So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Lưu ý là đối với 4 tựa game đầu tiên trong phần so sánh hiệu năng giữa các phiên bản GTX 1050/1050Ti dưới đây đều được đặt ở thiết lập cao nhất cùng với hệ thống với hệ thống sử dụng Intel Core i7 5960X (4.0 GHz) và 16 GB DDR4 (2133Mhz)

Show

Với kết quả ở tựa game đầu tiên là Battlefield 4 cho thấy hiệu năng xử lý của phiên bản GTX 1050Ti nhìn chung đều đạt ở mức xấp xỉ 60FPS ở mức thiết lập Ultra với độ phân giải 1080p, mặc dù đã là một tựa game đã được ra mắt từ khá lâu nhưng nhờ vào độ chi tiết và phức tạp của mình Battlefield 4 vẫn được xem là một thước đo tương đối tốt với việc so sánh khả năng xử lý của card màn hình. Tương tự với tựa game sát thủ phần cứng 1 thời là Metro Last Light thì GTX 1050Ti cũng vượt qua 1 cách dễ dàng với số khung hình (FPS) đạt khá gần mức 60 FPS.

Trong khi đó đối với GTX 1050, mặc dù kém GTX 1050Ti ~17% ở tựa game BF4 cũng như ~12% ở tựa game Metro Last Light nhưng khả năng xử lý của GTX 1050 cũng khá ấn tượng với số khung hình trung bình vẫn xấp xỉ ~50FPS trở lên ở 2 tựa game này.

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Đối với những tựa game yêu cầu khả năng xử lý đồ họa cao hơn như Far Cry Primal hoặc Rise of Tomb Raider thì mặc dù các phiên bản GTX 1050Ti đều cho cho số khung hình (FPS) ổn định ở mức trên 40 FPS với thiết lập tối đa ở độ phân giải 1080p, đây cũng là một điều dễ hiểu đối với một chiếc card màn hình tầm trung như GTX 1050Ti, tuy nhiên như đã đề cập ở phần đầu của bài viết, bạn luôn có thể hạ thấp mức thiết lập xuống High hoặc Medium để có trải nghiệm khung hình tốt hơn trên các tựa game này.

Theo sau là GTX 1050 với hiệu năng ít hơn ~10% với số khung hình xấp xỉ 40FPS trên tựa game Far Cry Primal. Tuy nhiên đối với tựa game nặng nề như Rise of Tomb Raider lại cho thấy sự chênh lệch khá lớn giữa GTX 1050 và GTX 1050Ti do dung lượng VRAM của GTX 1050 chỉ có 2GB và các đơn vị xử lý hình ảnh cũng ít hơn, cho nên chắc chắn bạn sẽ phải hạ thiết lập xuống mức Medium trên tựa game này để có được mức khung hình mượt mà hơn.

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Đối với 2 tựa game đang khá được yêu thích trong cộng đồng game thủ hiện nay là PUBG và Fortnite thì qua hệ thống với Intel Core i7-8700K (5GHz) và 32GB DDR4-3200Mhz cho thấy khả năng xử lý của GTX 1050Ti đối với Fortnite với thiết lập High ở độ phân giải 1080p là khá tốt đảm bảo mức khung hình trung bình luôn trên mức 60FPS, tuy nhiên đối với PUBG thì bạn sẽ phải hạ các mức thiết lập xuống Medium để đảm bảo khung hình được mượt mà hơn.

Tương tự với GTX 1050 cũng vậy, việc xử lý tựa game Fortnite cũng không phải là một vấn đề quá khó khăn với chiếc card màn hình này với số khung hình trung bình vẫn trên 53FPS. mặc dù vậy đối với PUBG thì GTX 1050 sẽ trở nên khá chật vật ở tựa game này do dung lượng VRAM giới hạn ở mức 2GB.

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti
So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Còn đối với một tựa game mới cũng đang rất hot trong thời gian gần đây là Far Cry 5 thì cũng không ngạc nhiên khi mà số khung hình mà GTX 1050Ti có thể xử lý được chỉ vào tầm 33-40 FPS với thiết lập Ultra (1080p), bạn sẽ phải hạ thiết lập xuống khá nhiều (Medium) để có thể có được 1 trải nghiệm mượt mà hơn đối với tựa game này. Trong khi đó, GTX 1050 cũng đem lại kết quả khá tương tự với hiệu năng thấp hơn ~14% so với GTX 1050Ti.

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Nhiệt độ và độ ồn

Nhờ vào kiến trúc Pascal có mức công suất tiêu thụ thấp cũng như thiết kế tản nhiệt có hiệu suất cao đến từ các hãng mà cả GTX 1050Ti và GTX 1050 đều hoạt động rất êm ái riêng chỉ có các phiên bản GTX 1050Ti Mini và V2 OC của Zotac và MSI là có độ ồn khá lớn khi hoạt động hết công suất, còn lại các phiên bản khác như SC/SSC, Strix, G1 Gaming và Gaming X đều có độ ồn khá thấp và đương nhiên không thể không kể đến phiên bản Kalm X của Palit nhờ vào thiết kế tản nhiệt thụ động của mình.

