So sánh các dị bản khác nhau của bài tát nước đầu đình

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ, bài ca dao nói về chuyện tình cảm lứa đôi, trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”. Đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da diết của các chàng trai, cô gái mong muốn được bộc lộ tình cảm đến với nhau. 

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình này nhé.

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm.

 “Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Nhặt được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà”

Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta đã nhận ra bối cảnh hết sức quen thuộc ở làng quê Việt Nam, với hình ảnh hôm qua tát nước đầu đình và cành sen, tạo sự gần gũi và yên bình đối với chúng ta, đây thật sự là một hình ảnh rất nên thơ và mộng mơ, rất phù hợp để cho cặp đôi trai gái hẹn hò, e ấp, bộc lộ chuyện tình cảm của mình tại nơi này.

Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lý do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Chúng ta thừa hiểu rằng cây sen làm gì có cành, và cây sen vốn dĩ rất nhỏ và yếu ớt nên khó có thể bỏ quên áo trên đó được, nhưng qua giọng điệu của chàng trai, chúng ta cảm nhận được sự hóm hỉnh, vui tính của chàng trai khi đã đưa ra lý do gắn liền với cây sen, hình ảnh đậm nét Việt Nam này, để làm quen với cô gái kia.

Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. dù có thể thừa biết rằng cô gái đó không lấy chiếc áo của mình, chẳng qua chàng trai muốn tìm lấy cái cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái đó, đây là một hành động tuy hơi táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của chàng trai đối với cô gái.

Qua bốn câu thơ đấy, cho chúng ta thấy được sự mộc mạc, giản đơn của tình yêu lứa đôi được gắn liền với những hình ảnh rất gần gũi và thân quen ở làng quê Việt Nam. Qua đó, càng tôn vinh nét đẹp của một tình yêu vừa mới chớm nở, sự e thẹn, ngượng ngùng của chàng trai cô gái khi muốn bộc lộ lời tỏ tình và làm quen. trong một khung cảnh rất lãng mạng này.

"Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng".

Bốn câu thơ sau, chúng ta đã thấy rõ mục đích chính mà chàng trai muốn thổ lộ ra đối với cô gái mình yêu. Đây là cách trình bày lý do vừa thẳng thắn nhưng cũng rất tế nhị và hợp lý hợp tình của chàng trai. Chàng trai chỉ đơn giản muốn nói rằng bản thân còn chưa có vợ và mẹ anh chàng thì đã già, và chàng ta đã đi thẳng vào vấn đề khi muốn tìm người về khâu áo cho mình, tức là muốn cô gái đó về làm vợ của mình.Cái chính là vợ anh chưa có và mẹ đã già, quả thật đây là lời tỏ tình hết sức táo bạo và chân tình của chàng trai này.

Lúc này, chúng ta có thể nhận ra rằng, chàng trai đã tìm ra nhiều lý do khác nhau để có thể mau chóng tiếp cận và làm quen với cô gái, tuy thế nhưng cách bộc lộ, bày tỏ tình cảm của anh chàng vẫn hết sức tế nhị và kín đáo, để tránh cô gái và chính anh chàng cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ nếu chẳng may cô gái đó nói lời từ chối tình cảm. Chỉ với một “chiếc áo” nhưng anh chàng biết cách dùng nó để tiếp cận và tỏ tình với cô gái một cách rất duyên dáng và hài hước, mà không cảm thấy quá thô lỗ. Có lẽ rằng, chàng trai vốn đã có cảm tình với cô gái từ trước nhưng phải đợi đến lúc này mới dám đủ bản lĩnh và can đảm để gặp mặt và bộc lộ tâm tư của mình và tâm sự những điều đó cho cô gái biết. 

“ Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho

Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo một vò rượu tăm

Giúp cho đôi chiếu em nằm”

Nếu cô gái chịu đồng ý khâu giúp anh chàng cái áo bị “sứt chỉ đường tà”, thì anh chàng này sẵn sàng trả ơn cô gái bằng cách “Giúp cho một thúng xôi vò/Một con lợn béo một vò rượu tăm/ Giúp cho đôi chiếu em nằm” nếu như cô gái muốn lấy chồng.

Rõ ràng, đó chính là những lễ vật thường có mà đằng trai thường đem qua nhà gái trong các đám cưới thời xưa. Chúng ta ngầm hiểu rằng, từ “giúp” của chàng trai muốn dụ ý rằng sẽ đưa những món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng, còn nếu cô gái muốn lấy một người khác làm chồng, thì anh chàng này vẫn sẽ sẵn sàng giúp đỡ và cầu phúc cho cô, nhưng tất nhiên chúng ta nên hiểu theo ý đầu tiên thì sẽ hợp tình hợp lý hơn.

Chỉ cần cô gái chấp nhận lời tỏ tình và chấp nhận tình cảm của chàng trai, thì anh chàng này sẵn sàng cùng cô vun đắp tình yêu thương, luôn chung thủy và cùng nhau tạo dựng nên mái nhà vững chắc và hạnh phúc, dù cho họ không có nhiều tiền bạc nhưng chỉ cần sống một cuộc sống trọn vẹn tình cảm, luôn thương và chăm sóc cho nhau, thì có lẽ thế là đủ rồi.

Qua bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình này, cho chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Lê Kim Tám

           Bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình" là một sáng tác dân gian nổi tiếng trong cả nước. Bài ca dao này được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan sưu tầm và giới thiệu từ rất lâu. Nó nổi tiếng bởi tài dựng chuyện, dẫn chuyện của tác giả dân gian miêu tả việc chàng trai tán tỉnh và hỏi cưới cô gái một cách có duyên, khéo léo. Đó còn là một bài ca dao thể hiện niềm tin vào cuộc sống của người lao động, vì bài ca dao này quá hay bởi cái duyên ấy, nên khi lưu truyền, đã xuất hiện nhiều dị bản khác nhau.

          Trước đây, khi đi điền dã tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, TS. Lê Nhật Kí, giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, đã sưu tầm thêm một dị bản nữa của bài ca dao này [Công bố trên Kiến Thức Ngày Nay số 146 năm 1994]. Tuy nhiên, bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình" được sưu tầm tại Đồng Xuân về hình thức cũng có 16 câu như bài ca dao đã được sưu tầm trước đó tại vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng nội dung có nhiều điểm khác biệt. Điểm khác đó cũng bởi quá trình lưu truyền, nhưng cơ bản là sự sáng tạo của tác giả dân gian phù hợp với tâm lý và hoàn cảnh của người dân địa phương từng vùng, miền.

                             Áo anh rách lỗ bàn sàng

                             Cậy nàng mua vải vá quàng cho anh

                             Vá rồi anh trả tiền công

                             Đến lúc lấy chồng anh giúp của cho:

                             Giúp cho một quả xôi vò,

                             Một con heo béo, một vò rượu tǎm.

                             Giúp cho chiếc chiếu nàng nằm,

                             Đôi áo nàng bận đôi vòng nàng đeo.

