So sánh việt nam và philippines năm 2024

Khi các bậc phụ huynh chọn Philippines cho các bạn nhỏ đi du học Tiếng Anh, vấn đề cha mẹ thường hay quan tâm là lựa chọn trường ra sao, quá trình đi học như thế nào, liệu văn hóa có quá khác biệt để con thích nghi hay không,..?

Đất nước Philippines nghe thì có vẻ như sẽ chẳng có điểm giao thoa hay tương đồng về văn hóa và môi trường sống, tuy nhiên nơi đây lại có những nét văn hóa rất giống với Việt Nam. Cùng Vinahure tìm hiểu những nét tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Philippines nhé!

So sánh việt nam và philippines năm 2024

Từng là thuộc địa của Tây Ban Nha nên văn hóa của Philippines có sự giao thoa hài hòa giữa văn hóa phương Tây và phương Đông. Nơi đây mang một nét đẹp đặc trưng cơ bản không thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác. Ấy vậy mà nền văn hóa giữa Việt Nam và Philippines lại có khá nhiều điểm tương đồng. Đây cũng chính là lợi thế cho các bạn muốn sang Philippines học tập hay sinh sống có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường nơi đây.

\>>> TESOL – chứng chỉ giảng dạy tiếng anh chỉ có tại trường Anh ngữ Cella Philippines

  1. Về thời tiết

Thời tiết ở Philippines gần giống với thành phố Hồ Chí Minh với 2 mùa mưa nắng. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5. Đây là quốc gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, hầu như quanh năm không biến đổi. Vào mùa mưa, khác với những cơn mưa nhỏ kéo dài như ở Nhật hay Việt Nam, Philippines thường xuất hiện những cơn mưa lớn và kết thúc nhanh vào tầm sáng sớm hoặc chiều tối.

Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 27 độ. Do đó bạn có thể mặc những trang phục mát mẻ mùa hè. Tuy nhiên, vẫn nên cầm theo 1 chiếc áo khoác mỏng phòng trong trường hợp gặp mưa to hoặc đi vào những nơi có điều hòa quá lạnh như lớp học, cửa hàng, trung tâm mua sắm… Ngoài ra, việc mang theo kính dâm, mũ và kem chống nắng cũng là cách để bạn bảo vệ bản thân trước ánh nắng gay gắt tại đây.

2. Mức sống

Ở Philippines hiện nay, mức sống của người dân không quá chênh lệch so với Việt Nam. Do vậy các bạn có thể dễ dàng tìm mua những thứ đồ quen thuộc mà bản thân thường dùng. Và nó cũng không quá đắt đỏ.

\>>> Trường Anh ngữ ZETT A English Academy (ZA English Academy)

3. Văn hóa ẩm thực

Nếu Việt Nam được du khách khen ngợi vì sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực thì Philippines cũng vậy. Hương vị đặc trưng của ẩm thực Philippines là sự kết hợp của vị mặn, vị chua và vị ngọt, đây là sự kết hợp khá phổ biến trong các món ăn của Việt Nam. Cũng đừng quá lo lắng nếu bạn sợ không hợp khẩu vị, ở đây khi bước ra đường, bạn có thể thấy dễ dàng thấy các cửa hiệu thức ăn nhanh như: Mc Donald’s, KFC, Jollibee, Starbuck…., những thứ đồ ăn tiện lợi luôn được giới trẻ Việt Nam yêu thích. Các tiệm xíu mại, thịt nướng barbecue, bánh bao, bánh mì Kebap, bắp luộc,…cũng sẽ tạo cho khách tham quan du lịch hay các bạn du học sinh cảm giác thân quen như đường phố ở Việt Nam.

So sánh việt nam và philippines năm 2024
4. Phương tiện đi lại

Trải dài trên các con đường Philippines là những phương tiện đi lại không khác biệt nhiều so với Việt Nam như xe hơi, taxi, jeepney (như một loại xe bus) và luôn có lối dành cho người đi bộ. Nếu bạn mới sang Philippines, đừng ngần ngại hỏi thăm những người dân bản xứ về cách đi lai sao cho thuận tiện nhất. Họ sẽ hướng dẫn và chỉ cho bạn cách di chuyển sao cho thuận tiện và phù hợp nhất đó.

So sánh việt nam và philippines năm 2024

Vinahure là công ty chuyên tư vấn du học Philippines uy tín nhất hiện nay với 12 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du học. Vinahure cũng là đại diện tuyển sinh chính thức của hầu hết các trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Philippines: SMAEG, CELLA, CNN, PHILINTER, CG, CIA, CPILS…

Hiện nay chúng tôi đang là đại diện của rất nhiều trường học uy tín của Philippines tại Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2019, Vinahure ưu ái nhận được những suất học bổng giá trị và hấp dẫn, đặc biệt là chương trình trại hè Tiếng Anh tại SMEAG.

Để biết thêm thông tin về thủ tục đăng ký du học Philippines, liên hệ ngay đến số Hotline của chuyên viên tư vấn du học Philippines tại công ty du học Vinahure để được hướng dẫn cụ thể:

Note 2: Không có gì chắc chắn rằng người trả lời sẽ 100% chính xác, ngay trong link gốc cũng có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, đây là câu trả lời cá nhân mình thấy đầy đủ dẫn chứng, logic nhất hoặc tại vì mình là người Việt <(“). Các bác dân chuyên ngành nếu thấy điểm bất hợp lý có thể nêu ra cho mọi người biết ạ.

1. Thống Kê Hộ Nghèo

Câu trả lời thật ra rất đơn giản:

Người dân Việt Nam nói chung giàu có hơn người dân Philippines. Tôi sẽ trình bày một số dữ liệu khô khan ở dưới để có thể thuyết phục các bạn rằng đây chính là thực tế.

Có những lý do cho việc tại sao Philippines lại bị khắc hoạ tiêu cực như một trong những quốc gia nghèo nhất trong khối Đông Nam Á, và tại sao Việt Nam lại đang ngày càng tránh được hình ảnh đó hơn, bất kể việc vừa thoát khỏi một cuộc chiến tương đối gần. Không phải vì sự thiên vị của ‘truyền thông phương Tây’ hay cố tình gây giật gân gì cả. (Note: Khúc này tôi hơi lú các bác ạ)

Đầu tiên, liệu Việt Nam có thật sự giàu có hơn Philippines hay không là một câu hỏi khó có thể trả lời chính xác vào thời điểm hiện tại, vì nền kinh tế của cả hai có sự cách biệt không đáng kể. Tuy nhiên, việc này không hoàn toàn quan trọng trong việc giải đáp câu hỏi tôi đang trả lời. Chúng ta không thể nhận xét rằng Philippines hay Việt Nam giàu có hơn Qatar, chỉ bởi vì họ có một nền kinh tế lớn hơn. Để có thể chắc chắn rằng chúng ta đánh giá họ một cách công bằng, ta nên dựa vào chính người dân của 2 nước.

Thống Kê Tỉ Lệ Nghèo Quốc Gia

Cả hai quốc gia có những chuẩn nghèo khác nhau, thực tế là Việt Nam đã đi xa hơn và đặt ra những chuẩn nghèo khác nhau dựa trên từng địa phương. Để triệt tiêu hoàn toàn những thiên vị được tạo nên từ sự khác biệt giữa chuẩn nghèo của 2 quốc gia, tôi sẽ sử dụng dữ liệu từ World Bank được phân ra thành 3 tỷ lệ khác biệt.

1.1. Tỉ Lệ Nghèo Cùng Cực

Từ biểu đồ đầu tiên này ta đã có thể thấy một vài điều rất thú vị:

Đúng vậy, khởi đầu của thiên niên kỷ thì người Việt Nam chắc chắn nghèo hơn rất nhiều người Philippines tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo cùng cực bình quân đầu người của Việt Nam có sự giảm sút đáng kinh ngạc với tỷ lệ 33.8% chỉ trong vòng 8 năm. Sự ‘phát triển’ của Philippines có vẻ nhạt nhoà khi đặt lên bàn cân với Việt Nam. Năm 2009 – 2010 là thời điểm mà Việt Nam chính thức có được tỷ lệ nghèo cùng cực thấp hơn Philippines.

