Sinh mổ bao lâu thì cắt chỉ

Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành nhất là chủ đề luôn được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi vì hiện nay, rất nhiều thai phụ lựa chọn sinh mổ đẻ “vượt cạn” do phương pháp này hạn chế được nhiều biến chứng khi sinh.

Việc chăm sóc vết mổ sau sinh sẽ quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo mổ có nhanh liền hay không, có để lại sẹo lớn hay không.?

Những ngày đầu tiên lưu viện sau sinh mẹ, mẹ sẽ được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được bác sĩ chi định dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung… để tránh nhiễm trùng hay biến chứng sau sinh. Trong thời gian này, chị em cần giữ gìn vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…

Ngày đầu tiên lưu viện sau sinh mẹ, mẹ sẽ được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày

Khoảng 2-3 ngày sau sinh, sản phụ sẽ được nhân viên y tế sẽ đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô, không sưng đau, chảy dịch thì có thể để hở, không cần băng kín. Trong trường hợp vết mổ vẫn đau, bạn có thể thông báo tới bác sĩ để được kê thuốc giảm đau phù hợp.

Thời gian này, nếu đi tắm, sản phụ chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm để tránh chạm đến vết mổ và lau từ phía trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng. Sản phụ cũng cần lưu ý không để vùng da xung quanh vết mổ bị nhiễm bẩn.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Sau sinh mổ, sản phụ sẽ được lưu viện khoảng 4-5 rồi xuất viện trở về nhà. Thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em không nên sờ tay vào vết mổ, không gãi vết mổ có phản ứng ngứa. Chị em có thể tắm bình thường, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vết mổ.

Hiện nay, phần lớn các ca sinh mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ.

Các ca sinh mổ hiện này đều được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ

Một số lưu ý dành cho sản phụ khi chăm sóc vết mổ tại nhà:

– Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ.

– Không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm bởi sẽ làm ướt vết thương.

– Dùng khăn có chất liệu mềm sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm

– Giữ vết mổ sau sinh khô thoáng. Có thể sử dụng dung dịch betadin hay povidine 10% để vệ sinh vết mổ.

Sau sinh mổ, các sản phụ được khuyến cáo là nên vận động sớm để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền,  chống dính ruột và nhanh hồi phục. Sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng tại giường ngay trong ngày đầu tiên sau mổ đẻ; sau đó sẽ tập ngồi dậy, ra khỏi giường. Sang ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.

Khoảng 4 – 6 tuần sau sinh, sản phụ có thể tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

Sau khi sinh mổ, sản phụ cần vận động nhẹ nhàng để tránh bị dính ruột

6 giờ đầu sau khi sinh, sản phụ tuyệt đối không được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng… cho đến khi “xì hơi” được thì mới được ăn đa dạng các món hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không ăn nhiều đường và các sản phẩm từ đậu tương vì dễ gây táo bón, đầy hơi.

– Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể diễn ra trong vòng 3 – 5 ngày, do đó hãy uống nhiều nước, tăng cường rau xanh. Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hôi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú.

– Tránh thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản… vì chúng có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu hồi phục hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà… vì những thực phẩm này có thể gây mủ và sẹo lồi sau mổ đẻ.

Trog thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau, sản phụ nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể:

– Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ, dù không động vào cũng rất đau, có thể là tổn thương bên trong.

– Vết mổ sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết thương.

– Sốt cao trên 38,5 độ

– Sản dịch sau sinh có mùi hôi, là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.

Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được đánh giá là một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ sinh mổ cũng như sinh thường chất lượng tốt nhất Hà Nội. Khoa quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, có thâm niên công tác tại các bệnh viện hàng đầu về sản khoa như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ Sản Hà Nội… Không chỉ “mát tay” trong việc hỗ trợ các sản phụ “vượt cạn” mẹ tròn con vuông, sự tận tâm, ân cần và chu đáo của đội ngũ y bác sĩ trong khoa Sản chính là điều tạo nên sự tin tưởng từ các thai phụ và gia đình khi lựa chọn sinh con tại Hồng Ngọc.

Thêm vào đó, theo đánh giá của nhiều sản phụ đã sinh mổ tại Bệnh viện Hồng Ngọc thì sinh mổ tại đây rất nhẹ nhàng, không đau, vết mổ nhanh lành và sẹo mổ nhỏ – “mảnh như sợi chỉ”.

Đặc biệt, hiện tại bệnh viện đã xây dựng các gói thai sản và sinh con trọn gói với mức chi phí cùng những ưu đãi hấp dẫn để các thai phụ lựa chọn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ thai sản và sinh con tại Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ Hotline: 0888 467 966 – 0932 232 015

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Ngày nay nhiều mẹ bầu thường chọn phương pháp sinh mổ do hạn chế được các biến chứng khi sinh nở, có tính thẩm mỹ và đỡ đau hơn so với sinh thường. Vì thế, cách chăm sóc vết mổ sau sinh là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm sau khi sinh.

I. Chăm sóc vết mổ sau sinh

1.Tuần lễ đầu sau sinh mổ

Trong ngày đầu tiên các mẹ vừa sinh mổ, vết mổ lành về mặt cấu trúc nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc sản phụ và chăm sóc vệ sinh vết mổ cho các mẹ. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cho các mẹ dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, co hồi tử cung để tránh các nhiễm trùng, biến chứng có thể sảy ra sau sinh mổ. Các mẹ không cần lo lắng vì những loại thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non.

Ngày thứ 3 có thể mở băng, để khô. Các mẹ chỉ nên dùng khăn bông mềm lau người bằng nước ấm để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Trong trường hợp vết mổ làm cho sản phụ thấy quá đau không chịu được thì nên nói bác sĩ để họ kê thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.

2.Tuần lễ thứ 2 trở đi sau sinh mổ

Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ sau 5 ngày nếu sinh mổ lần đầu tiên, sau 7 - 8 ngày nếu mổ lại lần 2 trở lên. Nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt. Còn nếu các mẹ khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu sẽ xem xét vết mổ đạt yêu cầu và đi vào ổn định thì sẽ được bác sĩ chắt chỉ không tiêu.

Thời gian này, các mẹ nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, các mẹ cần dùng bông sạch thấm vết mổ cho khô, để vết mổ hở không cần băng kín, luôn giữ cho vết mổ khô sạch, có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.

II. Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh mổ

Các bà mẹ không được ăn gì trong vòng 6h sau mổ. Chỉ uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bắt đầu “xì hơi” được mới ăn thức ăn đặc. Không nên dùng nhiều đường, bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì các sản phẩm này dễ gây đầy hơi. Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 - 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế nên uống nhiều nước. Từ ngày thứ 2 trở đi, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú. Lưu ý không dùng các loại thực phẩm gây tiêu chảy hoặc dị ứng.

Mẹ nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng đạm, đường, chất sắt, rau củ nấu chín... Tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ gây ức chế ngưng tụ máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành. Sau mổ, các mẹ cũng nên kiêng ăn rau muống, lòng trắng trứng gà, thịt gà, gạo nếp, gạo dẻo,…vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, gây ra sẹo lồi,…

III. Vận động, phục hồi chức năng

Việc vận động sau sinh có thể khiến các bà mẹ đau đớn, nhưng đừng vì vậy mà nằm nhiều trên giường. Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, mẹ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại. Trước đó, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, đồng thời giảm các nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: Dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch...

Tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh. Nhưng nếu mẹ sinh mổ thì vẫn cần từ 4 - 6 tuần sau sinh mới được tập luyện trở lại. Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn

IV. Cho con bú

Sau khi sinh, mẹ nên cho con bú ngay càng sớm càng tốt vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ.

V. Vệ sinh

  • Mẹ nên rửa mặt, súc miệng và chải răng mỗi ngày.
  • Đi tiểu: Trong ngày đầu có thể dùng bô, những ngày sau vào nhà vệ sinh.
  • Vệ sinh thân thể bằng nước ấm sạch và lau khô người. Tránh làm ướt vết mổ. Sang tuần thứ 2 có thể tắm rửa bình thường, nhưng không chà xát mạnh lên vết mổ

Video liên quan

Chủ Đề