối cùng là lời yêu thương và hy vọng En-ri-cô không tái phạm lại lỗi lầm.

Xem thêm tại Tóm tắt truyện Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “xúc động vô cùng”. Lời bộc bạch của En-ri-cô khi nhận được thư của bố.
  • Phần 2: Còn lại. Nội dung bức thư: Thái độ và lời khuyên nhủ của người bố dành cho En-ri-cô trước hành động thiếu lễ độ với mẹ.

4. Giá trị nội dung

Văn bản đề cao giá trị của tình cảm gia đình, nhất là tình cảm kính trọng yêu thương dành cho cha mẹ.

5. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản được viết dưới dạng một bức thư giúp người viết dễ dàng bộc lộ cảm xúc.

- Giọng văn nhẹ nhàng nhưng cũng mạnh mẽ góp phần thể hiện thái độ của người viết.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Lời bộc bạch của En-ri-cô khi nhận được thư của bố

Bức thư được mở đầu một cách trực tiếp:

- Lý do viết bức thư:

  • “Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
  • Để cảnh cáo En-ri-cô, người bố đã viết bức thư.

- Thái độ của En-ri-cô khi nhận thư: xúc động vô cùng.

=> Bức thư giống như “một món quà” về bài học ứng xử nhẹ nhàng mà sâu sắc dành cho En-ri-cô.

2. Nội dung bức thư

- Thái độ của bố trước hành động của con:

  • Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
  • Tức giận khi nhớ lại hành động của con.
  • Ngạc nhiên về thái độ của con: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”

- Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô qua lời kể của bố:

  • Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng con.
  • Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
  • Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.

=> Đó là một người mẹ vĩ đại với tình yêu thương con vô bờ bến.

- Tưởng tượng về tương lai:

  • Khi đã khôn lớn trưởng thành, chắc chắn sẽ có lúc con mong ước được nghe tiếng nói của mẹ, được mẹ ôm vào lòng.
  • Con sẽ cay đắng khi nhớ lại day dứt khi nhớ lại hành động ngày hôm nay.

=> Khẳng định vai trò của gia đình: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.

- Lời khuyên răn của bố:

  • “Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”.
  • “Từ nay con không được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
  • Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ.
  • “Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa” .

=> Một lời khuyên nhủ quyết liệt nhưng thuyết phục, không gây cảm giác nặng nề, ép buộc.

3. Ý nghĩa của bức thư

- Đề cao vai trò của tình cảm gia đình.

- Khuyên nhủ con người phải biết kính trọng và yêu thương cha mẹ.

Soạn văn Mẹ tôi ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?

Lý do:

- Nhân vật được nhắc đến trong nội dung của bức thư: người mẹ.

- Bức thư được người bố viết cho con gái nhưng lại nói về tình cảm của người mẹ dành cho con. Qua đó muốn nhắc nhở đứa con gái về thái độ vô lễ với mẹ.

Câu 2. Thái độ của người bố với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì đã khiến ông có thái độ như vậy?

- Thái độ: tức giận, buồn bã và thất vọng.

- Điều này được thể hiện qua: từ ngữ, giọng điệu và hình ảnh trong bức thư.

  • Bố cảnh cáo: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
  • Bố ngạc nhiên: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?
  • Bố khuyên nhủ: “Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”; “Thà rằng không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

- Lý do: Do người bố đã chứng kiến hành động thiếu lễ độ với mẹ của En-ri-cô vào sáng này khi cô giáo đến thăm.

Câu 3. Trong truyện có những hình ảnh chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô. Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

- Hình ảnh, chi tiết:

  • Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con.
  • Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
  • Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.

=> Mẹ của En-ri-cô là một người dịu dàng, nhân hậu và có tình thương yêu sâu nặng với đứa con của mình. Đó cũng là một người mẹ giàu đức hy sinh.

Câu 4. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lý do trong SGK.

a. Vì bố đã gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

Ngoài những lí do trên, còn có lí do khác đó là:

  • En-ri-cô đã nhận ra lỗi lầm của bản thân
  • En-ri-cô vốn là một đứa trẻ hiếu thảo và biết yêu thương cha mẹ.

Câu 5. Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

Lý do:

- Những tình cảm sâu sắc thường kín đáo và tế nhị, lựa chọn hình thức “một bức thư” giúp cho cả người viết và người đọc có khoảng thời gian để suy ngẫm và cảm nhận.

- Bức thư luôn có người nhận, ở đây chỉ có En-ri-cô nhận được. Nó thể hiện sự riêng tư và tôn trọng câu chuyện của hai bố con.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng to lớn của người mẹ với con và học thuộc đoạn đó.

Gợi ý:

- Đoạn từ “Hãy nghĩ xem” đến “ngày mà con mất mẹ”

- Học sinh tự học thuộc.

Câu 2. Hãy kể lại một sự việc em gây ra khiến cha mẹ phải buồn phiền.

Gợi ý:

- Sự việc: Trốn học đi chơi, bị điểm kém trong kì thi, ăn trộm tiền của bố mẹ…

- Hoàn cảnh diễn ra: Hôm đó là buổi học môn Sử, cô giáo dạy không hay nên em đã trốn tiết cùng nhóm bạn xuống căng-tin.

- Diễn biến:

  • Cô giáo kiểm tra sĩ số lớp nhưng bạn lớp trưởng đã bao che giúp em.
  • Chỉ đến khi cô gọi em lên bảng trả lời bài, cô mới phát hiện ra em không có trong lớp.
  • Cô giáo tức giận, ghi tên em vào sổ ghi đầu bài.
  • Cuối tuần giờ sinh hoạt lớp, em bị cô giáo chủ nhiệm phê bình và gọi điện về cho phụ huynh.
  • Khi bố mẹ em biết chuyện đã rất buồn và thất vọng.
  • Mẹ đã nói chuyện riêng với em.
  • Kết quả: Em cảm thấy rất có lỗi và tự hứa sẽ không tái phạm.