1.2. Tỉ Lệ Nghèo 3.20$/ngày

Biểu đồ thứ hai thể hiện nên sự giảm sút đáng ngạc nhiên hơn nữa của Việt Nam. Điều này biểu hiện rằng đã có rất nhiều người thoát khỏi tỷ lệ nghèo 3.20$/ngày này. Một lần nữa, sự tiến triển của Philippines lại làm nước này ‘trông’ có vẻ nghèo.

1.3. Tỉ Lệ Nghèo 5.5$/ngày

Sau khi điều chỉnh lạm phát cho tỉ lệ này thì con số tương ứng cho tỉ lệ này là 185 USD/tháng cho một người; Hoặc khoảng 9,388 PHP một tháng một người (số liệu ngày 26/4/2020) Hoặc khoảng 4,332,174 VND một tháng một người (số liệu ngày 26/4/2020)

Đây là một con số cao hơn đáng lưu ý so với tiêu chuẩn cả 2 quốc gia đặt ra khi đánh giá về ‘hộ nghèo’, điều này cũng khiến biểu đồ thứ 3 này hữu ích nhất trong cả 3 khi vượt qua tỉ lệ này đồng nghĩa với việc ‘thoát nghèo’ và bước chân vào tầng lớp trung lưu.

Từ biểu đồ này ta có thể thấy:

Công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam có thể được xem như là kỳ tích khi đánh giá vào thời điểm hiện tại. Từ gần 90% dân số sinh hoạt ở tỉ lệ nghèo 5.5$/ngày đã rơi xuống còn 23.6% trong chỉ 16 năm. Philippines lại phải vật lộn khó khăn trong việc giảm tỷ lệ nghèo khi chỉ giảm được 9.2% trong 16 năm.

Cả hai quốc gia đều có sự tăng trưởng về dân số, Philippines thực sự có thể bị đánh giá là có một nền kinh tế không bền vững theo bình quân đầu người khi so với khởi đầu của quốc gia này vì sự tiến triển chậm chạp của nó ở mức bình quân đầu người.

Philippines có tỷ lệ nghèo gần như gấp đôi Việt Nam khi so với mức chuẩn nghèo này. Hơn một nửa dân số của Philippine đang ở trong tỉ lệ nghèo 5.5$/ngày khi sử dụng mức chuẩn nghèo này. Việt Nam có ít hơn một phần tư.

Ba biểu đồ trên khá là chắc kèo đã tổng kết lại tại sao Việt Nam ‘trông’ có vẻ giàu có hơn người hàng xóm phía Đông của họ, bởi vì tỷ lệ ‘hộ nghèo’ của Việt Nam thấp hơn Philippines rất nhiều.

2. Tầng lớp tinh hoa của đất nước

Những thông tin phía dưới một lần nữa sẽ tái khẳng định thông điệp của phần 1, nhưng cung cấp thêm càng nhiều dữ liệu và phơi bày sự bất bình đẳng trong thu nhập tệ như thế nào. Các dữ liệu đã được nguỵ trang và che dấu bởi những ‘số liệu đơn giản’ như GDP bình quân đầu người hay GNI bình quân đầu người ra sao, đặc biệt là ở Philippines. Bạn không nhất thiết phải đọc tiếp, cá nhân tôi rất thích đào sâu vào những chủ đề như thế này và rất sẵn lòng cung cấp góc nhìn của bản thân cho những ai muốn tìm hiểu thêm.

Thống Kê Về Tầng Lớp Tinh Hoa Của Đất Nước

Có một câu tranh luận kinh điển như thế này: Philippines hiện tại có số lượng tỉ phú (dollar) nhiều hơn Việt Nam, vậy nên Philippines có nhiều tập đoàn lớn hơn và được biết đến nhiều hơn ở phương diện quốc tế, trong khi đó các tập đoàn của Việt Nam trở nên lu mờ khi so sánh.

Để có thể giải quyết câu tranh luận này, trước hết tôi xin chỉ ra rằng việc giả định sự giàu có của một công ty bất kỳ là một lập luận không hề công bằng một chút nào; thật sự là phù phiếm khi nói rằng ‘Những nhân viên của công ty này, và sau đó là cả người dân của quốc gia này giàu có chỉ bởi vì ông sếp của công ty này giàu’

Để loại trừ đi bất kỳ sự thiên vị nào, tôi sẽ trực tiếp so sánh dân số thực tế và sự hiện diện của tầng lớp tinh hoa ở cả hai quốc gia.

2.1. Giới Siêu Giàu

Yup, không có gì để tranh luận ở đây khi Philippines hiện tại có số lượng tỉ phú gấp 3 lần Việt Nam theo số liệu năm 2019.

2.2. Giới Thượng Lưu

Đây là khi mọi thứ bắt đầu trở nên thú vị:

Năm 2014, Philippines có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD gần như gấp 3 lần Việt Nam trong bảng số liệu trên. Tuy nhiên chỉ trong 4 năm sau, Việt Nam đã thu hẹp lại khoảng cách đó xuống còn 1.2 lần. Năm 2024, Việt Nam được dự đoán rằng sẽ có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD cao hơn so với Philippines, đảo ngược lại bảng số liệu.

Chú ý một điều rằng điều này đi kèm với sự sụt giảm tỷ lệ nghèo của Việt Nam. Có một khởi đầu tệ hơn Philippines nhưng kết quả Việt Nam lại có sự phát triển tốt hơn sau hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

2.3. Tầng Lớp Tinh Hoa

Cũng tương tự như mức chuẩn nghèo cao nhất ở phần đầu, ngưỡng cửa thấp nhất để có thể được coi là ‘giàu’ vẽ nên một khung cảnh rất trái ngược so với những gì mọi người tưởng tượng ở Philippines, một nước có chỉ số GDP cao hơn.

Chỉ trong năm 2014, Việt Nam đã có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD cao hơn so với Philippines; bất kể việc có mức dân số thấp hơn 9.6% so với Philippines. Năm 2018 và 2019, khoảng cách giữa số lượng trên tiếp tục giãn cách ra nghiêm trọng với cán cân nghiêng về Việt Nam. Việt Nam tại một thời điểm đã trở thành quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về mức độ tăng trưởng triệu phú, Philippines thậm chí còn không vào được top 10.

Năm 2024, Việt Nam được dự đoán sẽ có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD gấp đôi so với Philippine, bất kể việc dân số Philippines đông hơn khoảng 13%.

Khi tôi tìm thấy bản báo cáo này, tôi ngay lập tức nhận thấy tại sao người dân sinh sống tại các thành phố như Tp.HCM hay Hà Nội, ví dụ, trông phấn khởi hơn so với người dân tại Metro Manila. Cuộc sống cũng rực rỡ hơn. Đơn giản là vì số lượng người giàu của Việt Nam nhiều hơn và số lượng người nghèo của Việt Nam cũng ít hơn.

Nó cũng cho thấy một điều về sự bất bình đẳng về thu nhập ở Philippines. Không chỉ đơn giản là giữa người giàu và người nghèo, mà ngay cả trong tầng lớp tinh hoa của họ cũng có sự chênh lệch lớn về tài sản. Việt Nam không chỉ đưa hàng triệu người thoát nghèo vào khoảng năm 2009. Việt Nam còn chứng kiến sự tăng trưởng mãnh liệt ở tầng lớp trung thượng lưu và thu nhập cao gần đây.

Theo cá nhân tôi, một quốc gia có số lượng 22,129 người/gia đình thuộc tầng lớp tinh hoa nhiều hơn so với quốc gia kia; giàu có hơn một quốc gia có hơn 11 tỉ phú/gia đình, nhưng lại ít hơn hàng chục nghìn triệu phú.

3. Tranh luận về tài sản trung bình quốc gia

Chúng ta đã đánh giá qua tầng lớp siêu giàu và cả những hộ nghèo. Liệu mọi thứ có tiếp diễn nghiêng về Việt Nam ở phần chiếm đa số là tầng lớp trung lưu?

Có thể là Philippines có nhiều hộ nghèo hơn, nhưng tầng lớp trung lưu của họ nói chung lại giàu có hơn tầng lớp trung lưu tại Việt Nam? Hơn nữa, Philippines cũng có GDP bình quân đầu người cao hơn, không phải sao…? Lần này tôi sẽ sử dụng dữ liệu từ Credit Suisse’s Global Wealth Databook vào năm 2019. Một điều đáng ngưỡng mộ là họ bao gồm cả mean wealth per capita (tài sản trung bình bình quân đầu người) và median wealth per capita (tài sản trung vị bình quân đầu người). Ghi nhớ rằng, đây là về wealth (tài sản) chứ không phải là income (thu nhập). Hơn nữa, bản bảo cáo trên cực kỳ hữu ích khi nó chỉ báo cáo về tầng lớp trưởng thành (adult); loại đi một số lượng lớn những người trẻ tuổi chưa nên đi làm, chưa có khả năng kiếm tiền và tích trữ của cải.

