So sánh máy bay mig và su

Phương Tây đang rất quan tâm tới việc Không quân Nga sử dụng tiêm kích MiG-31BM cũng như Su-35S để thực hiện vai trò đánh chặn tầm cao trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Máy bay của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã thể hiện hiệu quả cao cả khi tấn công các mục tiêu mặt đất ở khu vực tiền tuyến và phía sau hậu cứ, cũng như trong các trận không chiến ở tầm cao, ngoài tầm nhìn.

Các chuyên gia từ ấn phẩm phân tích quân sự Military Watch của Mỹ đã tiến hành phân tích so sánh rất khách quan về hai máy bay chiến đấu của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, cả về đặc điểm kỹ thuật và khả năng chiến đấu trên không.

Chúng ta đang nói về tiêm kích đánh chặn tầm cao siêu thanh hai chỗ ngồi MiG-31BM và chiến đấu cơ đa năng siêu cơ động có điều khiển véc tơ lực đẩy 3D thuộc thế hệ 4++ Su-35S.

MiG-31 được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô năm 1981 và đi tiên phong trong nhiều công nghệ tiên tiến, nó thậm chí không tỏ ra thua kém khi đặt cạnh chiếc Flanker ra đời sau hàng chục năm.

Foxhound - như cách gọi ở các nước NATO, được coi là máy bay sẵn sàng chiến đấu nhất phục vụ cho bất kỳ lực lượng không quân nào trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời là tiêm kích nặng nhất và nhanh nhất hiện nay.

Dòng tiêm kích Su-27 được đưa vào sử dụng năm 1985 và không giống như MiG-31 đắt tiền hơn, Flanker được xuất khẩu rộng rãi sau khi Liên Xô tan rã, dẫn đến việc đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp thiết kế.

Su-35 được phát triển trên cơ sở Su-27M, nó trở thành máy bay chiến đấu thế hệ 4++ đầu tiên trên thế giới và được đưa vào biên chế Không quân Nga từ năm 2014.

Chiếc tiêm kích này được thiết kế để chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Mỹ như F-22 và F-35, nó được coi là phi cơ có năng lực nhất thế giới khi được đưa vào sử dụng.

Cho đến khi Su-57 được đưa vào trang bị, Su-35 và MiG-31BM là những ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu tiêm kích đánh chặn tốt của Nga. Ưu điểm chính của dòng Su-27/35 là được sản xuất liên tục, tạo thuận lợi cho việc nâng cấp.

Việc so sánh trực tiếp hai phương tiện chiến đấu về khả năng không chiến là không hoàn toàn đúng. MiG-31BM được thiết kế như một máy bay đánh chặn tầm cao chuyên dụng, do đó nó nhanh hơn đáng kể, có thể sử dụng vũ khí ở độ cao lớn hơn nhiều và tầm hoạt động rất rộng.

So với MiG-31BM, Su-35 có tốc độ lên cao tốt hơn nhiều, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng và khả năng cơ động vượt trội, mang lại lợi thế áp đảo ở cự ly gần. Yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành của loại máy bay này cũng thấp hơn đáng kể.

MiG-31 phù hợp hơn cho chiến đấu tầm xa, đặc biệt khi tên lửa không đối không R-37M - một trong những loại đạn đáng sợ nhất thế giới được sử dụng làm vũ khí chính.

Tên lửa R-37M có thể bao phủ khoảng cách 400 km, được trang bị đầu đạn nặng 60 kg và phát triển tốc độ vô song Mach 6. MiG-31 cũng rất phù hợp để đánh chặn tên lửa hành trình do khả năng nhận biết tình huống cao đặc biệt, được cung cấp bởi radar Zaslon-M quá khổ của nó.

Những khả năng này khiến tiêm kích đánh chặn MiG-31 trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho lực lượng phòng không mặt đất của Nga, để bảo vệ không phận rộng lớn của đất nước.

