Sách đỏ thế giới là gì

Toggle navigation
Sách đỏ thế giới là gì
  • Về chúng tôi
  • Hoạt động
    • Rừng
    • Đại dương
    • Nước ngọt
    • Động vật Hoang dã
    • Khí hậu và Năng lượng
    • Thực phẩm
    • Tài chính Bền vững
    • Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người
  • Tin tức
    • Cập nhật mới nhất
    • Ấn phẩm
    • Đăng ký nhận bản tin
  • Tham gia
    • Đối tác
    • Tình nguyện viên
    • Việc làm
    • Panda Labs
  • ×
  • vi
    ×
    Country
    Language
    English
    Tiếng Việt
    CONFIRM
  • Hãy hành động!
  • Liên hệ
© David Hulse / WWF
SAO LA
  • Hoạt động
  • Động vật Hoang dã
  • Bảo tồn Loài
  • Sao la
Thông tin chung

Sao la, được mệnh danh là "Kỳ lân châu Á, là một trong những loài thú lớn đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Cho đến nay chưa có nhà sinh vật học nào từng nhìn thấy Sao la ngoài tự nhiên, và những hình ảnh hoang dã hiếm hoi của loài này có được là nhờ vào hệ thống bẫy ảnh do các nhà bảo tồn thiết lập trong các khu rừng tại Lào và Việt Nam. Chính vì sự quý hiếm và bí ẩn đó mà ít người biết được tính cấp thiết của việc bảo vệ những cá thể Sao la cuối cùng, cũng như sự quan trọng của việc dành nguồn lực cho công tác bảo tồn trước khi loài này hoàn toàn biến mất. Khi đó Việt Nam và Lào sẽ mất đi một trong những biểu tượng đa dạng sinh học của mình.

Tên
Tên khoa học: Pseudoryx nghetinhensis
Tên khác: Bò Vũ Quang
Tình trạng bảo tồn
Cực kì Nguy cấp (theo Sách đỏ của IUCN)

Kích thước
Chiều cao: Cao khoảng 80cm từ chân đến vai
Cân nặng: 80-100 kg
Nơi sinh sống
Phân bố rải rác tại khu vực rừng thường xanh nhiệt đới tại dãy Trường Sơn, dọc theo biên giới Tây Bắc - Đông Nam Việt Nam và biên giới Lào.
Quy mô quần thể loài
Chưa xác định. Có thể chỉ còn chưa đến 50 cá thể ngoài tự nhiên (theo kế hoạch bảo tồn Sao la công bố năm 2012).
© WWF-Viet Nam
Mối đe doạ
Sao la được xếp hạng ở mức Cực kỳ Nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN, và là bước cuối cùng trước mức tuyệt chủng.Sao la thường bị mắc vào bẫy dây, loại bẫy có thể bắt bất kỳ động vật nào không may mắc phải. Những loài bị săn bắt thường được bán cho các nhà hàng và cơ sở kinh doanh địa phương buôn bán thịt thú rừng. Hàng ngàn sợi bẫy dây đang quét sạch các loài động vật quý hiếm tại các khu rừng Trường Sơn.

Nạn phá rừng phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ và các dự án cơ sở hạ tầng như đường xá, hầm mỏ và nhà máy thủy điện là những mối đe dọa nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó do quy mô quần thể nhỏ, với số lượng cá thể quá ít và bị phân mảnh khiến cá thể cái và đực khó có thể tìm thấy nhau để giao phối; và do thiếu nguồn lực và sự quan tâm cho công tác bảo tồn.

Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ. Nếu chúng ta có thể cứu Sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại, ví dụ như nguồn nước ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào chẳng hạn. Do đó, đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng, và tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.

TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam
© Kayleigh Ghiot / WWF-Viet Nam

Hoạt động bảo tồn của WWF

WWF tham gia bảo tồn Sao la kể từ khi loài này được phát hiện. Chương trình của WWF tập trung vào việc củng cố và thiết lập các khu bảo tồn (KBT), nghiên cứu, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nâng cao năng lực, hợp tác quốc tế và tăng cường thực thi pháp luật.

WWF đã tham gia lập kế hoạch quản lý các KBT và hoạt động tại khắp các vùng phân bố Sao la ở Việt Nam. Chúng tôi đã giúp cải thiện công tác quản lý VQG Vũ Quang, nơi loài Sao la được phát hiện, và hỗ trợ thành lập hai Khu Bảo tồn Sao la mới liền kề ở các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Chúng tôi thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu về Sao la và hoạt động tích cực với tư cách là điều phối viên quốc gia của Nhóm Bảo tồn Sao la Quốc tế do IUCN thành lập nhằm bảo vệ loài Sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng cùng với các đối tác địa phương ở cả Việt Nam và Lào.

