Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng văn hóa nhà trường mầm non

-->

1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAIĐơn vị :TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾTMã số: [Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi]SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾTNgười thực hiện: Trần Anh QuânQuản lý giáo dục : Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục : Lĩnh vực khác : Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD [DVD]  Phim ảnh  Hiện vật khác [các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm]Năm học: 2013-2014BM 01-Bia SKKN 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC––––––––––––––––––I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN1. Họ và tên: Trần Anh Quân2. Ngày tháng năm sinh: 16.02.19683. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 127. Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai5. Điện thoại: 0613795284[CQ]/ 0613795450 [NR]; ĐTDĐ: 0919535131

4. Fax: E-mail:[email protected]

5. Chức vụ: PHT 6. Nhiệm vụ được giao : Phụ trách cơ sở vật chất , dạy thêm học thêm , ngoài giờ lên lớp .7. Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO- Học vị [hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ] cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lýIII. KINH NGHIỆM KHOA HỌC- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy vật lý và quản lý Số năm có kinh nghiệm: 18 năm chuyên ngành và 2 năm quản lý - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Thiết kế và sử dụng Website dạy học 2. Tình huống có vấn đề trong dạy học vật lý 3. Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh 4. Tăng cường kiểm tra và đánh giá học sinh trong giờ thí nghiệm vật lý 5. Chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường THPT Đoàn KếtBM02-LLKHSKKN 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾTI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIVăn hoá ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Văn hoá không những ảnh hưởng đến môi trường, phẩm chất đạo đức của một tổ chức, mà còn tác động đến những hành vi, ứng xử đạo đức của tập thể cán bộ, và nhân viên.Nhận thức được tầm quan trọng đó, ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Qui chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước [Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm 2007] nêu ra các nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở; mục đích thực hiện văn hoá công sở; các điều cấm đối với nhân viên công sở; qui định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, cũng như cách bài trí công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước.Đối với nhà trường phổ thông, văn hoá nhà trường lành mạnh là một thứ tài sản lớn của nhà trường, góp phần tạo động lực làm việc cho các thành viên trong tổ chức, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, khuyến khích đối thoại và hợp tác, chia sẻ quyền lực và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các thành viên. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Văn hoá nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học. Ở đó, con người được coi trọng, được cổ vũ hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người. Đó là điều mà bất kỳ nhà trường phổ thông nào cũng mong muốn phấn đấu đạt được.Bản thân tôi quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường bởi tôi ý thức được tầm quan trọng của việc vun trồng, nuôi dưỡng văn hoá nhà trường lành mạnh mà những lãnh đạo qua các thời kỳ của đơn vị tôi đã dày công vun đắp từ BM03-TMSKKN 4nhiều năm nay. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thời đại, môi trường văn hoá của nhà trường chúng tôi cũng đang không ngừng thay đổi. Tôi nhận thấy cần phải có sự nhìn nhận cũng như đánh giá thường xuyên, để kịp thời điều chỉnh những biểu hiện phi văn hoá, tiếp tục vun trồng văn hoá tích cực, lành mạnh, góp phần nâng cao uy tín và “thương hiệu” của nhà trường, xây dựng nhà trường phát triển ổn định, bền vững.Từ những lý do trên đây, người viết chọn đề tài “ Các biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Đoàn Kết ”II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1. Cơ sở lý luậnTừ lâu, các nhà lý luận về quản lý đã chỉ ra rằng văn hóa tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo nên ưu thế cạnh tranh của tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng qui định hành vi của các thành viên trong tổ chức và mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng. Văn hóa tổ chức không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian và ngày càng phong phú hơn.Nhóm nghiên cứu FOCUS [First Origanizational Cultural Unified Search] đưa ra định nghĩa về văn hóa tổ chức như sau: Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức những người trong một tổ chức tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào tổ chức hay cơ quan nói chung.Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm mà văn hoá nhà trường chính là linh hồn của tổ chức, tạo nên đời sống tâm lý, tinh thần cho nhà trường. Chúng ta có thể hiểu: “văn hóa nhà trường là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung” [“Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường phổ thông”, trang 173]. 5Văn hoá nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như khung cảnh trường học, cách bài trí lớp học, logo, khẩu hiệu, biểu tượng, đồng phục, nghi lễ… Văn hoá nhà trường còn gồm phần chìm như các giá trị, nhu cầu, cảm xúc mong muốn cá nhân, các giả định ngầm được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có tính đương nhiên, tạo nên một mạch ngầm kết nối các thành viên trong nhà trường, làm nền tảng cho các giá trị và các suy nghĩ, hành động của họ…Tác giả Pam Robbins Harvey B. Alvy cho rằng, văn hoá nhà trường phản ánh thành viên tổ chức. Văn hoá là “ý thức” mà cá nhân hình thành trong thế giới công việc của mình. Như vậy, văn hoá nhà trường được biểu hiện thông qua nhận thức, hành vi và thái độ của các thành viên trong nhà trường đối với học sinh, với đồng nghiệp, với các bên liên quan [cấp trên, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các trường bạn…] và các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường như quan niệm về chất lượng giáo dục, quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục Văn hoá nhà trường còn thể hiện ở sự ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội.2. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Đoàn Kết trong các năm qua.2.1. Những kết quả đạt được.Qua khảo sát tình hình hoạt động của nhà trường, người viết nhận thấy về mặt bề nổi, đơn vị tương đối định hình được nét văn hoá nhà trường theo các tiêu chuẩn của đơn vị văn minh, nhà trường văn hoá, đảm bảo các tiêu chuẩn của trường học xanh sạch đẹp.Cơ sở vật chất của nhà trường nhìn chung tương đối đầy đủ, cảnh quan thoáng mát, khuôn viên sân trường sạch đẹp, có bồn hoa, cây cảnh, được nhân viên, và học sinh thay phiên chăm sóc. Phòng học có trang trí khẩu hiệu. Các phòng hiệu bộ bố trí khoa học, thuận tiện cho các bộ phận trao đổi giải quyết công việc. Có khu vực niêm yết công khai các thủ tục hành chính, quy định tiếp dân, hướng dẫn qui trình làm việc, lịch làm việc và kế hoạch của các bộ phận… 6Nhà trường chú trọng công tác giáo dục niềm tin, chú trọng các nghi lễ truyền thống, giữ gìn phong tục của tổ tiên, tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu kính với mẹ cha Cuối năm tổ chức nghi lễ cúng tất niên, thắp nhang tổ tiên, ông bà vào ngày 29 tháng chạp âm lịch. Trước khi ra trường, học sinh lớp 12 được tổ chức lễ tri ân và trưởng thành để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ và thầy cô.Công tác tương thân tương ái giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn được chú trọng vun đắp. Ngoài việc thăm viếng các dịp hiếu hỷ, nhà trường luôn tổ chức nuôi heo “tiết kiệm” để giúp các em nghèo vượt khó .Tích cực hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đề cao khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Thanh niên năng động, sáng tạo, học tập vì ngày mai lập thân lập nghiệp”. Trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, ngôn ngữ giữa thầy và trò mang tính chuẩn mực, cách xưng hô giữa trò với trò thể hiện được sự thân thiện, hồn nhiên. Cán bộ giáo viên có đồng phục riêng của nhà trường, giáo viên nữ lên lớp giờ chính khoá phải mặc áo dài, học sinh nữ mặc áo dài trắng tất cả các giờ học chính khoá trong tuần.Hàng năm, hội khỏe phù đổng cấp trường được tổ chức , giáo viên và học sinh tham gia sôi nổi , tích cực .Theo thời gian, nhiều giá trị đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường thừa nhận và tôn trọng như: việc đề cao các giá trị nhân văn, sự trung thực và tôn trọng, tính kỷ luật, tính ổn định, tính thực chất trong công tác và hiệu quả dạy học. Một số giá trị mà giáo viên, nhân viên mong muốn xây dựng và đạt được trong thời gian sắp tới đó là sự dân chủ, sự đổi mới, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong công việc.Về những giả định ngầm, bước đầu khảo sát có nhiều ý kiến khác nhau, người viết nhận thấy một trong những yếu tố được đa số cán bộ giáo viên thừa nhận đó là khi họ có niềm tin về một môi trường giáo dục lành mạnh, với người lãnh đạo hết mình vì tập thể, biết tôn trọng nhân viên, họ sẽ cố gắng làm việc và cống hiến cho nhà trường.2.2. Những mặt còn hạn chế 7- Một bộ phận giáo viên không nhỏ chưa thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường .- Một số giáo viên thiếu sự cởi mở, ít gần gũi học sinh, không thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh; thiếu sự động viên khuyến khích, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, còn áp đặt kiến thức cho học sinh một cách chủ quan; có giáo viên thường xuyên trách mắng học sinh vì các em không có sự tiến bộ, khiến cho học sinh mặc cảm, chán học; có giáo viên sử dụng hình thức trách phạt thiếu tính sư phạm như chép phạt quá nhiều.- Trong nội bộ giáo viên đôi lúc vẫn còn hiện tượng thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; một bộ phận giáo viên thiếu chủ động trong công việc; còn hiện tượng việc ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ cho nhau; một số giáo viên chưa tích cực tham gia các hoạt động văn hoá xã hội;- Học sinh còn xảy ra hiện tượng không trung thực trong thi cử; hiện tượng học sinh gây gỗ đánh nhau trong trường và bên ngoài nhà trường vẫn còn. Một bộ phận học sinh đua đòi ăn chơi, còn những biểu hiện lệch lạc, sống thiếu niềm tin, không có lý tưởng, lười lao động;- Còn hiện tượng thiếu ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân; một số lớp học còn hiện tượng viết vẽ bẩn, khạc nhổ bữa bãi, vứt bã kẹo cao su không đúng nơi quy định, không tiết kiệm điện; hút thuốc trong nhà trường ,sử dụng điện thoại trong giờ học …III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP1. Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và toàn thể học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa trường THPT.Xây dựng văn hóa nhà trường cần phải huy động được sức mạnh của toàn trường, trong đó giải pháp giáo dục nhận thức cho giáo viên, cán bộ, công chức và học sinh là cực kỳ quan trọng, nó mang tính chất bao quát các hoạt động nhằm tạo ra sự chính xác trong nhìn nhận đối với văn hoá, hiểu biết toàn diện hơn về văn hoá, vai trò của văn hoá trong phát triển giáo dục và đào tạo. Từ đó biến hoạt động 8xây dựng văn hóa nhà trường thành hoạt động mang tính chất tự giác, thường xuyên của mỗi giáo viên và học sinh trong trường.- Phổ biến vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa nhà trường ở các buổi hơp hội đồng và các buổi sinh hoạt chào cờ đẩu tuần .- Tổ chức các buổi nghe báo cáo chuyên đề, các buổi hội thảo, tọa đàm về công tác xây dựng nhà trường văn hoá .- Tổ chức các hội thi về nét đẹp văn hóa của trường nhằm xây dựng phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.Thời gian thực hiện giải pháp 1 : thường xuyên và liên tục2. Giải pháp 2. Vai trò của người Hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường- Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình;- Xây dựng và chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu cũng như các giá trị mà nhà trường mong muốn đạt được cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ và đồng thuận.- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý, đảm bảo sự công bằng, trung thực, khách quan, thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc;- Xây dựng môi trường học đường thân thiện, an toàn; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy – trò, giữa trò – trò; giữa cán bộ giáo viên với nhau [trong đó có các nhà quản lý giáo dục với cán bộ giáo viên] theo các chuẩn mực chung của xã hội và những quy định riêng của ngành giáo dục, của nhà trường;- Lên án, loại bỏ những biểu hiện phi văn hoá [văn hóa tiêu cực, không lành mạnh] trong nhà trường;- Xây dựng các qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các 9thành viên của nhà trường với môi trường xung quanh [môi trường tự nhiên và môi trường xã hội].- Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên; nhưng đồng thời cũng cần tăng cường dự giờ, trao đổi với giáo viên đứng lớp về cách dạy và học nhằm tư vấn, thúc đẩy giáo viên tiến bộ;- Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát triển tối đa khả năng của họ;- Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để không ngừng phát triển đội ngũ; thúc đẩy sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm; khuyến khích giáo viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài trường;- Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, lắng nghe tất cả mọi người; luôn học hỏi để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường;- Khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ;Thời gian thực hiện giải pháp 2 : thường xuyên và liên tục .3. Giải pháp 3 Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường3. 1. Các yêu cầu trong việc xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường:a. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò:- Thầy cô giáo phải hết lòng thương yêu giúp đỡ học sinh, tạo nhiều cơ hội đểcác em có điều kiện gần gũi, giao tiếp, tâm sự.- Thể hiện được sự công bằng trong đánh giá, dành nhiều cảm thông cho học sinh bị hạn chế về học lực.- Thầy cô, lãnh đạo nhà trường phải hòa mình vào các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với học sinh.- Phải bình tĩnh, suy nghĩ chín chắn khi giải quyết các tình huống liên quan đến học sinh, để làm sao sau khi giải quyết học sinh cảm thấy mến phục, mang được tính 10giáo dục cao.b. Xây dựng môi trường quan hệ thân thiện giữa trò và trò:- Thầy cô giáo mà trước hết là giáo viên chủ nhiệm phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những mâu thuẫn xảy ra giữa học sinh với nhau.- Tạo môi trường để cho các em có điều kiện giao tiếp giữa các học sinh trong lớp, giữa lớp này và lớp khác.- Tạo điều kiện cho học sinh quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau khi có hoàn cảnh khó khăn, trong học tập cũng như trong rèn luyện.- Quan tâm rèn luyện ý thức tự giác cho học sinh.- Luôn luôn tạo cơ hội cho mỗi học sinh sửa chữa lỗi lầm.- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp đáng tin cậy, có uy tín với lớp. c. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy:- Trước hết là thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, công khai minh bạch các hoạt động, đặc biệt là nguồn tài chính.- Xây dựng tốt mối quan hệ giữa các thành viên trong lãnh đạo nhà trường và với tập thể cán bộ công nhân viên chức.- Kịp thời chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn giữa đồng nghiệp với nhau.- Phát huy vai trò “tổ ấm” của tổ công đoàn trong xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trườngd. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh :- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .- Tạo môi trường giao tiếp.- Tổ chức cho học sinh tham quan, giao lưu với các trường bạn.- Tổ chức tư vấn cho học sinh thông qua các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.3. 2. Nội dung quy tắc ứng xử văn hoá trong trường THPT Đoàn Kết :a. Đối với học sinh:- Có văn hóa vỗ tay, văn hóa tặng hoa, văn hóa để xe. 11- Quan hệ bạn bè mật thiết, cởi mở trên tinh thần động viên tích cực học tập, rèn luyện.- Không phát ngôn bừa bãi, lời nói khi diễn đạt có văn hóa.- Hàng ngày đến trường, lớp, bạn bè chào hỏi thân thiện, vui vẻ.- Có thái độ kính trên nhường dưới, sẵn sàng chia sẻ với mọi người.- Khi gặp thầy cô giáo, cán bộ nhân viên chào hỏi niềm nở.- Tuyệt đối không gây gổ, xích mích, xâm phạm thân thể lẫn nhau.- Có thái độ bình tĩnh khi đề nghị thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong nhàtrường giải quyết các vấn đền quyền lợi của bản thân.- Tự giác sửa chữa lỗi lầm khi vi phạm các điều nội quy của nhà trường.- Luôn có ý thức xây dựng bảo vệ trường lớp ngày càng xanh sạch đẹp hơn.- Có ý thức tham gia bảo vệ các công trình văn hóa, di tích lịch sử của địa phương.- Khi có khách đến thăm trường phải biết chào hỏi lịch sự.- Mỗi học sinh cần phải có ý thức rèn luyện kỹ năng sống và học tập.b. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên- Xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ hòa đồng.- Mỗi khi gặp nhau chào hỏi thân thiện, , người nhỏ chào hỏi trước ngưòi lớn .- Ai cũng có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng nhà trường ngày mỗivững mạnh.- Luôn luôn có ý thức tôn trọng đồng nghiệp và học sinh.- Chào hỏi ân cần, niềm nở lịch sự mỗi khi có khách đến trường.- Có thái độ bình tĩnh nhẹ nhàng khi bày tỏ ý kiến, không phát ngôn lời lẽ thiếuvăn hóa.- Mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chăm lo cảnh quan, bảovệ cơ sở vật chất của nhà trường.- Tác phong, đạo đức, lối sống mẫu mực để học sinh noi theo.- Không xâm phạm đến danh dự, thân thể đồng nghiệp và học sinh. 12Thời gian thực hiện giải pháp 3 : bộ qui tắc được niêm yết và phổ biến ở đầu tháng 9 năm học 2013 -20144. Giải pháp 4. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường học “Xanh - sạch - đẹp’’- Quy hoạch lại khuôn viên Nhà trường, khu vực sân chơi, bãi tập, khu học tập, khu trồng cây xanh …- Tiếp tục đầu tư trồng cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát.- Tạo thêm góc xanh sân trường [ Minh họa ở phần phụ lục]- Tổ chức trang trí lớp học, hành lang các phòng học, trang trí phòng làm việc có nhiều cây xanh nội thất , trang trí các bảng biểu tuyên truyền về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và hệ thống các giá trị của Nhà trường; tạo nên môi trường nhẹ nhàng, hài hoà giảm bớt sự căng thẳng ở giáo viên và học sinh.Thời gian thực hiện giải pháp 4 : thường xuyên và liên tục5. Giải pháp 5. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục văn hóa học đường cho học sinh.Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên giáo dục hình thành về các chuẩn mực đạo đức, đặc biệt là các chuẩn mực truyền thống về trách nhiệm và nghĩa vụ của một con người, của một thành viên xã hội [về cách ứng xử người với người].Nhà trường bên cạnh việc cung cấp các tri thức cho học sinh cần giáo dục cho họ về đạo đức. Khi mà việc giáo dục đạo đức trong nhà trường được chú ý thì việc tônsư trọng đạo, kính trên nhường dưới, ý thức chấp hành luật pháp, ý thức công dân của học sinh sẽ được thực hiện tốt.Ở phạm vi xã hội, cần tạo nên một dư luận xã hội lành mạnh ủng hộ khuyến khích các hành vi mang tính đạo đức và lên án mạnh mẽ các hành vi mang tính phi đạo đức, lệch chuẩn của học sinh . Khi dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ thì các hành vi lệch chuẩn, phi đạo đức sẽ giảm và không xuất hiện.Cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc coi nhẹ một yếu tố nào đếu làm suy giảm hiệu quả của việc giáo dục học sinh. Bác Hồ đã nói : “Giáo dục nhà trường dù tốt đến đâu nhưng 13thiếu giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”Thời gian thực hiện giải pháp 5: thường xuyên và liên tục6. Giải pháp 6. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tham quan du lịch cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên tham quan, du lịch ở dịp 8/3 hàng năm .- Kế hoạch tham quan xuyên việt : thực hiện 3 năm một lần- Tổ chức cho học sinh du lịch về nguồn hàng năm trong dịp hè.7. Giải pháp 7. Đẩy mạnh công tác khuyến học , khuyến tài , tương thân,tương ái .