Quá trình tiêu hóa gồm những hđ nào

Suckhoedoisong.vn - Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Các cơ quan này giúp cắt nhỏ và phân giải thức ăn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.

Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?

Hệ tiêu hóa ở người được chia làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa tụy, gan, mật.

Quá trình tiêu hóa bắt đầu hoạt động khi thức ăn được đưa vào miệng. Cơ hàm giúp nghiền thức ăn thành miếng nhỏ. Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt giúp làm ướt, mềm thức ăn đồng thời có chứa các enzym giúp phân hủy tinh bột, protein thành các phân tử nhỏ và đơn giản hơn.

Thức ăn sau khi được cắt nhỏ bắt đầu đi xuống họng rồi xuống thực quản. Thực quản tiếp nhận thức ăn và chuyển xuống dạ dày bằng các cơ co thắt [hay nhu động]. Thực quản và dạ dày được ngăn bởi cơ vòng thực quản dưới, hay còn gọi là “van”. Chiếc “van” này giúp thức ăn ở dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.

[Ảnh minh họa]

Tại dạ dày, hoạt động co bóp cùng axit dạ dày sẽ phân giải thức ăn thành dạng bán lỏng. Trong ruột non, quá trình tiêu hóa diễn ra phần lớn tại đây với sự hỗ trợ của dịch mật, dịch tụy và dịch ruột. Các tế bào biểu mô ruột chứa nhiều vi nhung mao giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Trong ruột già, thức ăn di chuyển chậm hơn để tạo điều kiện cho quá trình lên men của hệ vi khuẩn đường ruột diễn ra. Tại đây nước được hấp thụ và chất thải lưu trữ dưới dạng phân để thải ra ngoài theo đường đại tiện qua ống hậu môn và hậu môn.

Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Ở đoạn trên của ống tiêu hóa, các vi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hóa bằng cách lên men thức ăn đã nghiền nát. Carbohydrate làm sản sinh axit béo chuỗi ngắn. Các tế bào ruột già dùng axit béo này như một loại nguyên liệu. Nhờ đó, nhu động ruột được kích thích giúp các vấn đề tiêu hóa diễn ra trơn tru. Từ đó ngăn chặn và cải thiện được táo bón, biếng ăn, tiêu chảy.

Những vấn đề phổ biến của hệ tiêu hóa mà bạn nên biết

Hệ thống tiêu hóa đóng vai trò khá quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Tiêu biểu là đường ruột. Trong cuốn Nhân tố Enzyme của giáo sư Hiromi Shinya [Giáo sư chuyên ngành phẫu thuật tại Đại học Y Albert Einstein, Trưởng khoa nội soi bệnh viện Beth Israel] có viết rằng “Đường ruột chính là bộ não thứ 2 biết tự suy nghĩ”.

Chính vì vậy, khi đường ruột gặp vấn đề, một mắt xích quan trọng trong hệ thống tiêu hóa bị chệch gây ảnh hưởng đến cả hệ thống. Các bệnh thường gặp phổ biến khi hệ tiêu hóa “gặp nạn” như:

- Trào ngược dạ dày thực quản

- Bệnh viêm đại tràng, bệnh Crohn

- Bệnh trĩ

- Rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy…

Rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể do ăn phải thức ăn đã bị ôi thiu nhiễm khuẩn hoặc thức ăn có chứa độc tố vi khuẩn tiết ra, các loại độc tố này gây tác động lên niêm mạc ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, vi khuẩn gây hại theo thức ăn, đồ uống xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.

