So sánh rgb và cmyk khi in năm 2024

Nếu bạn đang dành sự quan tâm cho các lĩnh vực thiết kế, đồ họa, video,… thì những kiến thức về hệ màu chính là những điều cơ bản nhất cần biết. 2 hệ màu in ấn RGB và CMYK luôn là thử thách khó khăn đối với dân không chuyên, không chỉ gây khó khăn trong việc phân biệt, công dụng và ý nghĩa của chúng cũng chính là vấn đề nan giải.

So sánh rgb và cmyk khi in năm 2024

RGB và CMYK là 2 hệ màu in ấn được đánh giá cao

Đừng quá lo lắng, những thông tin dưới đây có thể giúp bạn tìm được câu trả lời rõ ràng đấy.

RGB được đặt tên theo tên viết tắt của 3 màu cơ bản trong tiếng Anh, gồm có: đỏ (red), xanh lá (green) và xanh lam (blue), cũng chính là 3 màu chính của ánh sáng trắng khi được tách ra bởi lăng kính. Màu trắng này cho dù có độ sáng sau khi kết hợp khá cao, nhưng giá trị màu sắc lại bằng 0. Ngược lại, màu đen chính là màu sắc không phản chiếu ánh sáng, hoặc phản chiếu không đủ ánh sáng dẫn đến mắt chúng ta. Do đó, nhiều nhà khoa học quan niệm rằng, “màu đen” không phải là một loại màu sắc.

So sánh rgb và cmyk khi in năm 2024

Cũng chính vì lý do này, hầu hết các thiết bị điện tử sử dụng màu bằng cách phát quang như TV, màn hình máy tính, màn hình điện thoại… đều sử dụng RGB làm hệ màu chính. Không chỉ vậy, các sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính đều dùng hệ RGB làm chuẩn.

Hệ màu CMYK là gì?

Tương tự với RGB, tên gọi CMYK cũng chính là tên viết tắt từ 4 màu cơ bản sử dụng trong các công cụ in, lần lượt là: Cyan, Magenta, Yellow, Key (Black). Tuy nhiên, điểm khác biệt so với RGB chính là bảng màu CMYK có tính chất và hoạt động hoàn toàn trái ngược, sử dụng hệ thống màu trừ. Điều này có nghĩa là những màu sắc mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ.

So sánh rgb và cmyk khi in năm 2024

Nói một cách dễ hiểu hơn chính là thay vì thêm độ sáng để có những màu sắc khác nhau như RGB, CMYK sẽ tiến hành loại trừ ánh sáng đi từ ánh sáng gốc là màu trắng để tạo ra các màu sắc khác. Từ đó, 3 màu Cyan, Magenta và Yellow khi kết hợp sẽ tạo ra một màu đen.

Cũng vì nguyên lý hoạt động dựa trên cơ sở hấp thụ ánh sáng đặc biệt, hệ màu in ấn CMYK thường được sử dụng trong các lĩnh vực in các thiết kế như poster, tạp chí, tranh ảnh,…

Sự khác nhau giữa hệ màu in ấn RGB và CMYK

Như đã đề cập đến ở trên, hệ màu in ấn RGB và CMYK có công dụng hoàn toàn khác nhau, nếu như RGB được sử dụng phục vụ cho các thiết kế digital trên các trang web, thì CMYK được lựa chọn phục vụ trong các hoạt động in ấn.

Sở dĩ, hệ màu CMYK được sử dụng cho những thiết kế in ấn chính là nhờ cấu tạo không bao gồm màu trắng của hệ màu này, vì nó giả định rằng sản phẩm in ấn sẽ được thực hiện trên bề mặt của một tờ giấy trắng. Tùy thuộc vào tỉ lệ phần trăm giữa các màu trong CMYK, màu trắng sẽ được sử dụng để lấp vào các khoảng trống còn lại.

Ngược lại, nếu như bạn chỉ cần hình ảnh thiết kế hiển thị trên digital, hệ màu RGB chính là một lựa chọn hoàn hảo. Bởi lẽ, môi trường Internet đã được thiết lập sẵn để tương tích với hệ màu này, bằng các đơn vị gọi là pixels. Những pixels này không gì khác chính là sự kết hợp của 3 sắc sáng, đỏ, xanh lá, và xanh lam.

Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện rõ sự khác nhau của 2 hệ màu in ấn RGB và CMYK.

So sánh rgb và cmyk khi in năm 2024

So sánh rgb và cmyk khi in năm 2024

So sánh rgb và cmyk khi in năm 2024

Trên thực tế, không một hệ màu nào có khả năng tái tạo lại được tất cả màu sắc từ thiên nhiên, đồng nghĩa, không có một hệ màu nào là hoàn hảo, kể cả có là bảng màu RGB hay bảng màu CMYK. Tuy vậy, hai bảng màu này vẫn được các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đánh giá cao vì khả năng ứng dụng của chúng, vừa đủ để có thể phục vụ cho nhiều mục đích của người tiêu dùng.

Nếu có ý định bước chân vào lĩnh vực đồ họa, thiết kế, hay những ngành nghề liên quan, những điều cơ bản nhất bạn cần biết không phải là cách sử dụng tất cả những công cụ phục vụ cho quá trình thiết kế, mà chính là kiến thức về những hệ màu sẽ sử dụng. Trong đó, quan trọng nhất chính là tính chất, công dụng và sự khác nhau giữa hệ màu RGB và CMYK trong thiết kế in ấn. Đứng bỏ qua những điều này nếu bạn mong muốn trở thành một Designer chuyên nghiệp trong tương lai đấy nhé.

Khi nào dùng RGB và CMYK?

Sử dụng hệ màu CMYK cho thiết kế nếu bạn dùng cho in ấn: poster, brochure, catalogue, tạp chí, billboard ... Sử dụng hệ màu RGB cho thiết kế nếu bạn dùng để hiển thị trên các thiết bị điện tử.

Khi nào dùng RGB?

Khi nào sử dụng RGB? Lưu ý: Màu RGB chỉ dùng để quan sát hình ảnh, thiết kế, video hiển thị trên các thiết bị điện tử, màn hình tivi, điện thoại, máy tính… Tuyệt đối ko sử dụng để in ấn vì sẽ bị lệch màu khi in ra. Còn nếu để phục vụ cho mục đích in ấn thì CMYK là một lựa chọn tối ưu hơn hẳn.

Khi nào dùng CMYK?

Màu CMYK thường được sử dụng khi thiết kế phục vụ cho mục đích in ấn các thiết kế như poster, brochure, name card, catalogue, sách hoặc tạp chí,…

Tại sao lại ưu tiên dùng hệ màu CMYK khi đi in ấn còn RGB trên thiết bị điện tử?

CMYK được sử dụng trong in ấn vì các vật liệu in như giấy, gỗ, vải… đều không thể tự phát sáng. RBG có số lượng màu lớn hơn CMYK rất nhiều nên RBG thường được dùng trong thiết kế đồ họa. Nên khi gửi file in mà sử dụng hệ màu CMYK thì độ lệch màu sẽ thấp hơn RBG rất nhiều.