Quy mô của bạo loạn lật đổ diễn ra như thế nào

Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương. Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang và kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.

Trắc nghiệm: Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào:

A. Bạo loạn chính trị và bạo loạn vũ trang.

B. Bạo loạn vũ trang kết hợp với gây rối.

C. Kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.

D. Cả A và C đúng.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Cả A và C đúng.

Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang và kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Bạo loạn lật đổ là gì?

Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương.

Về hình thức của bạo loạn, gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.

Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược "diễn biến hoà bình" để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích động những phần tử quá khích, làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và trong một thời gian nhất định [thường chỉ diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn] tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo loạn lật đổ

Bạo loạn thường xảy ra khi đám đông có cảm giác bị đối xử không công bằng hoặcbất đồng quan điểm. Trong lịch sử, bạo loạn đã xảy ra do nghèo đói, thất nghiệp,điều kiện sốngtồi tàn,áp bứccủa chính phủ,thuếhoặcquân dịch bắt buộc, xung đột giữacác nhóm dân tộc, bạo loạn chủng tộc hoặc tôn giáo [bạo lực giáo phái,pogrom], kết quả của một sự kiện thể thao [bạo loạn thể thao,côn đồ bóng đá] hoặc sự thất vọng với các kênh hợp pháp dùng để giải quyết bất bình.

Trong khi các cá nhân có thể cố gắng lãnh đạo hoặc kiểm soát một cuộc bạo loạn, các cuộc bạo loạn thường bao gồm các nhóm vô tổ chức thường xuyên "hỗn loạn và thể hiệnhành vi bầy đàn".Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bạo loạn không phải là hành vi phi lý, giống như bầy đàn, mà thực sự tuân theo các chuẩn mực xã hội đảo ngược.

3. Một số đặc trưng chủ yếu của bạo loạn lật đổ

+ Bạo loạn lật đỗ là hoạt động bằng bạo lực có tổ chức của chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động để chống phá các nước tiến bộ trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Mục đích của bạo loạn lật đỗ nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hoặc trung ương. Diễn biến hòa bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ. Cả diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đỗ đều cùng bản chất phản cách mạng trong âm mưu chống phá các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa.

Ngoài hai khái niệm trên, cần lưu ý đến hành động gây rối. Đó là hành động quá khích của một số người làm mất ổn định trật tự, an toàn xã hội ở một khu vực [thường là hẹp] trong một thời gian nhất định [thường là ngắn].

4. Quy mô – phạm vi hoạt động

Quy mô bạo loạn lật đổ, có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ đến lớn. Diễn ra ở khắp nơi nhưng chủ yếu ở những nơi còn nhiều yếu kém.

Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém.

Lực lượng gồm có hai loại là lực lượng phản động nội địa và lực lượng bên ngoài.

Xem thêm:

>>> Nguyên tắc xử lý khi có bạo loạn diễn ra là?

5. Bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch đối với Việt Nam

* Âm mưu:

Các thế lực thù địch chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây rối, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ của Việt Nam. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo, mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương. Vùng Tây Bắc, chúng kích động người H'Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Vùng Tây Nguyên, chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Thủ đoạn cơ bản:

Kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình , làm chỗ dựa cho lực lượng phản động trà trộm, hoạt động đập phá trụ sở, tiến tới uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực của địa phương.

Tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi sự tài trợ tiền của , vũ khí ngoài nước vào để tăng cường sức mạnh.

* Yêu cầu trong phòng chống:

Nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ. Dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa điểm và thời gian.

Nguyên tắc xử lí: nhanh gọn-kiên quyết-linh hoạt-đúng đối tượng-không để lan rộng kéo dài.

Sử dụng lực lượng phương thức đấu tranh phù hợp.

Khái niệm: diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa. Từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.

Sự hình thành và phát triển chiến lược”diễn biến hòa bình”:

Từ 1947-1988:

·         Tháng 3/1947 Ken man => TT Tru Man => ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.

·         Tháng 4/1948 quốc hội Mỹ phê chuẩn Macsan [14 tỷ USD]

·         Tháng 12/1957 TT Aixenhao: Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng hòa bình.

Tóm lại: từ những năm 60-80 của thế kỉ XX: coi trọng diễn biến hòa bình, sau thất bại ở Việt Nam, Mỹ thay đổi từ tiến công quân sự là chính sang diễn biến hòa bình là chủ yếu. Hệ thống xã hội chủ nghĩa còn đang vững mạnh, Mỹ thực hiện chiến lược”ngăn chặn” => chiến lược diễn biến hòa bình,gồm các biện pháp về kĩ thuật,chính trị,ngoại giao,văn hóa….

Đặc trưng cơ bản của chiến lược diễn biến hòa bình:

·         Sử dụng biện pháp phi vũ trang.

·         Thông qua các công cụ mềm: ngoại giao, kinh tế, văn hóa đến chính trị…

·         Tác động bên ngoài => chuyển hóa bên trong.

·         Nhiều thủ đoạn lắt léo, tinh vi, xảo quyệt bằng biện pháp quyến rũ…

·         Có tính chất toàn cầu.

2.      Bạo loạn lật đổ:

Khái niệm: bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai đối lập trong nước câu kết với nước ngoài để tiến hành gây rối an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền địa phương hay trung ương.

Hình thức: [3 hình thức]

·         Bạo lực chính trị

·         Bạo lực vũ trang

·         Bạo lực chính trị+vũ trang nhưng chính trị là chủ yếu.

Quy mô: [3 Hình thức]

·         Diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau

·         Quy mô từ nhỏ đến lớn

·         Khắp nơi nhưng chủ yếu ở những nơi còn nhiều yếu kém.

Lực lượng: [có 2]

·         Lực lượng phản động nội địa

·         Lực lượng bên ngoài.

Tóm lại: điểm mạnh, điểm yếu.

II.               Chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.

Quá trình chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình ở VIỆT NAM:

·         Từ đầu năm 1950-1975: “bao vây cấm vận kinh tế”, “cô lập về ngoại giao” kết hợp với diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.

·         Năm 1975-1994: các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh diễn biến hòa bình đối với Việt Nam.

·         Sau năm 1995 đẩy mạnh”dính líu”,”ngầm”,”sâu,hiểm” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Mục tiêu:

·         Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội

·         Đưa nước ta vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản và dần dần lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

Thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam:

Thủ đoạn về kinh tế:

·         Chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

·         Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.

·          Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa Việt Nam theo con đường TBCN.

Thủ đoạn về chính trị:

·         Đòi đa “nguyên chính trị, đa Đảng đối lập”,”tự do hóa”.

·         Tập hợp nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ vấn đề quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc=> mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng.

·         Tận dụng những sơ hở trong đường lối, chính sách của Đảng-nhà nước, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự.

Thủ đoạn về tư tưởng văn hóa:

·         Xóa bỏ chủ nghĩa Mác-leenin, tư tưởng HỒ CHÍ MINH.

·         Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân.

·         Lợi dụng mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hóa đồi trụy, lối sống phương Tây để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Thủ đoạn về dân tộc tôn giáo:

·         Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của 1 bộ phận đồng bào còn thấp.

·         Lợi dụng chiến tranh tự do tôn giáo của Đảng – Nhà nước ta để truyền đạo trái phép.

Thủ đoạn về lĩnh vực quốc phòng an ninh:

·         Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo, thu thập bí mật quốc gia.

·         Kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng an ninh đối với lực lượng vũ trang .

·         “Phi chính trị hóa” với lực lượng vũ trang và quân đội[ trên 5 vấn đề]

-          Tự diễn biến trong quân đội.

-          Gây chia rẽ quân đội với công an, quân đội với nhân dân.

-          Tạo ra sự thờ ơ về chính trị trong cán bộ, chiến sĩ.

-          Tiến hành chiến tranh tâm lí trong cán bộ, chiến sĩ quân đội.

-          Đưa tài liệu có nội dung xấu, độc vào quân đội.

Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại:

·         Lợi dụng chủ trương Việt Nam hội nhập quốc tế để tuyên truyền và hướng Việt Nam theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.

·         Hạn chế mối quan hệ hợp tác Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

·         Tăng cường chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, và các nước XHCN, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

2.      Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam:

Âm mưu:

·         Chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước để gây rối, làm mất ổn định xã hội ở 1 số vùng nhạy cảm như  Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…

·         Dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt để lôi kéo, mua chuộc nhân dân lao động, đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương.

·         Kích động người H’Mông đòi thành lâp khu tự trị riêng ở Tây Bắc.

·         Ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga ở Tây Nguyên.

Thủ đoạn cơ bản:

·         Kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình , làm chổ dựa cho lực lượng phản động trà trộm, hoạt động đập phá trụ sở, tiến tới uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực của địa phương.

·         Tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi sự tài trợ tiền của , vũ khí ngoài nước vào để tăng cường sức mạnh.

Yêu cầu trong phòng chống:

·         Nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ. Dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa điểm và thời gian.

·         Nguyên tắc xử lí: nhanh gọn-kiên quyết-linh hoạt-đúng đối tượng-không để lan rộng kéo dài.

·         Sử dụng lực lượng phương thức đấu tranh phù hợp.

3.     Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch:

Địch muốn chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy:

ð  Toàn Đảng-quân-dân làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình. Giữ vững chính trị xã hội của Đảng => đẩy mạnh CNH-HĐH.

2.      Nhiệm vụ:

Chủ động -xử lí nhanh chóng –hiệu quả - khi có bạo loạn xảy ra – luôn thể hiện tốt tư tưởng chỉ đạo. kiên quyết làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình[ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu].

3.      Quan điểm chỉ đạo:

4.      Phương châm tiến hành:

5.      Những giải pháp:

Đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhủng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về nền kinh tế.

·         Giữ vững sự ổn định xã hội, làm cho đất nước ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

·         Không để kẻ thù lợi dụng khoét sâu mâu thuẩn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương, chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội.

·         Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chống nguy cơ tụt hạu về nền kinh tế [ 4 nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế: chệch hướng XHCN, nạn tham nhủng và tệ nạn quan liêu, diễn biến hòa bình]

·         Chủ động hợp tác, đấu tranh kiên quyết, mèm dẻo trong quan hệ quốc tế.

·         Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nắm chắc mọi diễn biến, không để bị động bất ngờ.

·         Chủ động nắm địch, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn của địch.

·         Giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân, mọi tổ chức chính trị xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn chiến lược diễn biến hòa bình.

·         Kiên quyết đấu tranh phê phán biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong bộ phận nhân dân, sinh viên.

·         Mỗi người dân Việt Nam phải có trí thức, có bản lĩnh chính trị.

Xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc cho toàn dân:

·         Bảo vệ tổ quốc là 1 trong 2 nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng – quân – dân.

·         Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng.

·         Giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân:

-          Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

-          Tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

-          Quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

-          Tinh thần sẵn sàng xã thân vì tổ quốc, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh…

-          Hình thức giáo dục đa dạng, phù hợp với từng đối tượng…

Xây dựng cơ sở chính trị xã hội vững mạnh về mọi mặt:

·         Đoàn kết các dân tộc tôn giáo, giai cấp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới tính, mọi lứa tuổi, mọi miền đất nước…

·         Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của Đảng viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức các cấp.

·         Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả, nề nếp hoạt động của các tổ chức quần chúng.

·         Duy trì nghiêm kỉ luật của Đảng các cấp.

Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh:

·         Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ - dự bị động viên phải rộng khắp và đặt trước sự lãnh đạo của Đảng.

·         Đảm bảo triển khai thế trận phòng thủ ở các địa phương cơ sở.

·         Chú trọng kết hợp phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở.

Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của địch:

·         Trước các thủ đoạn, hình thức biện pháp của địch cần có phương thức xử lí hiệu quả.

·         Xử lí theo nguyên tắc: “nhanh gọn – kiên quyết – linh hoạt – đúng đối tượng – không để lan rộng kéo dài”.

·         Xây dựng đầy đủ, thường xuyên luyện tập các phương án sát với diễn biến từng địa phương, đơn vị, từng cấp, từng ngành.

·         Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành quản lí của chính quyền, các ngành tham mưu quân đội, công an.

Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động:

·         Tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

·         Tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế trận”lòng dân”.

câu hỏi:

sau khi học tập và nghiên cứu “cách mạng nhung”, những vấn đề cần rút ra?

Từ thực tiễn ở địa phương, anh chị hãy nêu âm mưu, thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình.

ð  Công tác quản lí của nhà nước đối với nền kinh tế chính trị, tự do, dân chủ.

ð  Chính phủ đối lập mạnh tay hơn nhiều.

ð  Quản lí hoạt động giáo dục cho sinh viên mỗi quốc gia là vấn đề cần quan tâm.

ð  Loại bỏ những nguyên nhân nội tại của 1 quốc gia.

ð  Kinh tế chậm phát triển, đời sống kém => phe đối lập lợi dụng.

ð  Núp bóng tự do, dân quyền, châm ngòi kinh tế, là những hành vi thường bị kích động bời Mỹ, EU.

Kết luận: củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ngăn ngừa mọi âm mưu của các thế lực thù địch làm suy yếu lòng dân. Tập trung phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã hội, bảo vệ đường lối xã hội chủ nghĩa của Đảng.

Video liên quan

Chủ Đề