Trong khi đó Su-35 chủ yếu sử dụng tên lửa R-27M và R-77-1 có tầm bắn tương đối khiêm tốn, lần lượt là 130 km và 110 km. Nhược điểm này phần nào được loại bỏ với sự tích hợp của tên lửa R-37M trong thời gian gần đây.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng một lợi thế đáng kể của MiG-31 so với Su-35 là khả năng của nó vẫn chưa được những đối thủ của Nga nghiên cứu kỹ lưỡng.

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã mua được hai máy bay Flanker từ Belarus và nghiên cứu kỹ lưỡng về chúng. Ngược lại, khả năng của MiG-31 không được biết đến nhiều vì loại tiêm kích này chưa bao giờ được xuất khẩu.

Cuối cùng, MiG-31 là một máy bay linh hoạt hơn, đặc biệt là nó có thể được trang bị tên lửa đạn đạo và vũ khí chống vệ tinh, mang lại những khả năng mà Su-35 không thể cạnh tranh.

Trong không chiến, hai thiết kế gần nhau hơn: Su-35 có khả năng gây ra mối đe dọa ở mọi tầm bắn, trong khi MiG gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều ở tầm xa và cao với ưu thế vượt trội hơn về hỏa lực, tầm hoạt động cũng như khả năng nhận biết tình huống.

"Cả hai máy bay đều bổ sung khả năng của nhau và cho phép Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga giải quyết hầu hết mọi nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện chiến tranh hiện đại", tờ Military Watch kết luận.

Chiến đấu cơ Su-35 được đưa vào trang bị vào năm 2014, đây phiên bản hiện đại hóa cao nhất của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker, được Liên Xô phát triển từ thời chiến tranh Lạnh, để đối đầu với chiến đấu cơ F-15C Eagle của Mỹ và kẻ kế nhiệm của nó là F-22 Raptor.

MiG-35 được đưa vào biên chế tháng 6/2019, và là phiên bản nâng cấp sâu của tiêm kích MiG-29 Fulcrum, chiến đấu cơ hạng trung, cũng được Liên Xô phát triển cùng thời với MiG-29 và tương đương với F/A-18 Hornet của Mỹ; MiG-29 được sử dụng từ các sân bay gần mặt trận hơn.

Mặc dù cả MiG-29 và Su-27 đều sử dụng nhiều công nghệ giống nhau, nhưng cả hai đều có thiết kế khác nhau về cơ bản, bổ sung tính năng cho các máy bay tiền nhiệm thời Chiến tranh Lạnh như MiG-21/23/25. Đây cũng là hai mẫu chiến đấu cơ có vòng đời dài nhất của những máy bay được thiết kế dưới thời Liên Xô.

Su-35 sử radar dụng quét mảng pha điện tử thụ động Irbis-E, có thể phát hiện hầu hết các mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu ở phạm vi trên 400 km (với máy bay chiến đấu tàng hình ở phạm vi dưới 80 km) và theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không.

Radar của MiG-35 hiện đại hơn và là loại radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đầu tiên, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu của Nga, nhưng công suất nhỏ hơn nhiều so với radar Irbis-E; nghĩa là Su-35 sẽ giữ được lợi thế đáng kể trong việc phát hiện mục tiêu.

Chưa ai biết được khả năng của radar trang bị trên MiG-35, nhưng các loại vũ khí mà nó được trang bị cho thấy, nó cũng có thể theo dõi máy bay đối phương ở phạm vi trên 400km; mặc dù phạm vi này có thể thấp hơn đối với các mục tiêu có kích thước nhỏ hơn.

Cả Su-35 và MiG-35 đều sử dụng các loại vũ khí giống nhau, đó là tên lửa không đối không siêu thanh R-37M mới, có tốc độ Mach 6 với các cảm biến mạnh, có khả năng tấn công máy bay ở cự ly lên đến 400km. Ngoài ra cả hai còn sử dụng một loạt tên lửa hành trình đối đất như Kh-35 và Kh-31.

Với tên lửa R-37M, cho phép Su-35 và MiG-35 vượt qua tất cả các đối thủ tiềm năng trong các cuộc giao tranh ngoài tầm nhìn; khi tên lửa không đối không mới nhất của Trung Quốc và Mỹ có tầm bắn bằng một nửa hoặc thấp hơn và chậm hơn đáng kể.

Cả Su-35 và MiG-35 đều có khả năng cơ động cao nhờ sử dụng 2 động cơ, với vectơ lực đẩy ba chiều; về bản thân thiết kế, những phiên bản tiền nhiệm là Su-27 và MiG-29 đã được chứng minh là có khả năng cơ động vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây.

Có thể khẳng định, khả năng cơ động vẫn là ưu điểm của các chiến đấu cơ của Nga; Su-35 và MiG-35 được kế thừa với động cơ mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, tầm hoạt động vượt trội và khả năng tích trữ nhiên liệu lớn hơn; trọng tải vũ khí lớn hơn, khung nhẹ hơn và bền hơn do sử dụng vật liệu composite cao hơn.

Nhờ sử dụng công nghệ mới, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, liên kết dữ liệu và hiển thị buồng lái, nên Su-35 mặc dù thân lớn hơn, nhưng có khả năng tàng hình tốt hơn, khi giảm tiết diện radar hơn 70% so với Su-27. MiG-35 cũng tương tự.

Trong khi cả hai máy bay chiến đấu đều có khả năng đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2,25; nhưng Su-35 có trần bay cao hơn và tầm hoạt động xa hơn, cho phép nó xâm nhập sâu vào phía sau phòng tuyến của đối phương và tuần tra các khu vực lớn hơn, ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí.

Độ cao hoạt động tối đa của MiG-35 thấp hơn khoảng 20%. Trong khi Su-27 và MiG-29 có trọng tải tiêu chuẩn lần lượt là 8 và 6 tên lửa, Su-35 và MiG-35 mở rộng số lượng này lên 12-14 và 8 tên lửa cho mỗi lần xuất kích, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến tầm hoạt động.

Về tổng thể, Su-35 được đánh giá là máy bay chiến đấu mạnh hơn, nhưng MiG-35 vẫn giữ được một số lợi thế quan trọng. Chi phí hoạt động của MiG-35 được cho là thấp hơn 20% so với MiG-29; khiến nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 4++ rẻ nhất trên thế giới hiện đang hoạt động.

Ngoài ra với giá thấp hơn các loại chiến đấu cơ của phương Tây, cho phép các lực lượng không quân triển khai với số lượng lớn hơn nhiều nếu mua Su-35 và MiG-35. Các yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn của MiG-35, cho phép xuất kích nhiều hơn; đồng thời MiG-35 còn có thể cất cánh từ đường băng ngắn và dã chiến, nên có lợi thế.

Mặc dù Su-35 và MiG-35 chia sẻ nhiều khái niệm thiết kế và công nghệ tương tự, nhưng được thiết kế cho các vai trò khác nhau với những ưu điểm của mỗi loại. Su-35 là máy bay chiến đấu cao cấp hơn và khẳng định là có độ tin cậy tốt hơn để đối đầu với những tiêm kích hạng nặng như F-15 hay F-22 của phương Tây.

Nhưng với thiết kế tiên tiến, MiG-35 hoàn toàn có thể chống lại những đối thủ mạnh hơn và giữ được nhiều lợi thế về hiệu suất rất đáng kể với phần lớn các máy bay chiến đấu của phương Tây mới hơn, như Gripen-E, F-16V, F-18E và Rafale.

Việc Nga tập trung nhiều hơn vào các máy bay chiến đấu hạng nặng, có khả năng họ sẽ tập trung mua Su-35, vì họ ưu tiên sản xuất Su-27 và Su-30 hơn MiG-29 sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng điều này phải trả giá bằng mất cân bằng lực lượng và việc sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng, đồng nghĩa với chi phí hoạt động cao hơn.

Với việc Nga hiện nay, không có ý định mở rộng lực lượng Không quân với nhiều phi đội máy bay hạng nhẹ hơn trong tương lai gần, thì chắc chắn là việc mua MiG-35 sẽ bị hạn chế; mặc dù chiến đấu cơ này này dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ với số lượng đáng kể với hơn 150 chiếc theo kế hoạch. Nguồn ảnh: Topwar.