Review phim ode to my father

Tám ngày sau khi được trình chiếu lần đầu tiên hôm 24/12/2014, phim đã bán được 2,3 triệu vé, trở thành phim được xem nhiều nhất tại Hàn Quốc trong tuần đó. Khắc họa chân thực cuộc sống và xã hội trong những giai đoạn trên được coi là chìa khóa cho thành công này.

Review phim ode to my father

Deok Su, quyết định làm thợ mỏ tại Đức để kiếm tiền lo học phí cho các em, gặp Yeong Ja, cũng làm y tá tại đất nước này. Hai người cuối cùng đã kết hôn

Mặc dù hư cấu, nhưng phim nhận được sự đồng cảm từ tất cả khán giả, như thể dựa trên chuyện có thật. Phim bắt đầu với việc sơ tán Hungnam tháng 12/1950 trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Lực lượng Liên hợp quốc phải rút khỏi Hamheung, Hamgyeongnam Do (phía nam tỉnh Hamgyeong) trên diện rộng, bởi sự tấn công dữ dội của Triều Tiên và Trung Quốc. Thành viên trong gia đình nhân vật chính, Deoksu, trôn khỏi Trại tị nạn Heungnam hướng về miền Nam.

Hàng nghìn người Triều Tiên đã bị chia cắt khi họ lên các chuyến tàu hải quân Mỹ để sơ tán. Deoksu không ngoại lệ. Anh thất lạc đứa em gái út và cha khi lên tàu.

Sau khi đến Busan không một xu dính túi, gia đình anh làm bất cứ việc gì để tồn tại và sống gần chợ Gukje. Để nuôi mẹ và em trong những năm 1960, Deoksu đi Đức làm thợ mỏ. Trong ba năm theo hợp đồng, anh đã làm việc chăm chỉ và trở về quê hương với số tiền lớn anh tiết kiệm được. Trong suốt thời gian ở Đức, anh gặp một người phụ nữ Hàn Quốc làm y tá ở đây. Hai người đã kết hôn. Nhờ số tiền anh kiếm được, anh có thể mua một căn nhà và tạo dựng cơ sở làm ăn để nuôi gia đình.

Review phim ode to my father

Khi làm thợ mỏ tại Đức, Deoksu phải đối mặt với nguy hiểm do tai nạn lao động

Thực tế, Đức là đối tượng hướng đến của giới trẻ Hàn Quốc thời điểm đó. Nhiều đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 20 đã đến Đức để làm thợ mỏ, y tá và điều dưỡng. Từ ngày 21/12/1963 đến cuối những năm 70, tổng cộng 7.963 thợ mỏ và 11.057 y tá và điều dưỡng người Hàn Quốc đã làm việc tại các mỏ và bệnh viện ở Đức, theo hiệp hội người lao động Hàn Quốc xuất khẩu sang Đức làm thợ mỏ và y tá.

Vào đầu những năm 1970, Deoksu lại ra đi, lần này là đến Việt Nam, để kiếm tiền cho đám cưới em gái mình. Anh làm công việc hậu cần cho binh sĩ Hàn Quốc. Tại Việt Nam, anh bị trúng đạn vào chân và tàn tật cả đời. Sau khi trở về quê nhà, anh nuôi gia đình bằng việc mở một cửa hàng bán đồ nhập khẩu tại chợ Gukje.

Review phim ode to my father

Những năm tháng phục vụ quân đội của Deok Su

Mặc dù không dựa trên câu chuyện có thật nào, trải nghiệm về chiến tranh Triều Tiên, đi xuất khẩu lao động tại Đức và chiến tranh Việt Nam đã lấy được sự đồng cảm của nhiều người, đặc biệt là những người cuối độ tuổi 60 hoặc 70. Họ đã sống và trải qua những sự kiện lịch sử này.

