So sánh ck 1 và ck2 năm 2024

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không?

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa đôi khi khiến sinh viên nhầm lẫn với nhau. Nhiều người không phân biệt được hai chương trình học này. Vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt thế nào là bác sĩ chuyên khoa và nội trú. Đồng thời bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về điều kiện học của hai chương trình.

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau hơn

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi về bác sĩ chuyên khoa và khác sĩ nội trú. Để biết được hai chương trình học này có giống nhau hay không. Thì bạn cần tìm hiểu chi tiết khái niệm và yêu cầu cụ thể của bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là một chương trình đào tạo dành cho sinh viên Y khoa chính quy đã học xong hệ đại học. Sinh viên có nhu cầu học lên cao hơn về ra trường với tấm bằng danh giá. Mặc dù khái niệm nghe có vẻ xa vời những khi bạn học ngành Y nhất định phải biết đến chương trình này.

.jpg)

Thông thường sinh viên Y khoa phải hoàn thành chương trình đại học dài 6 năm và ra trường thì họ mới có thể học lên bác sĩ nội trú. Sinh viên cũng có thể lựa chọn học cao học tuy vào mong muốn cá nhân. Điều kiện để theo học là sinh viên phải dưới 27 tuổi và chưa từng bị kỷ luật.

Để trở thành bác sĩ nội trú cần hoàn thành những yêu cầu gì?

Không phải ai cũng có thể học lên bác sĩ nội trú. Sinh viên cần biết một số điều kiện để trở thành bác sĩ nội trú như sau:

  • Sinh viên phải là ngành Y khoa chính quy
  • Yêu cầu độ tuổi dưới 27
  • Đã hoàn thành 6 năm Đại học và tốt nghiệp từ bằng khá trở lên, sinh viên không có môn nào phải thi lại.
  • Điểm tổng kết các môn thi nội trú phải từ 7.0 trở lên
  • Sinh viên chưa từng bị kỷ luật và co đạo đức tốt.
  • Sinh viên phải trang bị đầy đủ giấy chứng nhận tốt nghiệp tương ứng với năm thi trong điều kiện yêu cầu.

Hình thức thi bác sĩ nội trú là gì?

Tìm hiểu bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa bạn sẽ thấy hai chương trình học này có nhiều điểm khác nhau. Về hình thức thi bác sĩ nội trú sẽ có những yêu cầu như sau:

  • Hình thức thi là thi trắc nghiệm và thời gian cho mỗi môn và 90 phút.
  • Tổng số môn thi là 4 môn trong đó : môn thứ 1 và 2 môn thi chuyên ngành, môn thứ 3 là môn thi cơ sở và môn thứ 4 là môn ngoại ngữ. Đặc biệt với môn thứ 4 sinh viên có thể chọn 1 trong 3 thứ tiếng là : Anh, Trung Quốc, Pháp.

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có sự khác biệt rõ rệt. Bác sĩ chuyên khoa là những sinh viên khi đã kết thúc 6 năm học đại học của mình được trao bằng và gọi là bác sĩ. Tuy nhiên họ vẫn chưa được cho giấy phép hành nghề, sinh viên cần học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế.

So sánh ck 1 và ck2 năm 2024

Lúc này, sinh viên sẽ có 2 hướng lựa chọn là tự học, nghiên cứu thực tập hoặc thực tập lâm sàng. Việc lựa chọn hướng học này sẽ tác động đến bạn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hoặc chuyên khoa định hướng.

Thông chi tiết về bác sĩ chuyên khoa 1, 2

Như đã nói ở phần trên thì bác sĩ chuyên khoa được bao gồm: Bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và chuyên khoa định hướng. Mỗi loại chuyên khoa sẽ đặc điểm riêng như sau:

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bác sĩ chuyên khoa 2

  • Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1 tương đương với thạc sĩ.
  • Điểm đặc biệt : Bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ có trình độ chuyên môn và thực hành sâu về lâm sàng chuyền 1 lĩnh vực cụ thể trong ngành Y. Theo đó bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ có vị trí cao hơn bác sĩ nội trí và chuyên khoa định hướng. Họ sẽ làm ở bệnh viện tư, bệnh viện công hoặc phòng khám tư nhân.
  • Trình độ của chuyên khoa 2 tương đương với tiến sĩ, cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1.
  • Đặc điểm: So với tay nghề, chuyên môn thì chắc chắn bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ cao hơn. Công việc của bác sĩ này sẽ giữ vai trò chủ chốt tại cơ sở y tế.