                             Giúp cho quan mốt tiền cheo,

                             Quan nǎm tiền cưới, lại đèo bông tai

                             Giúp cho một rổ lá gai

                             Một cân nghệ bột với hai tô mè

                             Giúp cho năm bảy lạng chè

                             Cái ấm sắc thuốc cái bồ đựng than

                             Giúp cho đứa nữa nuôi nàng

                             Mai ngày trọn tháng cho chàng tới lui…

          Gọi là bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình" đối với bản ở Đồng Xuân e rằng chưa thật chính xác. Bởi cả bài ca dao này không hề nói gì đến việc tát nước ở đầu đình, chàng trai để quên áo để chàng trai có dịp tán tỉnh cô gái. Bài ca dao này so với bài ca dao do Vũ Ngọc Phan sưu tầm thì thiếu 6 câu đầu, vì "người dân miền Trung vốn “ăn ngay nói thẳng”, không thích loanh quanh, vòng vèo" [Lê Nhật Kí]. Chàng trai trong bài ca dao đã đi thẳng vào vấn đề nhờ vá áo. Chàng đã "cậy" nàng mua vải để vá "lỗ bàn sàng". Tất nhiên, đó chỉ là cái cớ để chàng trai có dịp trả công. Nhưng không phải dịp nào khác mà là "đến lúc lấy chồng". Cũng giống như bài ca dao mà Vũ Ngọc Phan sưu tầm, ở bài ca dao này, chàng trai cũng trả công bằng các "sính lễ" trong ngày cưới cho nàng. Đó là "một quả xôi vò, một con heo béo, một vò rượu tǎm, chiếc chiếu, đôi áo, đôi vòng". Những sính lễ ấy quả là đầy đủ. Chàng trai cũng không quên chuẩn bị "tiền cheo, tiền cưới" và cả "bông tai" - trang sức không thể thiếu cho các cô dâu trong ngày cưới. Ở đây, cứ ngỡ rằng anh đã tự đẩy mình thành người thứ ba, đứng ngoài tiệc cưới của cô gái để lo lắng mọi sính lễ. Nhưng thông thường, chàng trai phải là người chuẩn bị sính lễ để hỏi cưới cô gái. Vậy là chàng âm thầm chuẩn bị sính lễ ấy cho một chàng trai nào đó mà chàng không quen biết để hỏi cưới nàng hay sao? Chỉ có vá áo thôi mà sao sự trả công hậu hĩnh đến vậy? Không, chàng đang tự chuẩn bị sính lễ cho mình để hỏi cưới cô gái vá áo ấy. Hẳn cô gái phải hiểu rằng chàng trai đang tỏ tình và hỏi cưới mình. Ca dao thường được tác giả dân gian sáng tác trong những lúc hát đối đáp, mang tính chất diễn xướng, tỏ tình, hỏi cưới và cũng có thách cưới. Chàng trai ấy đã hỏi cưới nàng một cách khéo léo mà không chờ nàng thách cưới. Và có lẽ cô gái ấy cũng vui lòng khi những sính lễ ấy đã quá đầy đủ.

          Khác với những sính lễ mà chàng trai trong bài ca dao do Vũ Ngọc Phan sưu tầm. Chàng trai trong bài ca dao này không dừng lại ở việc chuẩn bị các sính lễ để hỏi cưới cô gái vá áo, mà trả công cho cô gái thêm nhiều vật phẩm khác nữa. Đó là "một rổ lá gai, một cân nghệ bột với hai tô mè, năm bảy lạng chè, cái ấm sắc thuốc cái bồ đựng than, đứa nữa nuôi nàng". Chàng trai trong bài ca dao này quả là kĩ càng, chu đáo. Hình ảnh " một rổ lá gai" đã nói được nét chân chất, mộc mạc nhưng cũng đậm chất địa phương. Bởi lá gai đối với người lao động vùng Bình Định-Phú Yên không có gì xa lạ. Trong ca dao Bình Định chẳng phải đã nhắc đến "Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi" đó sao. Vả lại vùng đất Bình Định và Phú Yên có nhiều nét văn hóa tương đồng. Nơi đây cũng đã lưu truyền câu ca dao "Ai về Bình Định thăm cha/ Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em" [dị bản]. Bánh ít lá gai cũng có thể là vật phẩm quen thuộc trong ngày cưới ở vùng đất này. Chàng trai trong bài ca dao này không dừng lại ở đó. Chàng bạo dạn mang đến cả "một cân nghệ bột, hai tô mè, năm bảy lạng chè, cái ấm sắc thuốc, cái bồ đựng than, đứa nữa nuôi nàng". Đây toàn là những thứ cần thiết cho người phụ nữ lúc sinh nở. Rõ ràng, ở đây, chàng trai không chỉ tán tỉnh, hỏi cưới mà còn mơ ước một cuộc sống vợ chồng. Nói ra điều này có vẻ chàng trai quá tủn mủn, nhưng đó là cả tấm chân tình của chàng đối với cô gái. Đến cuối bài ca dao, chúng ta mới thấy rõ ý đồ của chàng trai khi chuẩn bị những vật phẩm ấy kèm theo một cái cớ rất có duyên "Giúp cho đứa nữa nuôi nàng/ Mai ngày trọn tháng cho chàng tới lui…".  Hẳn cô gái sẽ thấu hiểu tình cảm chân thành của chàng trai, càng không thể không nhận lời hỏi cưới của chàng.

          TS. Lê Nhật Kí nhận định: "Ở đây việc mở rộng kết cấu có tác dụng nâng giá trị bài ca lên một bước mới, giúp người đọc có một sự nhìn nhận đầy đủ về tính cách chủ thể trữ tình: thẳng thắn và chu đáo". Ông cũng cho rằng: "bản Đồng Xuân không nói “lợn” mà nói “heo” không nói “khâu” mà nói vá, không nói “giúp đôi chăn” mà nói “giúp đôi áo” … Điều này do sự quy định của phương ngữ và điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của mỗi vùng đất. Những khác biệt nói trên giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường màu sắc địa phương cho bài ca. Ở đây có thể nói, quá trình hình thành dị bản Tát nước đầu đình diễn ra theo con đường địa phương. Nhờ vậy, trên nền cảm hứng chung, những dị bản phản ảnh được nếp cảm, nếp nghĩ của con người từng vùng đất khác nhau". Và như thế, bài ca dao này đã mang một màu sắc riêng rất độc đáo của người dân Đồng Xuân.

          Trong ca dao tình yêu, nhất là ca dao tỏ tình, cái áo là một phương tiện nghệ thuật quan trọng đã nhiều lần được nói đến: "Chàng về để áo lại đây/ Để đêm em đắp, để ngày em trông", "Áo xông hương của chàng vắt mắc/ Đêm em nằm em đắp lấy hơi", "Yêu nhau cởi áo cho nhau/ Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay"…Nhưng không ở đâu, cái áo được khai thác và sử dụng tích cực như trong bài ca dao này. Từ đầu đến cuối, bài ca dao vẫn xoay quanh câu chuyện chiếc áo: nhờ khâu áo, trả công và giúp đỡ cho người vá áo. "Có thể nói, cái áo đã đắp kín cả mối tình của đôi bạn trẻ" [Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, Nxb GD, 1998].

          Về bài ca dao này, hiện có rất nhiều dị bản khác nhau. Bản sưu tầm ở Lâm Đồng [Theo Nguyễn Thị Thiên Thu, Vài nhận xét về văn học dân gian ở ấp Hà Đông, Đà Lạt, Văn nghệ Lâm Đồng, số 4, 1985] có lẽ ra đời sau bài ở Đồng Xuân, bởi đã xuất hiện nhiều vật phẩm trả công của chàng trai cho cô gái vá áo đã rất hiện đại. Đó là "Tấm khăn san, áo mùi, đồ hàng Bom Bay, quần trắng nhiễu Tây, đôi giày gót kiêu, gói đăng ten, ô tô". Nhưng bài ca dao ở Lâm Đồng cũng không hề nói đến những vật phẩm "sau hôn nhân" như bài ca dao ở Đồng Xuân. Vì thế, có thể nói rằng, bài ca dao ở Đồng Xuân không chỉ có tiếp nhận bài ca dao "Hôm qua tát nước đầu đình" của vùng Bắc bộ trên tinh thần địa phương hóa, mà quan trọng hơn, nó đã thể hiện được tâm tình, phẩm chất đáng quý của người lao động nơi đây.

Video liên quan

Chủ Đề