- Tiếp tục phát động phong trào “nuôi heo tiết kiệm ” trong toàn thể học sinh theo đơn vị lớp , trong các tổ chuyên môn , chi bộ Đảng của nhà trường . Một năm “khui heo” hai lần : dịp 20 tháng 11 và 26 tháng 3 .- Cùng với hội phụ huynh và chính quyền địa phương xây dựng chương trình tiếp sức mùa thi dành cho các em 12 có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể đến được trường thi .- Đoàn thanh niên tổ chức thăm hỏi ,tặng quà cho các bà mẹ Việt nam anh hùng nhân ngày thương binh liệt sĩ và dịp tết cổ truyền.- Công đoàn tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các giáo viên và nhân viên có hoàn cảnh khó khăn trong dịp tết cổ truyền.IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI+ Quá trình xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THPT Đoàn Kết trong năm học vừa qua là một kế hoạch và nhiệm vụ của nhà trường , thực hiện thường xuyên và liên tục và đã đạt được những kết quả sau đây:- Thu hút được sự quan tâm đông đảo của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh , tạo nên sự đồng thuận trong nhà trường để bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, xây dựng các giá trị văn hoá mới, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh 14- Công tác chỉ đạo , tổ chức thực hiện của lãnh đạo khoa học hơn , hiệu quả hơn. Các tổ chức đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình.- Bộ qui tắc ứng xử giúp có tác dụng rõ rệt giúp cho giáo viên , nhân viên và học sinh điều chỉnh , thay đổi cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội.- Nhờ kết hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương một cách chặt chẽ trong năm qua nhà trường đã giáo dục đạo đức học sinh rất thành công : không có học sinh đánh nhau , số học sinh đạo đức yếu giảm đáng kể so với các năm trước đây. Toàn trường chỉ có 4 học sinh xếp loại đạo đức yếu.- Bằng quỹ nuôi heo tiết kiệm nhà trường đã thu được hơn năm mươi triệu đồng . Số tiền này đã trao thêm phần thưởng cho những em học sinh giỏi cấp tỉnh , giỏi toàn diện và dành 36 xuất học bổng cho những em nghèo vượt khó.Các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương dành cho các em khối 12 : 20.000.000đ [ hai mươi triệu đồng] để tiếp sức cho 20 em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt đến được trường thi đại học năm học 2013-2014.- Xây dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp, khang trang, có môi trường cảnh quan sư phạm văn hóa , thân thiện .- Bầu không khí tâm lý thoải mái , cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường trong năm học 2013-2014.V. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG1. Kết luậnVăn hóa nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Phát triển văn hóa nhà trường có ý nghĩa tích cực đối với học sinh, đối với giáo viên và cả đối với lãnh đạo nhà trường. Có thể nói, văn hóa nhà trường có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng thương hiệu của nhà trường. Do vậy đề tài “ Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường THPT Đoàn Kết” có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả cao trong đơn vị và người viết thiết nghĩ rằng có thể nhân rộng ở các trường THPT khác .2. Kiến nghị 15- Đối với Sở giáo dục đào tạo: Có chương trình tập huấn, hướng dẫn các trường phổ thông tiến hành công tác xây dựng văn hoá nhà trường một cách đồng bộ. Triển khai dự án xây dựng nhà tập đa năng cho nhà trường theo quy hoạch đã được phê duyệt, giúp nhà trường hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập an toàn, thận lợi.- Đối với chính quyền địa phương: tăng cường công tác phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống địa phương, giữ gìn các giá trị văn hoá dân tộc.VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trường THPT Đoàn Kết năm học 2013- 20142. Kỉ yếu hội thảo khoa học, hội khoa học tâm lý- giáo dục Việt Nam, khóa IV, năm 20083. Quản lý nhà trường [ Tập 2- Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông]VII. PHỤ LỤC 16 17

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề