So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

Bạn có biết Ca Dao và Tục Ngữ khác nhau như thế nào không? Chúng ta cùng phân biệt sự khác nhau của Ca Dao và Tục Ngữ trong dân gian Việt Nam ngay sau đây.

Ca Dao:

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...

Nội dung của ca dao

- Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.

- Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:

- Chứa đựng tiếng cười trào phúng.

Tục Ngữ:

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

1. Từ cách hiểu về tục ngữ, thành ngữ và ca dao, dân ca, hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa tục ngữ với thành ngữ; giữa tục ngữ với ca dao, dân ca 2. Hãy tìm 5 câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sx; 5 câu tục ngữ về con người, XH(ko có trong sgk). Hãy chỉ ra nghệ thuật, nội dung, bài học kinh nghiệm của 3 câu tục ngữ em tìm đc

phân biệt tục ngữ và thành ngữ và ca dao nêu điểm giống nhau và khác nhau

Xem chi tiết

So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

So sánh điểm giống và khác nhau giữa ca dao và tục ngữ

Xem chi tiết

So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

Sự giống và khác nhau giữa ca dao và tục ngữ, thành ngữ?

Xem chi tiết

So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

So sánh điểm giống và khác nhau giữa:

Tục ngữ và ca dao, dân ca

Xem chi tiết

So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ với thành ngữ?

sự khác nhau giữa tục ngữ với ca dao?

Xem chi tiết

So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

Em hãy phân biệt những điểm khác biệt cơ bản giữa tục ngữ và ca dao?

Xem chi tiết

So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

So sánh điểm giống và khác nhau giữa văn học dân gian (ca dao) và văn học hiện đại

Xem chi tiết

So sánh thể loại ca dao với tục ngữ

Hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây: - Nhường cơm sẻ áo. - Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.