Soạn bài Mẹ tôi - Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?

Lý do:

- Nhân vật được nhắc đến trong nội dung của bức thư: người mẹ.

- Bức thư được người bố viết cho con gái nhưng lại nói về tình cảm của người mẹ dành cho con. Qua đó muốn nhắc nhở đứa con gái về thái độ vô lễ với mẹ.

Câu 2. Thái độ của người bố với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì đã khiến ông có thái độ như vậy?

- Thái độ: tức giận, buồn bã và thất vọng.

- Điều này được thể hiện qua: từ ngữ, giọng điệu và hình ảnh trong bức thư.

  • Bố cảnh cáo: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
  • Bố ngạc nhiên: “Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?
  • Bố khuyên nhủ: “Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”; “Thà rằng không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

- Lý do: Do người bố đã chứng kiến hành động thiếu lễ độ với mẹ của En-ri-cô vào sáng này khi cô giáo đến thăm.

Câu 3. Trong truyện có những hình ảnh chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô. Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

- Hình ảnh, chi tiết:

  • Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con.
  • Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
  • Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.

=> Mẹ của En-ri-cô là một người dịu dàng, nhân hậu và có tình thương yêu sâu nặng với đứa con của mình. Đó cũng là một người mẹ giàu đức hy sinh.

Câu 4. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lý do trong SGK.

a. Vì bố đã gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

Ngoài những lí do trên, còn có lí do khác đó là:

  • En-ri-cô đã nhận ra lỗi lầm của bản thân
  • En-ri-cô vốn là một đứa trẻ hiếu thảo và biết yêu thương cha mẹ.

Câu 5. Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

- Những tình cảm sâu sắc thường kín đáo và tế nhị, lựa chọn hình thức “một bức thư” giúp cho cả người viết và người đọc có khoảng thời gian để suy ngẫm và cảm nhận.

- Bức thư luôn có người nhận, ở đây chỉ có En-ri-cô nhận được. Nó thể hiện sự riêng tư và tôn trọng câu chuyện của hai bố con.

II. Luyện tập

Hãy kể lại một sự việc em gây ra khiến cha mẹ phải buồn phiền.

Gợi ý:

Mỗi đứa trẻ đều từng mắc phải lỗi lầm khiến cho bố mẹ cảm thấy phiền lòng. Tôi cũng vậy, nhưng sau đó tôi đã nhận ra được một bài học quý báu.

Tôi vốn là một cậu bé khá nghịch ngợm, rất thích trò chơi điện tử. Nhưng vì nhà không có máy tính nên thỉnh thoảng vào cuối tuần, tôi thường cùng với các bạn rủ nhau ra quán chơi. Con trai chúng tôi một khi đã ngồi trước màn hình máy tính là dường như quên hết mọi chuyện.

Tối hôm đó là thứ hai đầu tuần. Trong khi ngồi học bài mà đầu tôi cứ nghĩ đến trận đấu ngày hôm qua với Hùng - cậu bạn thân cùng lớp cũng đam mê trò chơi điện tử giống tôi. Càng nghĩ tôi cảm thấy không phục vì bản thân chơi giỏi hơn bạn ấy. Không! Phải tập dượt cho thành thạo để chiến thắng, để “dằn mặt” cho Hùng “đỡ kiêu ngạo”. Trong óc tôi chợt nảy ra một ý. Tôi đứng lên, gấp sách lại rồi nói với mẹ:

- Mẹ ơi ! Bài Toán này khó quá ! Mẹ cho con sang nhà Hùng để hỏi, mẹ nhé!

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm. Tôi liền chạy vụt đi. Nhà Hùng ở cuối phố, cách nhà tôi chỉ vài trăm mét. Qua mấy điểm chơi điện tử, chỗ nào cũng lố nhố người. Lấm lét nhìn quanh, không thấy ai quen, tôi rẽ vội vào quán điện tử. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai khiến tôi giật mình:

- Nghỉ thôi cháu! Muộn quá rồi!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Đã hơn mười một giờ rồi. Tôi sợ hãi đứng dậy trả tiền rồi ra về.

Lòng đầy lo lắng, tôi vừa đi vừa tìm cách đối phó nhưng nghĩ mãi không ra. Bất chợt, có tiếng xe máy dừng ngay bên cạnh và giọng nói nghiêm túc của bố tôi cất lên:

- Tuấn, mau lên xe!

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

- Bố… bố… đi tìm con ạ?

- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Hùng nhờ bạn giảng bài, nhưng muộn quá không thấy con về nên nhờ bố đi đón con.

Giọng bố rất bình thản nhưng tôi biết là bố đang kìm nén cơn giận dữ. Một nỗi sợ hãi ghê gớm khiến em choáng váng. Như một cái máy, tôi leo lên xe để bố chở về nhà. Khi về đến nhà, tôi thấy mẹ vẫn chưa đi ngủ mà đang ngồi đợi mình. Chắc chắn mẹ đã rất lo lắng cho tôi. Tôi liền cảm thấy thật có lỗi. Bước vào nhà, tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:

- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố hy vọng con sẽ ý thức được điều đó!

Nghe xong, tôi nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Đây quả là một bài học đáng nhớ dành cho tôi.

Cập nhật: 11/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề