Sau khi tiêm vaccine covid-19 có được uống thuốc không

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Thành phần quan trọng trong vắc xin Novavax là một loại protein được gọi là gai protein tái tổ hợp SARS-CoV-2. Vắc xin cũng chứa chất tăng cường có nguồn gốc thực vật để tăng cường hệ miễn dịch, muối, đường và axit.

Thuốc vắc xin không chứa: sản phẩm thịt lợn, trứng, mủ, các sản phẩm từ máu, tế bào vi rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch chip điện tử. Thuốc vắc xin không chứa tế bào từ bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • Gai protein tái tổ hợp SARS-CoV-2

Lipid [Chất Béo]

  • Cholesterol
  • Phosphatidylcholine

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • Phần A [Fraction-A] và Phần C [Fraction-C] của chiết xuất Quillaja saponaria Molina [nguồn gốc thực vật]
  • Disodium hydrogen phosphate heptahydrate
  • Disodium hydrogen phosphate dihydrate
  • Polysorbate-80
  • Potassium chloride [muối ăn thông thường]
  • Potassium dihydrogen phosphate [muối ăn thông thường]
  • Sodium chloride [muối ăn cơ bản]
  • Sodium dihydrogen phosphate monohydrate
  • Sodium hydroxide hoặc hydrochloric acid
  • Nước

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Tiêm vắc xin hiện là cách hiệu quả nhất trong việc bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng của virus có thể xảy ra với cơ thể. Vậy sau khi tiêm xong có phản ứng gì không? Lúc đó chúng ta cần làm gì và có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng không? Một số thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

Tiêm vắc xin là hành động đưa kháng thể của virus vào cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất kháng nguyên chống lại. Phản ứng chống virus của hệ miễn dịch được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức cánh tay, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mệt mỏi.

Những phản ứng trên chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 1-2 ngày sau khi tiêm, vẫn nằm trong ngưỡng chịu được. Trong một số trường hợp, nếu hệ miễn dịch phản ứng mạnh bằng sốt cao, đau nhức ê ẩm kéo dài, người được tiêm có thể cần thuốc uống giảm đau.

Nếu các triệu chứng trên xảy ra mức độ nặng hơn [như đau đầu dữ dội kéo dài, hôn mê, co giật, khó thở, sốt cao liên tục…], cần phải được nhập viện ngay lập tức.

Sốt và đau nhức là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin

2/ Có nên uống thuốc hạ sốt paracetamol sau khi tiêm phòng không?

Bạn vẫn có thể uống paracetamol để hạ sốt với liều lượng khuyến cáo sau khi tiêm xong. Tuy nhiên, việc xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ là điều hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phản ứng chống lại COVID-19.

Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội] lưu ý, sau khi tiêm vắc xin về cần thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì bạn chỉ cần cởi bớt quần áo, dùng khăn ấm chườm trán, nách, bẹn và uống đủ nước. Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh. Đo lại thân nhiệt sau 30 phút.

Nếu có dấu hiệu sốt từ 38,5 độ C trở lên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không giảm được cơn sốt hoặc bị sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế, bệnh viên gần nơi cư trú.

Theo ông Michael Mina, Phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho rằng để cơ thể đối phó với virus mà không cần uống thuốc giảm đau sẽ giúp cơ thể xây dựng “bộ nhớ miễn dịch”.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cũng đưa ra khuyến cáo tương tự. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn không nên uống. Trong trường hợp cần thiết, sau khi tiêm vắc xin bạn có thể dùng paracetamol để điều trị đau hoặc hạ sốt.

Nên dùng paracetamol trong trường hợp cần hạ sốt

Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt được bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Bạn có thể mua thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường hiện nay như Hapacol 650 chứa thành phần 650 mg paracacetamol phát huy hiệu quả giúp giảm đau, hạ sốt, phù hợp và an toàn.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol cần lưu ý dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4-6 tiếng. Trong 1 viên Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, khoảng cách 2 lần uống phải trên 4 tiếng và không được uống quá 6 viên một ngày.

3/ Những lưu ý sau khi tiêm

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên làm gì? Bạn cần nghỉ ngơi và đảm bảo cơ thể luôn đủ nước. Sau khi tiêm cần đặc biệt theo dõi diễn biến sức khỏe trong vòng 7 ngày đầu.

Ngoài ra, không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm. Nguyên nhân là rượu, bia có thể gây ức chế hệ miễn dịch, mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, khó nhận dạng phản ứng của vắc xin.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ vì sau tiêm cơ thể có thể bị sốt và dễ gây mất nước. Khi uống nước nên chia nhỏ lượng uống. Bên cạnh đó bạn có thể uống thêm nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A cho cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau đảm bảo tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu cảm thấy buồn nôn và chán ăn sau tiêm vắc xin, bạn nên ăn các loại thực phẩm chế biến mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ các bữa ăn ra.

Nguồn tham khảo: //vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/co-duoc-uong-thuoc-giam-dau-sau-tiem-vac-xin-covid-19-762079.html

Giữa tình hình đại dịch Covid-19 đang hoành hành, rất nhiều nội dung liên quan được đăng tải nhằm cập nhật thông tin cho mọi người nắm bắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi về vấn đề tiêm vắc xin, chẳng hạn như “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đến những thông tin nhằm giúp giải đáp thắc mắc trên.

1. Tại sao vắc xin Covid-19 lại có thể phòng được bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra?

Đầu tiên chúng ta nói đến hệ miễn dịch của cơ thể trước, khi một người bị nhiễm bệnh, virus SARS-CoV-2 sẽ đi vào bên trong của cơ thể, sinh sôi và ảnh hưởng đến các cơ quan. Nhờ vào hệ thống miễn dịch, cơ thể sử dụng một vài công cụ để chống lại tác nhân lây nhiễm này:

  • Đại thực bào: có nhiệm vụ bắt nuốt [vi khuẩn, virus,…], tiêu hóa các mầm bệnh và để lại một phần của tác nhân gây bệnh được gọi là kháng nguyên. Sau đó đại thực bào sẽ trình diện kháng nguyên này cho các tế bào lympho T hoặc B.

  • Tế bào tua gai: lúc đầu các tế bào tua gai chỉ có nhiệm vụ thực bào nhưng sau đó chúng cũng có thể tham gia vào chức năng trình diện kháng nguyên.

  • Tế bào lympho B: ban đầu chúng ngủ yên trong các mô bạch huyết, sau khi được đại thực bào hay tế bào tua gai giới thiệu kháng nguyên. Các Tế bào lympho B được hoạt hóa và bắt đầu quá trình phân chia và sản xuất kháng thể để tấn công và giết chết tác nhân gây bệnh.

  • Tế bào lympho T: không giống như Tế bào B, các tế bào trình diện kháng nguyên cho tế bào T qua MHC [phức hợp hòa hợp mô chính] thì tế bào lympho T mới hoạt hóa và giết chết mầm bệnh.

Sau quá trình chiến đấu thì cả tế bào lympho T và B sẽ chết, để lại một vài tế bào và chúng được gọi là “tế bào nhớ”. Nếu có yếu tố gây bệnh tương tự xâm nhập vào cơ thể, ngay lập tức các tế bào này sẽ nhận diện ra yếu tố gây bệnh và bắt đầu quá trình nhân lên tế bào và tiêu diệt mầm bệnh nhanh hơn lúc ban đầu. Và vẫn còn nhiều yếu tố khác tham gia vào quá trình này. Vì thế, đây chỉ là ví dụ minh họa để mọi người hiểu vắc xin Covid-19 khi tiêm vào thì hệ miễn dịch của cơ thể có cách thức hoạt động cơ bản tương tự như trên.

Hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể

2. Vắc xin Covid-19 được sản xuất như thế nào?

Hiện vắc xin Covid-19 được nghiên cứu sản xuất dựa trên 3 nền tảng sau:

Vắc xin bất hoạt [giảm độc lực]:

Công nghệ này dùng những con virus đã bất hoạt hoặc giảm độc lực bằng hóa chất để sản xuất vắc xin. Khi tiêm loại vắc xin này vào cơ thể, lượng kháng nguyên không có khả năng nhân lên, nên nó chỉ có thể tạo ra kháng thể dịch thể chứ không thể sinh ra kháng thể nội tế bào. Đây là cách sản xuất ra vắc xin truyền thống và không mang lại hiệu quả cao.

Về mặt huấn luyện, nó dùng chính virus đó nên hình thái sẽ chính xác hơn, cơ thể cũng sẽ có quá trình tập luyện bất hoạt chính xác hơn so với vắc xin vecto hoặc vắc xin protein tái tổ hợp.

Vắc xin mRNA [ARN thông tin]:

Dùng nhân của virus ARN để sản xuất ra vắc xin. Sau khi đi vào trong tế bào, một ribosome sẽ đọc mã mARN và dịch mã tạo thành “protein gai” của virus SARS-CoV-2. Các protein gai này sau khi được sinh ra sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch và ra các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Vắc xin véc tơ hoặc tái tổ hợp:

Sử dụng protein gai của virus SARS-CoV-2 gắn lên thân của virus cúm Adeno. Virus Adeno có hoạt lực yếu hơn SARS-CoV-2 nên không gây nguy hiểm. Nhưng khi được gắn gai của virus SARS-CoV-2 thì hình thái bên ngoài lại giống với virus gây ra Covid-19 nên chúng được sử dụng để cơ thể làm quen và tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm là không thể gắn đầy đủ hay chính xác số protein gai lên virus Adeno, mà chỉ có thể gắn ở một số gai nhất định và cũng chỉ giống virus SARS-CoV-2 ở một mức độ nào đó. Vì thế sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ trong việc tập luyện giúp cơ thể nhận diện và vô hiệu hóa virus.

Hình dạng của virus Adeno khi chưa gắn gai của SARS-CoV-2

3. Sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không?

Hiện nay, Bộ Y Tế đã đưa ra những khuyến cáo và chỉ dẫn cụ thể những điều nên làm và không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 để mọi người biết và thực hiện theo. Tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không vẫn là câu hỏi được nhiều người đề cập đến.

Trong chỉ định của tiêm vắc xin Covid-19 chưa có đề cập tới những ảnh hưởng liên quan làm giảm khả năng sinh miễn dịch của cơ thể, hay gây bất cứ những rủi ro nào sau khi tiêm. Vì vậy, mọi người có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó hoặc vẫn tiếp tục dùng kháng sinh nếu đang trong quá trình điều trị, nhưng phải tuân theo những chỉ định và hướng dẫn được kê trong đơn của bác sĩ.

Khi đi tiêm vắc xin điều bắt buộc là phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, toàn bộ tiền sử bệnh, loại thuốc đã và đang dùng để nhân viên y tế hoặc cán bộ y tế biết và đưa ra những tư vấn phù hợp. Nếu đang mắc những bệnh mạn tính hoặc cấp tính mà đang diễn biến nặng thì hãy hoãn việc tiêm vắc xin Covid-19. Tập trung điều trị bệnh lý hiện tại đang mắc phải cho đến khi nào tình hình sức khỏe ổn định thì có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19.

Thực hiện tốt quy định 5K phòng chống dịch do Nhà nước đề ra

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ có thể đã giải đáp được một phần cho câu hỏi: “sau tiêm phòng Covid có được uống kháng sinh không”. Sau khi tiêm bạn hoàn toàn có thể uống thuốc kháng sinh nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Dù đã hoàn thành hết cả 2 mũi tiêm nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch mà Nhà nước đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề