So sánh chương trình học việt nam và canada năm 2024

Rất nhiều bạn sinh viên thắc mắc về sự khác biệt giữa các chương trình du học Canada hiện nay là CES, SDS và Chứng minh tài chính (viết tắt CMTC). Vậy đâu là sự khác biệt giữa các chương trình này và những lợi thế của nó là gì. Hãy cùng ThinkEDU tìm hiểu về 3 chương trình này nhé!

So sánh chương trình học việt nam và canada năm 2024

Sự khác biệt giữa các chương trình du học Canada hiện nay là CES, SDS và Chứng minh tài chính (viết tắt CMTC)

Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng hồ sơ du học Canada tăng lên rất nhiều. Tính đến năm 2017, có khoảng 500,000 bộ hồ sơ xin đi du học Canada đến từ các nước trên thế giới và Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 về số lượng du học sinh tại Canada theo số liệu ngày 31/12/2017 của lãnh sự quán Canada. Trong đó:

  1. Trung Quốc: 140,530 du học sinh
  2. Ấn Độ: 123,940 du học sinh
  3. Hàn Quốc: 23,050 du học sinh
  4. Pháp: 21,925 du học sinh
  5. Việt Nam: 14,095 du học sinh

Năm 2017, theo thống kê của Canada, số lượng hồ sơ nộp xin Study Permit là trên 11,000 hồ sơ. Trong đó CES chiếm 40% trên tổng số (tỷ lệ đậu CES là 82%). Còn lại 60% hồ sơ là CMTC (trong đó tỷ lệ chấp thuận là 72%). Đối tượng du học sinh chủ yếu từ 18 đến 30 tuổi, cấp bậc được theo học nhiều nhất là Cao Đẳng (54%), tiếp theo đó là Đại học (23%), tiểu học và trung học (17%). Khu vực được nhiều sinh viên lựa chọn học chủ yếu tập trung ở tỉnh bang Ontario và British Columbia, còn lại rải đều các tỉnh bang khác như Alberta, Quebec, Manitoba…

STUDY DIRECT STREAM – SDS

Vừa được công bố vào ngày 11/3/2018 vừa qua. Canada đã chính thức áp dụng chương trình mới là chương trình Study Direct Stream – SDS sẽ thay thế cho chương trình CES. Chương trình SDS áp dụng cho TẤT CẢ các trường trên trung học – công lập, tư thục có DLI tuyển sinh quốc tế.

Không còn giới hạn trong số 55 trường như chương trình CES, SDS là chương trình mới, thay thế CES đã chấp nhận tất cả các trường được tuyển du học sinh quốc tế, từ đại học đến các trường ngoại ngữ, kể cả công lập lẫn tư thục. Đây là ưu điểm nổi bật, giúp học sinh có nhiều lựa chọn hơn cho mục đích học tập và mục đích định cư của mình. Thời điểm mà chương trình SDS bắt đầu có hiệu lực sẽ áp dụng từ 15/3/2018, có hiệu lực cùng lúc với chương trình CES hiện nay. Sau đó, chương trình CES sẽ chính thức kết thúc vào ngày 30/6/2018.

SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 3 CHƯƠNG TRÌNH SDS – CES – CMTC

Với câu hỏi đặt ra thì hiện nay những yêu cầu và sự khác biệt của từng chương trình là gì. Và những tiêu chí nào có thể nộp hồ sơ theo diện phù hợp cho từng ứng cử viên? ThinkEDU đã làm một bảng tóm tắt ngắn gọn sự khác biệt giữa các chương trình học như sau:

SDS CES CMTC Danh sách trường Tất cả các trường trung học có trên DLI 55 trường nằm trong danh sách GIC Tất cả các trường (bao gồm cả tiểu học và trung học) Tiếng anh IELTS 6.0 (không band nào dưới 6.0) IELTS 5.0 (không band nào dưới 4.5) Không yêu cầu nhưng khuyến khích Study plan Không yêu cầu Khuyến khích Bắt buộc Chứng nhận đầu tư GIC 10.000 CAD 10.000 CAD Các giấy tờ CMTC, thu nhập, tài sản Đóng học phí 1 năm học 1 năm học Không bắt buộc nhưng có thể đóng và kèm vào hồ sơ CMTC Khám sức khỏe Trước khi nộp hồ sơ Trước khi nộp hồ sơ Không yêu cầu khám sức khỏe trước khi nộp hồ sơ nhưng khuyến khích có Thời gian xử lý* 45 ngày 60 ngày 60 ngày Cách nộp Online hoặc trực tiếp tại VAC Trực tiếp tại VAC Online hoặc trực tiếp tại VAC Phí nộp 150$ phí xét visa + 85$ vân tay và chụp hình

  • Danh sách trường DLI theo website chính thức lãnh sự Canada: kiểm tra trường nằm trong danh sách tại đây
  • *Thời gian xử lý trung bình. Có thể thay đổi tuỳ theo thời điểm nộp hồ sơ: kiểm tra thời gian xử lý hồ sơ tại đây

Sau khi có kết quả từ lãnh sự quán Canada chấp thuận cấp Study Permit. Sinh viên sẽ nhận được:

  • Visa dán trên passport
  • Thư chấp thuận của lãnh sự quán

Ngoài ra, khi đến Canada, du học sinh sẽ được cấp:

  • Study Permit với thời hạn kéo dài bằng thời hạn học của chương trình đã đăng ký.
  • Work Permit nếu chương trình có kèm Internship hoặc Co-op

CƠ HỘI LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Ngoài sự khác biệt trong những tiêu chí và điều kiện nộp hồ sơ xin Study Permit, tất cả du học sinh nằm trong điều kiện xin đều có thể học và xin Post Graduation Work Permit (PGWP) để ở lại làm việc tại Canada lên đến 3 năm. Sinh viên cần thường xuyên theo dõi quy định hiện hành về Work Permit trên website của bộ di trú. Sinh viên cũng có thể nộp hồ sơ định cư theo chính sách và các chương trình tỉnh bang, liên bang phù hợp.

So sánh giữa trường quốc tế vs. du học trung học ở canada

Trường quốc tế: Giáo viên đứng lớp môn học ở trường quốc tế đa số là giáo viên người nước ngoài. Chỉ những môn học tiếng Việt mới có giáo viên người Việt.

Du học trung học: Giáo viên đứng lớp môn học là giáo viên người bản xứ, giáo viên được tuyển dụng và đào tạo quy định của tỉnh bang nơi học sinh theo học.

Trường quốc tế: Trường quốc tế dạy theo chương trình liên kết nước ngoài, nội dung chương trình “bê” nguyên xi hoặc thay đổi một số phần cho phù hợp với học sinh Việt Nam. Khung chương trình nước ngoài đã nghiên cứu nhiều năm nên nhìn chung việc học của học sinh cũng nhẹ nhàng giúp các em phát triển kiến thức lẫn thể chất.

Du học trung học: Du học trung học các em trực tiếp được tiếp cận nền giáo dục nước ngoài, khung chương trình học đã được đề xuất. Chương trình học phổ thông của Canada được đánh giá tốt, ngoài những môn học bắt buộc học sinh có thể đăng ký những môn học tự chọn theo sở thích và có thể tích lũy tín chỉ cho bậc cao đẳng, đại học.

Trường quốc tế: Bằng cấp do trường liên kết nước ngoài cấp và được công nhận quốc tế. Nếu học sinh theo học chương trình chuẩn quốc tế như chương trình tú tài quốc tế IB được công nhận toàn cầu.

Du học trung học: Bằng cấp do trường nước ngoài cấp, chất lượng học sinh đã được khẳng định. Nói chung, quan niệm của phần đông người Việt Nam bằng do trường nước ngoài cấp được cấp xem trọng hơn so với bằng được một trường trong nước cấp.

Trường quốc tế: Trường quốc tế yêu cầu đầu vào tương đối, học sinh không yêu cầu phải có tiếng Anh. Tuy nhiên một số trường có thể kiểm tra tiếng Anh xếp lớp.

Du học trung học: Trường trung học ở Canada không bắt buộc học sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh. Nhà trường sẽ cho học sinh làm bài kiểm tra và phỏng vấn trực tiếp. Để du học thành công, các em nên chuẩn bị tiếng Anh thật tốt. Trường cũng sẽ có lớp tiếng Anh để hỗ trợ học sinh trong thời gian đầu sang đó.

Trường quốc tế: Trường quốc tế trong nước đa số thu hút học sinh Việt Nam theo học. Một số ít trường có thêm học sinh nước ngoài, con em của gia đình có cha mẹ đang công tác tại Việt Nam.

Du học trung học: Đi du học, học sinh được học với bạn bè bản xứ hoặc du học sinh đến từ các quốc gia khác trên thế giới, môi trường học tập đa văn hóa không giống như học trong nước.

Trường quốc tế: Học theo chương trình quốc tế ở Việt Nam có nơi mức học phí rất cao từ 500 – 700 triệu/năm. Học theo chương trình song ngữ của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì có mức học phí thấp hơn.

Du học trung học: Học phí trung bình của các trường trung học ở Canada từ 8,500 – 16,000 CAD/năm. So với mức học phí các trường quốc tế đắt nhất ở Việt Nam thì thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên nếu đi du học thì các em phải tốn thêm chi phí sinh hoạt khoảng 11,000 CAD/ năm.