Cuộc đoàn tụ của các thành viên gia đình bị chia cắt trong những năm 1980 đã đánh dấu kết thúc của phim, khi Deoksu tìm được người em gái út bị thất lạc trong cuộc sơ tán của Trại tị nạn Heungnam trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên đài KBS. Chương trình trực tiếp về cuộc đoàn tụ của các thành viên trong gia đình bị thất lạc này là một sự kiện có thật tại thời điểm đó. Cảnh phim đã tái hiện hoàn hảo không khí của thời này.

Review phim ode to my father

Áp phích phim Ode to My Father thể hiện cuộc đoàn viên của cả gia đình

Đạo diễn Yoon Je Kyoon đã giải thích mục đích làm phim như sau, "Phim dành cho thế hệ cha ông chúng ta những người đã hy sinh hết mình trong giai đoạn khó khăn, kiệt quệ và dữ dội. Mặc dù dựa trên câu chuyện của một gia đình, phim hy vọng thu hút được nhiều người yêu điện ảnh, khi cho thấy lịch sử hiện đại Hàn Quốc qua chiến tranh, xuất khẩu lao động và sự tái ngộ của những gia đình bị chia cắt."

Cùng với Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7, Hope là tác phẩm rút cạn nước mắt khán giả bởi câu chuyện tình phụ tử thiêng liêng. Lấy cảm hứng từ một vụ án ấu dâm chấn động cả châu Á, phim xuất sắc tới độ từng đạt cả giải thưởng Phim hay nhất tại Rồng Xanh lần thứ 34.

Review phim ode to my father

Bên cạnh vô số lời khen vì đã mang tới một câu chuyện cảm động, Hope lại bị một bộ phận khán giả chỉ trích rằng "cố gắng biến một trong những tin tức bê bối nhất những năm gần đây trở thành một tác phẩm giải trí ủy mị, lấy nước mắt" và "miêu tả một cách quá lí tưởng cách mà gia đình So Won vượt qua bi kịch". Nhiều người còn cho rằng ekip làm phim đang cố gắng kiếm lời từ một sự kiện đau lòng trong khi biên kịch lại nhấn mạnh việc mình làm Hope là để động viên những nạn nhân của lạm dụng tình dục.

2. Ode To My Father

Thu hút tới 14,2 triệu khán giả tại Hàn Quốc, Ode To My Father dù đã ra mắt được 7 năm nhưng vẫn đứng vững trong top những phim Hàn ăn khách nhất lịch sử. Phim xoay quanh cuộc đời của Deok Soo (Hwang Jung Min), một người từng để lạc mất em gái mình, Mak Soon, trong cuộc sơ tán Hungnam năm 1950.

Ăn khách là vậy nhưng Ode To My Father bị chỉ trích là gây ra tranh cãi giữa các phe phái chính trị tại Hàn Quốc. Tác phẩm bị nhiều người cáo buộc là cố tình lí tưởng hóa những sự kiện xảy ra trong quá khứ dưới chế độ độc tài và bị nhà phê bình Chin Jung Kwon gọi là "một bộ phim bi lụy hạng thấp". Dĩ nhiên dù có bị chỉ trích thế nào thì cũng không thể phủ nhận việc Ode To My Father đã lấy đi rất nhiều nước mắt của rất nhiều khán giả.

3. Đảo Địa Ngục

Cái tên Đảo Địa Ngục có lẽ không mấy xa lạ với khán giả yêu điện ảnh Hàn. Câu chuyện về hàng trăm người Triều Tiên bị bóc lột trên hòn đảo Hashima những năm 1940 đã gây nhiều xúc động cho khán giả, tuy nhiên chủ yếu là khán giả nước ngoài. Tại Hàn Quốc, Đảo Địa Ngục bị cho là bóp méo sự thật về những sự kiện đã xảy ra trên hòn đảo Hashima. Ngay khi đứa con tinh thần bị dính cáo buộc xuyên tạc lịch sử, đạo diễn đã khẳng định Đảo Địa Ngục có những yếu tố "không hư cấu" nhằm thể hiện việc "chiến tranh có thể biến con người trở thành quái vật như thế nào". Ông cũng nhấn mạnh bộ phim này không nhằm mục đích truyền tải thông điệp chống Nhật.