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti
So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Tuy nhiên cái gì cũng phải có cái giá của nó, vì sử dụng tản nhiệt thụ động nên nhiệt độ của GTX 1050Ti phiên bản Kalm X khá cao, lên tới 78 độ C mặc dù chỉ chạy ở thiết lập mặc định. Trong khi đó các phiên bản của GTX 1050/1050Ti đến từ Gigabyte và MSI đều có nhiệt độ cao hơn các phiên bản khác đến từ Asus và EVGA, nên nếu bạn cần một chiếc GTX 1050/1050Ti có khả năng tản nhiệt tốt nhất có thể mà vẫn đem lại khả năng ép xung tốt hơn thì phiên bản Strix của Asus và SC của EVGA sẽ là 2 lựa chọn đáng được cân nhắc hơn.

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Ép xung

Việc ép xung sẽ phụ thuộc vào rất nhiều thứ, tuy nhiên độ chênh lệch về việc ép xung giữa các hãng sẽ không chênh lệch quá nhiều với thiết lập voltage mặc định nếu bỏ qua yếu tố “silicon lotery”, nhiệt độ, dưới đây là hiệu năng của GTX 1050/1050Ti sau khi được xép xung, như bạn có thể thấy chỉ với 1 chút thời gian và kiên trì là bạn đã có thể có thêm được ít nhất ~7-10% hiệu năng rồi.

So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti
So sánh gtx 1050 ti và 1050 non ti

Lưu ý, kết quả ép xung sẽ có sự khác biệt giữa những chiếc card màn hình, có nghĩa là sẽ không có gì đảm bảo kết quả ép xung của bạn sẽ thấp hơn hoặc cao hơn như chiếc GTX 1050/1050Ti trong bài viết này.

Kết

Tới đây, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc là nên lựa chọn GTX 1050Ti hoặc là GTX 1050 bởi lẽ dù có hiệu năng xử lý tốt hơn GTX 1050 trung bình từ ~10-20% (tùy thuộc vào tựa game) nhưng giá thành của GTX 1050Ti cũng cao hơn khá đáng kể đặc biệt là với tình trạng giá thành bị nhiều yếu tố ảnh hưởng như hiện nay thì đây cũng là một yếu tố rất đáng được lưu ý khi cân nhắc 2 chiếc card màn hình này. Nếu như bạn chỉ cần một chiếc card màn hình có thể chơi tốt các tựa game e-Sport như Dota 2, LoL, CS:GO và một số tựa game online khác và không quá quan trọng việc có chơi được những tựa game sát phần cứng ở các mức thiết lập Medium trở lên thì GTX 1050 sẽ là một lựa chọn tốt cũng như sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền dành cho bạn.

Còn nếu bạn muốn một trải nghiệm game tương tối đốt đối với các tựa game online cũng như những tựa game sát phần cứng hiện nay ở thiết lập Medium thì GTX 1050Ti sẽ tốt hơn rất nhiều, bởi lẽ không chỉ có số lượng CUDA Cores là 768 (trong khi GTX 1050 là 640), mà các đơn vị xử lý khác như ROPs (Render output units) và TMUs (Texture mapping units) lần lượt là 32 và 48, trong khi của GTX 1050 sẽ chỉ có 16 và 40, giúp cho khả năng xử lý hình ảnh của GTX 1050Ti nhanh hơn đáng kể so với GTX 1050. Nhưng còn 1 điểm cực kì quan trọng nữa là bộ nhớ VRAM đối với các tựa game e-Sport như Dota 2, Lol và CS:GO thì bộ nhớ VRAM 2GB của GTX 1050 là quá dư thừa để hoạt động mượt mà trên độ phân giải 1080p, tuy nhiên đối với những tựa game sau này như PUBG, BF1, Fortnite thì bộ nhớ VRAM chỉ có 2GB sẽ khiến cho việc lưu trữ các texture cũng như không gian trong game trở nên cực kì khó khăn, đấy là lúc bộ nhớ VRAM có dung lượng lên tới 4GB của GTX 1050Ti sẽ phát huy tác dụng đáng kể, giúp cho bạn sẽ có được 1 trải nghiệm game được tốt hơn trong 1 vài năm tới, nhất là khi các tựa game trong thời gian gần đây có độ chi tiết và phức tạp ngày một được nâng cao.

Nhìn chung, cho tới khi giá thành của thị trường card màn hình trở về bình thường như trước đây, thì ở thời điểm hiện tại, GTX 1050Ti có thể được xem là chiếc card màn hình tầm trung có hiệu năng trên giá thành tốt nhất. Về việc nên lựa chọn bản GTX 1050Ti nào thì tất cả các hãng sản xuất lớn hiện nay như Asus, Gigabyte, EVGA, MSI đều có chất lượng sản phẩm rất tốt và bạn sẽ không phải lo lằng bất kì điều gì với việc sử dụng lâu dài cũng như ép xung, điều duy nhất mà bạn cần lưu ý ở đây sẽ là sự khác biệt ở nhiệt độ và độ ồn giữa các hãng khác nhau, chẳng hạn như về phần nhiệt độ thì EVGA và Asus sẽ tốt hơn MSI và Gigabyte nhưng EVGA lại có độ ồn lớn nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho việc lựa chọn một chiếc GTX 1050Ti của mình trở nên đơn giản hơn.