[Ảnh minh họa]

Khi số lượng hại khuẩn tăng, chúng tiết độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, thành đại tràng, xâm lấn và tấn công lợi khuẩn bằng cách tranh chỗ bám, thức ăn, dinh dưỡng… Không đủ lợi khuẩn sẽ không hỗ trợ cơ thể sản xuất và tổng hợp vitamin, enzyme khiến việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém và dần suy yếu. Từ đó gây ra vấn đề táo bón, tiêu chảy, hay biếng ăn.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh tiêu hóa mạn tính gây chứng ợ nóng, khó tiêu. Bệnh do van giữa thực quản và dạ dày suy yếu khiến axit dạ dày hoặc dịch mật trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Bệnh Crohn, viêm đại tràng là xuất hiện hiện những tổn thương thực thể [ổ viêm, viêm từng vùng] trên niêm mạc ruột, đại tràng. Bệnh có thể khiến bụng đau quặn, ăn không ngon, mất ngủ, đi ngoài nhiều lần phân nát, lỏng…

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo Pregmom là sản phẩm ứng dụng công nghệ “Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH” với thành phần chứa trên 3 tỷ lợi khuẩn sống Bacillus subtilis, Bacillus clausii, Bacillus coagulans và nước cất vừa đủ 5ml có tác dụng:

Nếu hiểu rõ về hệ tiêu hóa cũng như cách hoạt động của những cơ quan này, bạn có thể bảo vệ, cải thiện hoạt động của cơ quan này tốt hơn, đồng thời phòng tránh nhiều bệnh lý liên quan.

1. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?

Hệ tiêu hóa con người gồm rất nhiều cơ quan, bắt đầu từ miệng là nơi nhận thức ăn đến hậu môn thải chất không tiêu hóa được ra ngoài. Cơ quan này chịu trách nhiệm phá vỡ cấu trúc, hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm để sử dụng cho hoạt động sống. Để thực hiện điều này, cần sự kết hợp của cả hoạt động nhai, nghiền cơ học và các enzyme phân hủy sinh học.

Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan, giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể

Dưới đây là các chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa:

1.1. Cổ họng

Cổ họng là nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng để đi xuống thực quản. Đây chỉ là cơ quan trung gian giúp vận chuyển thức ăn.

1.2. Thực quản

Thực quản nằm dưới cổ họng, là một ống dài có chức năng đưa thức ăn xuống dạ dày. Thực quản tạo những cơn nhu động co thắt để đẩy thức ăn xuống, đồng thời giữ thức ăn ở dạ dày không bị trào ngược lên bằng một “van” cơ học.

1.3. Túi mật

Đây là một túi nhỏ, nằm sát gan. có chiều dài khoảng 80 - 100mm. Túi mật có tác dụng co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó vào tá tràng và xuống ruột non, giúp tiêu hóa các chất béo. Túi mật có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể.

1.4. Gan

Gan có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc. Đây được ví như nhà máy hóa chất của cơ thể, đảm trách và điều hòa các phản ứng hóa sinh.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, phân hủy thức ăn quan trọng

1.5. Dạ dày

Dạ dày là cơ quan quan trọng, nó được cấu tạo dạng một cái túi gồm rất nhiều cơ. Khi tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, acid và enzyme sẽ được tiết ra, trộn lẫn với thức ăn để thủy phân các protein và dưỡng chất cần thiết.

Thời gian lưu trữ của thức ăn tại dạ dày khá lâu do phải thực hiện quá trình phân hủy hầu hết thức ăn, kết quả là dạng chất lỏng hoặc bột nhão sẽ được di chuyển xuống ruột non.

1.6. Ruột non

Ruột non của con người dài đến 6 mét, là nơi thức ăn sẽ tiếp tục được phân hủy, phá vỡ cấu trúc nhờ các enzyme tiết ra từ mật gan hoặc tuyến tụy. Với chiều dài như vậy¸ nhu động ruột giúp thức ăn di chuyển suốt cơ quan này, đồng thời trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa.

Thức ăn qua ruột non tiếp tục được phân hủy tại tá tràng, sau đó dưỡng chất được hấp thụ tại hỗng tràng và hồi tràng trước khi chuyển vào máu.

1.7. Đại tràng

Khi quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất kết thúc, các chất còn lại không hấp thu được sẽ được chuyển xuống đại tràng ở dạng lỏng. Tại đây đại tràng tiếp tục hút nước từ dịch để chuyển chất thải thành dạng rắn, hay còn gọi là phân. Thông thường, phân được xử lý ở đại tràng trong khoảng 36 giờ.

Đại tràng là nơi xử lý thức ăn dư thừa thành phân

Phân chủ yếu chỉ gồm mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Vi khuẩn này cũng thực hiện nhiều chức năng hữu ích cho cơ thể như: tổng hợp Vitamin, xử lý chất thải, cặn lắng, bảo vệ cơ thể chống lại khuẩn hại.

1.8. Trực tràng

Trực tràng nằm ngay dưới đại tràng, có chiều dài khoảng 20cm. Khi phân được di chuyển xuống đây, các dây thần kinh đặc biệt sẽ bị kích thích, sau đó truyền tín hiệu đến vỏ đại não cho biết bạn cần đi đại tiện.

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chức năng này hoạt động chưa hoàn thiện nên trẻ chưa thể đi đại tiện tự chủ. Ở người lớn, khi muốn đi vệ sinh, não lại truyền tín hiệu làm giãn cơ vòng để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Nếu muốn nhịn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh, tạm thời bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh, phân tiếp tục được giữ lại tại đây.

Thức ăn trải qua quá trình tiêu hóa dài để cơ thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất

1.9. Hậu môn

Hậu môn là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa, được cấu tạo từ cơ sàn chậu và cơ thắt hậu môn. Chức năng của cơ quan này là lưu trữ và đào thải phân. Khi đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết dịch nhầy bôi trơn để phân có thể di chuyển dễ dàng khỏi cơ thể.

Như vậy, tiêu hóa thức ăn ở con người là một quá trình dài, phức tạp với sự tham gia, phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bất cứ vấn đề xảy ra ở một cơ quan nào của hệ tiêu hóa đều có thể ảnh hưởng, làm định trệ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất.

2. Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn cần ăn gì?

Khi các cơ quan này hoạt động không tốt, bạn có thể gặp phải nhiều tình trạng như: táo bón, trĩ, trào ngược dạ dày, suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất,… Với các rối loạn không phải bệnh lý, bạn có thể xử lý, tăng cường hệ tiêu hóa mà không cần dùng thuốc bằng các loại thực phẩm như:

2.1. Nước

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Cơ thể người cần được hấp thu từ 2- 3l nước lọc mỗi ngày, bạn cần uống nhiều hơn nếu tập thể dục, làm việc quá sức hoặc sống trong điều kiện khí hậu nóng.

Ngoài nước lọc, bạn cũng nên ăn nhiều loại trái cây, rau quả chứa nhiều nước như: bí xanh, dâu, dưa, cần tây, dưa chuột,…

Uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

2.2. Chất béo tốt

Bạn cần bổ sung đủ lượng chất béo vào cơ thể, tuy nhiên ưu tiên chất béo tốt để hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả. Thực phẩm giàu chất béo tốt nên bổ sung gồm: hạt chia, quả óc chó, các loại cá béo [cá thu, cá hồi, cá mòi], hạt lanh,…

2.3. Chất xơ

Cơ thể không có enzyme tiêu hóa chất xơ, song dưỡng chất này rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Chất xơ hòa tan chứa nhiều trong yến mạch, lúa mạch, các loại đậu, trái cây,… có khả năng hấp thu nước thành dạng gel di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa. Hấp thụ nhiều chất xơ này giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa, ngăn chặn hấp thu cholesterol và đường vào máu.

Chất xơ không hòa tan có nhiều trong bột mì nguyên cám, đậu, quả hạch, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt,… Dưỡng chất này không hòa tan trong nước nên cơ thể không thể phân hủy và hấp thu song sẽ làm tăng khối lượng, thúc đẩy đào thải cặn bã, sản phẩm dư thừa của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra một số chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt như: Glutamine, Probiotic, kẽm,…

Như vậy, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Hi vọng những thông tin MEDLATEC cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cơ chế hoạt động, từ đó bảo vệ và tăng cường hoạt động cho các cơ quan này hiệu quả hơn.

Chủ Đề