WWF-Việt Nam cùng với ReWild, Vườn thú Wroclaw, Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á và Vườn Quốc gia Bạch Mã đang phát triển và thành lập chương trình nhân giống bảo tồn Sao la, với trung tâm đặt tại VQG Bạch Mã, Việt Nam. Trung tâm cũng là nơi nhân giống bảo tồn ngoại vi đầu tiên cho các loài móng guốc đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng của khu vực Trường Sơn bao gồm Mang lớn, Thỏ vằn Trường Sơn, Gà lôi (Trĩ sao và Gà lôi lam mào trắng), và rùa (rùa hộp trán vàng miền Trung và rùa đầu lớn) với mục tiêu phục hồi các cánh rừng Trường Sơn.

Thư viện hình ảnh
Sách đỏ thế giới là gì
© Toon Fey
Chân dung một chú Sao la.
Sách đỏ thế giới là gì
© David Hulse / WWF
Một chú Sao la cái 4-5 tháng tuổi, chụp tại Bộ Lâm nghiệp cũ, Hà Nội.
Sách đỏ thế giới là gì
© David Hulse / WWF
Một chú Sao la cái 4-5 tháng tuổi, chụp tại Bộ Lâm nghiệp cũ, Hà Nội.
Sách đỏ thế giới là gì
© MONRE
TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam tặng Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc một bức ảnh sao la.
Sách đỏ thế giới là gì
© Kayleigh Ghiot / WWF-Viet Nam
Cán bộ Bảo vệ Rừng, Khu Bảo tồn loài Sao la tỉnh Quảng Nam.
Sách đỏ thế giới là gì
© Kayleigh Ghiot / WWF-Viet Nam
Tập huấn nâng cao nhận thức về loài Sao la cho cộng đồng địa phương, tỉnh Quảng Nam
Sách đỏ thế giới là gì
© Kayleigh Ghiot / WWF-Viet Nam
Cán bộ Bảo vệ Rừng đang cùng xem bản đồ Khu Bảo tồn Sao la tỉnh Quảng Nam.
Sách đỏ thế giới là gì
© WWF-Viet Nam / Thanh The Vinh
Bình minh trên dãy Trường Sơn, nơi sinh sống của loài Sao la.
×Close
Sách đỏ thế giới là gì

TIN TỨC

Chiến dịch Giữ lại dấu chân Sao la đã trở lại một lần nữa vào tháng 10 để hướng sự chú ý của công chúng về tình trạng mất đa dạng sinh học đang diễn ra và chúng ta có thể làm gì để đảo chiều mất mát này.

Chiến dịch được thực hiện trước thềm Hội nghị Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc - một sự kiện toàn cầu nơi các nhà lãnh đạo khắp thế giới cần phải đưa ra những cam kết táo bạo và hành động cụ thể để giải quyết những mất mát tự nhiên chưa từng có trong lịch sử.

Dự án hợp tác giữa WWF-Việt Nam và Google này đã gây được sự chú ý từ công chúng vào tháng 7, và đang trở lại với nhiều hoạt động tương tác thú vị khác. Hãy truy cập trang fanpage của WWF-Việt Nam để đồng hành cùng chiến dịch nhé!

Bạn có thể làm gì?

Sách đỏ thế giới là gì

Chia sẻ hiểu biết

Chia sẻ với mọi người về Sao la và cách chúng ta có thể bảo vệ sinh cảnh của chúng. Lên tiếng vì Thiên nhiên và Đa dạng sinh học Việt Nam!

Sách đỏ thế giới là gì

Hợp tác

Trở thành đối tác doanh nghiệp của WWF và người dân địa phương, cùng chung tay cho công tác bảo tồn.

Sách đỏ thế giới là gì

Sống xanh!

Thực hành lối sống thân thiện với môi trường như trồng thêm cây xanh, tránh lãng phí thực phẩm, nói không với các sản phẩm từ động vật hoang dã, v.v.

Sách đỏ thế giới là gì

Xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên

Về chúng tôi
Hoạt động
  • Rừng
  • Đại dương
  • Nước ngọt
  • Động vật Hoang dã
  • Khí hậu và Năng lượng
  • Thực phẩm
  • Tài chính Bền vững
  • Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người
Tin tức
  • Cập nhật mới nhất
  • Ấn phẩm
  • Đăng ký nhận bản tin
Tham gia
  • Đối tác
  • Tình nguyện viên
  • Việc làm
  • Panda Labs

© 2020 WWF - Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên© 1986 Biểu tượng Panda năm 1986 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF (Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới)® WWF là biểu tượng thương hiệu đã được đăng ký của WWF. Creative Commons license.

JavaScript is off. Please enable to view full site.