Kết luận

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau hay không. Với những khái niệm nêu trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn định hướng ngành học tốt hơn.

Theo dự kiến, ngày 19-11, Quốc hội sẽ thông qua Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH). Hiện, ý kiến của các ĐBQH ngành y tế vẫn cho rằng dự thảo luật không thỏa đáng khi Ban soạn thảo Luật không công nhận trình độ tương đương giữa đào tạo sau đại học với bác sĩ chuyên khoa (CK) CK1, CK2. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng. Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD-ĐT trao đổi với Báo SGGP về vấn đề này.

*PHÓNG VIÊN: Khi thảo luận luật này, ý kiến các ĐBQH trong ngành y tế cũng như ý kiến của Bộ Y tế là đề nghị luật công nhận trình độ tương đương giữa đào tạo sau đại học với bác sĩ CK1, CK2. Vậy tại sao Ban soạn thảo không đưa vào dự thảo luật?

* Bà NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG: Trong hệ thống GDĐH chỉ có 3 trình độ đào tạo gồm: đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (ThS, TS). Bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ… là chức danh nghề nghiệp do hội nghề nghiệp công nhận, cấp chứng chỉ chứ không phải là bằng công nhận đã tốt nghiệp một trình độ đào tạo.

Tương tự, trong đào tạo y khoa, các chức danh, ngành đào tạo Bác sĩ CK1, CK2 là một chứng chỉ nghề nghiệp mà những người tốt nghiệp đại học y phải học để đủ điều kiện hành nghề. Do vậy, nếu quy định về văn bằng tương đương ở Điều 38 trong Dự thảo Luật GDĐH sẽ dẫn đến việc xây dựng chương trình định hướng nghề nghiệp bị sai lệch theo chuẩn ThS, TS. Nếu quy định trình độ trình độ tương đương giữa đào tạo ThS, TS với bác sĩ CK1, CK2 sẽ không minh bạch và không kiểm soát được chất lượng, trình độ, văn bằng.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT vẫn tuân thủ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là bằng tương đương nhưng trình độ nào phải định danh trình độ đó.

So sánh ck 1 và ck2 năm 2024
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng. Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD-ĐT

* Vậy sự khác biệt giữa bác sĩ CK1, CK2 với trình độ đào tạo sau ĐH (ThS, TS) là gì?

* Bác sĩ CK1, CK2 là những chứng chỉ nghề nghiệp thuộc hệ thực hành trong bệnh viện. ThS, TS là hệ hàn lâm để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu trong các ĐH và học viện.

Bản thân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khi phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 27-10 vừa qua cũng đã nói rõ, là việc đào tạo nhân lực y tế “đi theo hai hệ, một hệ hàn lâm là ThS, TS, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu; còn hệ thực hành là bác sĩ chuyên khoa, rất quý giá trong thực hành. Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, không thể nói tương đương, không thể nói hệ này kém hệ kia mà mỗi hệ là một nghề, mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ.”

Khái niệm chuẩn giảng viên trong dự thảo Luật là đề cập tới trình độ và văn bằng của các giảng viên giảng dạy của cơ sở GDĐH. Đối với các ngành nghề nghiệp chuyên sâu như văn hoá, nghệ thuật hay y tế, các nghệ sĩ nhân dân, bác sĩ giỏi có bằng CK1, CK2 vẫn là giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng giảng dạy thực hành cho sinh viên y khoa.

Theo khảo sát của Ban soạn thảo khi nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cho thấy, việc quản lý tổ chức đào tạo, quy định trình độ và cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu thường thuộc hiệp hội nghề nghiệp hoặc của các cơ quan chuyên môn.

Ban soạn thảo cũng đã tham khảo Luật GDĐH của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia , Đức, Trung Quốc thì chưa thấy có quy định bác sĩ CK1, CK2 trong Luật. Định hướng dự thảo giao Chính phủ quy định chi tiết cũng là để thực hiện việc xu thể này. Việc trao tặng các danh hiệu nghề nghiệp gắn với văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới và chỉ có áp dụng theo mô hình đào tạo của Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho các bác sĩ nội trú là trợ giảng, giảng viên cơ hữu trong các bệnh viện và trường ĐH có cơ hội giảng dạy cả lý thuyết và thực hành trong ĐH và học viện, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT đã có Thông tư liên tịch cho phép: những người đã hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú, muốn có bằng thạc sĩ chỉ cần học thêm các môn học còn thiếu trong chương trình đào tạo thạc sĩ và làm luận văn, hoặc được miễn giảm các môn học/học phần đã hoàn thành trong các chương trình đào tạo trước đó.

* Nếu quy định trình độ tương đương giữa bác sĩ CK1, CK2 vào Luật GDĐH thì có hệ lụy gì?

* Sẽ phá vỡ tính hệ thống pháp luật như trên đã nêu. Nếu cho phép Bộ Y tế cầm trịch triển khai Luật GDĐH trong đào tạo y tế. Rồi sẽ đến Bộ VH-TT-DL cầm trịch về đào tạo văn hóa nghệ thuật. Bộ Tư pháp cầm trịch về đào tạo luật, Bộ KH-CN có thể đào tạo sau đại học hoặc đặt tiến sĩ. Bộ NN-PTNN quản lý đào tạo nông nghiệp, thủy lợi... như vậy sẽ gây rối loạn hệ thống GDĐH, phá vỡ tính hệ thống, thống nhất trong quản lý nhà nước về GDĐH.

Đào tạo đặc thù có những đặc điểm riêng cần được tôn trọng, nhưng vẫn phải đảm bảo, nằm trong những quy định chung của hệ thống để đảm bảo tính ổn định và thống nhất.

Bên cạnh đó, rất dễ bị lạm dụng bằng cấp của GDĐH trong điều kiện của một xã hội quá chuộng bằng cấp. Điều đó cũng có thể gây lạm dụng để mở rộng áp dụng đối với các con đường học tập khác như đào tạo, bồi dưỡng theo các vị trí nghề nghiệp, đào tạo trong tôn giáo, đào tạo theo kênh của tổ chức Đảng… đang được nhiều cơ quan quản lý, theo những chuẩn nghề nghiệp hoặc mục tiêu riêng.

Mặt khác, thiếu căn cứ để xác định “trình độ tương đương”: nếu đảm bảo đúng mục đích của đào tạo kỹ năng thực hành chuyên sâu của nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ĐH thì không áp dụng được các chuẩn của GDĐH để quy định tương đương.

Đó cũng là những lý do năm 2009, Quốc hội đã sửa Luật Giáo dục, bỏ các từ “trình độ tương đương”, “văn bằng tốt nghiệp tương đương” trong Điều 38 và Điều 43 của Luật Giáo dục 2005. Luật GDĐH 2012 cũng tiếp tục quan điểm này.

So sánh ck 1 và ck2 năm 2024
Ảnh: VIỆT DŨNG

* Vậy vấn đề đào tạo chuyên sâu của ngành y sẽ được điều chỉnh thế nào?

* Nghị định 75/2017 của Chính phủ đã quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế: xây dựng và ban hành các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra đối với đào tạo chuyên khoa đặc thù ngành y tế (không bao gồm các trình độ đào tạo của GDĐH).

Như vậy, hệ thống pháp luật và văn bản dưới luật đã phân định rõ từng lĩnh vực và pháp luật điều chỉnh với từng lĩnh vực. Luật GDĐH chỉ nên điều chỉnh những vấn đề thuộc GDĐH. Nếu cần đưa vấn đề đào tạo bác sĩ chuyên khoa, nội trú vào văn bản Luật thì đề nghị đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (và tương tự là Luật Dược, đối với đào tạo trình độ dược sĩ chuyên khoa, sau khi tốt nghiệp đại học dược). Lần sửa luật này nên tiếp nối điều đó để đảm bảo tính hệ thống.