Note: Tôi không biết dịch như thế nào để phân biệt mean wealth (tài sản trung bình) và median wealth (tài sản trung vị) nên sẽ để luôn thuật ngữ Tiếng Anh nhá (phần trong ngoặc đơn là tôi chém đại đấy <(“)). Bác nào biết có thể comment hộ tôi.

Tôi đã góp nhặt dữ liệu các quốc gia ASEAN bên dưới: Hãy nhìn vào mục mean wealth (tài sản trung bình) trước:

Hình 1. Bảng dữ liệu mean wealth per adult (tài sản trung bình bình quân người trưởng thành) các quốc gia Đông Nam Á

Không có quá nhiều bất ngờ ở đây: Việt Nam chỉ ở phía dưới Philippines (khoảng cách chỉ là 351$, một điều quan trọng bạn cần lưu ý). Điều này tương tự với bảng số liệu GDP (PPP) bình quân đầu người và GNI bình quân đầu người. Bất ngờ lớn nhất có lẽ là việc Indonesia có số liệu tệ hơn so với hai quốc gia trên, trong khi đó Lào (quốc gia thường được xem là ngang ngửa với Việt Nam một số lần ở những số liệu đơn giản) lại giảm sút một cách rõ rệt với gần 5000$.

Hãy tái sắp xếp lại bảng trên theo thứ tự của median wealth per adult (tài sản trung vị bình quân người trưởng thành), sẽ cho chúng ta kết quả:

Hình 2. Bảng dữ liệu median wealth per adult (tài sản trung vị bình quân người trưởng thành) các quốc gia Đông Nam Á

Bây giờ quay trở lại với bảng dữ liệu thứ hai:

Nhiều quốc gia đã thay đổi vị trí, và tất cả đều chứng kiến sự sụt giảm khổng lồ trong median wealth (tài sản trung vị) khi so sánh với mean wealth (tài sản trung bình). Điều này đã được đoán trước, khi mà giới siêu giàu chỉ chiếm thiểu sổ đã làm lệch hoàn toàn dữ liệu của hầu hết các quốc gia.

Việt Nam (không bất ngờ lắm) out trình Philippines (với khoảng cách khoảng 1000$) và (bất ngờ vãi) out trình Thái Lan một chút. Indonesia thậm chí còn giảm tệ hơn! Đây có thể là một quốc gia đáng để thảo luận sau câu hỏi trên (khi mà Indonesia vốn có GDP bình quân đầu người cao nhất trong cả 3; nhưng trước tiên hãy tập trung vào Việt Nam và Philippines).

Lưu ý rằng dân số trưởng thành của Việt Nam nhiều hơn so với Philippines, tuy nhiên quốc gia này vẫn giữ được median wealth (tài sản trung vị) cao hơn.

Vậy nên ta có thể khẳng định rằng giả thuyết ta đặt ra ở trên, là KHÔNG chính xác. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam thể hiện rằng họ giàu có hơn, khi so ở mức trung bình với Philippines. Đây là lần thứ 3 ta kết luận Việt Nam ‘hơn’ sau khi đã thảo luận về thống kê của tầng lớp tinh hoa và các hộ nghèo.

Giờ hãy nhìn xem quốc gia nào sẽ có tổn thất nhiều nhất khi lấy mean – median wealth per capita (tài sản trung bình – tài sản trung vị bình quân đầu người) theo phần trăm.

Hình 3. Bảng dữ liệu sau khi mean – median wealth (tài sản trung bình – tài sản trung vị) các quốc gia Đông Nam Á

Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây đối với Philippines và Việt Nam cả. Quốc gia sau vẫn lấy tự hào về việc phân phối tài sản bình đẳng một cách đáng kinh ngạc dù rằng median wealth (tài sản trung vị) có thể được xem là cao.