Thực tế, Bộ Y tế đã nhiều lần đề xuất công nhận trình độ tương đương giữa bác sĩ CK1, CK2 vào Luật. Khi làm Luật Giáo dục năm 2009 đã đưa vấn đề này ra xin ý kiến ĐBQH, kết quả chỉ có 23% ĐBQH muốn có tương đương; 69% đồng ý với Bộ GD-ĐT nên cả Luật Giáo dục 2009 và Luật GDĐH 2012 đều không có chữ tương đương. Năm 2012, khi xây dựng Luật GDĐH, Bộ Y tế cũng đưa ra vấn đề này nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không đưa vào.

* Vậy giải quyết vấn đề này sao cho ổn thỏa?

* Theo tôi, đào tạo để cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT quản lý (cử nhân, ThS, TS). Đào tạo để cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu do bộ chuyên ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp quản lý, như vậy đào tạo bác sĩ nội trú chuyên khoa thuộc loại hình đào tạo này. Đào tạo nghề sau khi có bằng tốt nghiệp đại học (luật sư, kiểm toán, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên khoa…) đã và đang đưa vào các luật chuyên ngành tương ứng như Luật Luật sư, Luật Kiểm toán, Luật tổ chức toà án, Viện kiểm sát… Nên việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa cần tiếp tục đưa vào Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược để đảm bảo tính hệ thống và có cơ sở.

Tương tự, đào tạo của hệ thống chính trị thì bằng lý luận chính trị cao cấp do các quy định của Đảng và công tác cán bộ. Đào tạo chức sắc tôn giáo thuộc các quy định nội bộ của từng tổ chức (mặc dù các tổ chức này đang gọi là đào tạo đại học, Ths, TS tôn giáo)…

Luật GDĐH hiện hành có quy định và dự thảo Luật sửa đổi tiếp tục quy định về đào tạo các ngành chuyên sâu đặc thù, nhưng không nên có chữ “tương đương”, là để áp dụng trong phạm vi của hệ thống GDĐH.

Ví dụ, hiện Bộ GD-ĐT đã quy định bằng kỹ sư theo chương trình đào tạo của Pháp tương đương Ths, TS. Nếu đào tạo bác sĩ hiện nay mà chứng minh chuẩn đầu ra tương đương bậc 7 thì cũng tương đương Ths.

Trong khi đó, trình độ đào tạo kỹ sư, bác sĩ hiện nay đang thuộc hệ thống GDDH. Quy định như vậy để các bác sĩ nội trú, chuyên khoa và các chức danh nghề nghiệp khác có thể tự hào và toả sáng bằng chính chức danh, định danh của mình mà không cần quy chiếu tương đương với bất kỳ trình độ nào khác.

Chuyên khoa 1 và 2 khác nhau thế nào?

- Bằng chuyên khoa 1 tương đương với bằng thạc sỹ. - Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2 tương đương với bằng tiến sỹ. - Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu. - Thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư nhân.

Thạc sĩ và chuyên khoa 1 ai giỏi hơn?

Những người có bằng cấp chuyên khoa 1 có trình độ tương đương với thạc sĩ. Từ đó có thể nhận thấy được chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ cao hơn thạc sĩ bác sĩ.

CKI và CKII là gì?

CKII là bậc học tiếp theo của các bậc học: bác sĩ nội trú bệnh viện (BSNTBV), Chuyên khoa cấp I (CKI),Thạc sĩ (ThS) và là bậc đào tạo cao nhất về thực hành và áp dụng cho tất cả các chuyên ngành lâm sàng và thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 là như thế nào?

Như vậy, bác sĩ chuyên khoa 2 là người được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I sau khi hoàn thành các khóa đào tạo theo theo Quy chế đào tạo được ban hành kèm theo Quyết định 1635/2001/QĐ-BYT, 1636/2001/QĐ-BYT và 1637/2001/QĐ-BYT ngày 25/05/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.