So sánh xương chi trên và xương chi dưới

Khớp vai là 1 khớp hoạt động rộng rãi nhất của cơ thể

3 khớp : 

Vai -cánh tay

Cùng -đòn

Ức -đòn

Ngoài ra còn dc sự phụ trợ của bả vai lồng ngực cho thêm linh động, cần đến khi khớp vai bị cứng.

Hệ thống cơ: cơ đen ta,cơ ngực lớn, cơ tròn to, cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ quạ cánh tay nhưng vai trò lớn nhất là cơ denta

Trục chi trên bình thường :

Trục thẳng : mỏm quạ:- điểm giữa nếp gấp khủyu- ngón 4

Trục nghiêng : điểm giữa mỏm cùng vai-mỏm trên lồi cầu-bờ ngoài ngón 2

Bình thường cánh tay và cẳng tay tạo góc mở ra ngoài 175 *

Trong chấn thương khớp vai có thể cho thấy tổn thương sau :

Gãy xương đòn,sai khớp cùng đòn,sai khớp vai,gẫy cổ xương bả vai ,gẫy đầu trên cương cánh tay….khám xét lâm sang chúng ta có thể xác định dc những tổn thương đó.Trong bệnh lý ta có thể thấy : hội chứng viêm quanh khớp,tổn thương gây rối thần kinh tay….

Khám vai-cánh tay :

Nhìn :

Sưng nề bầm tím [hennequin trong gãy xương cổ cánh tay]

Dấu hiệu nhát rìu gặp trong sai khớp vai ,gẫy cổ xương cánh tay,rãnh denta ngực gãy trong khớp vai ra trước

Sờ :

Triệu chứng của gãy xương [ lạo xạo xương, củ động bất thường. điểm đau chói cố định ]

Dấu hiệu phím đàn piano sai khớp cùng đòn

Hõm khớp rộng ,chỏm xương cánh tay nằm bị trí bất thường trong sai khớp vai.

Đo :

Chu vi

Đo dộ dài tuyệt đối: mấu động lớn- mỏm trên lối cầu

Đo độ dài tương đối : mỏm cùng vai- mỏm trên lồi cầu

Vận động :

Toàn vai :

Gấp/duỗi                                                   = 180*/0/60*

Dạng /khép                                               = 180*/0/40*

Xoay trong/xoay ngoài                            = 100*/0/40*

Riêng khớp bả vai-cánh tay

Gấp duỗi                                                    =90/0/50*

Dạng/khép                                                 =90*/0/30*

Xoay ngoài                                                =40*

Xoay trong                                                 đưa cánh tay ra sau lưng

KHUỶU-CẲNG TAY

Đại cương

Chức năng

Gấp duỗi cẳng tay

Sấp ngửa cẳng tay

2 của động này được đảm bảo = 3 khớp thuộc khuỷu : 

Trục- cánh tay

Quay-lồi cầu

Quay -trục trên

Cơ: cơ nhị đầu , cơ quạ cánh tay, cơ tam đầu cánh tay, cơ sấp tròn, cơ sấp vuông,cơ ngửa ngắn

Riêng : động tác sấp ngửa cẳng tay cần có độ cong sinh lý của xương quay,khớp trụ quay dưới, màng liên kết

Các mốc xương :

Đường hueter: mỏ trên lồi cầu-mỏm khuỷu-mỏm trên ròng rọc nằm trên 1 đường thẳng.khi khuỷu trong tư thế duỗi thẳng

Tam giác hueter: khuỷu gập 90*-3 mỏm trên tao thành 1 tam giác cân mà đỉnh là mỏm khuỷu quay xuống dưới

Khám khuỷu cẳng tay :

Nhìn :

Sưng nề,bầm tím kirrssion trong gãy xương cầu lồi trong gãy xương cánh tay đến muộn

Sờ :

Các dấu hiệu gãy xương [ điểm đau chói cố định,lạo xạo xương,cử động bất thường…] đường hueter thay đổi trong gãy các mảng xương.tam giác hueter thay đổi trong gãy các mỏm khủy,sai khớp khuỷu

Đo :

Chu vi

Độ dài tuyệt đối  

Xương trụ -> mỏm trâm trụ

Xương quay đài quay -> mỏm trâm quay

Đô dài tương đối mỏm trên lồi cầu -> mỏm trâm quay

Vận đông:

Gập/duỗi khuỷu : 160*/0/0  [-5]

Sấp / ngửa cẳng tay 90*/0/90*

Cổ tay-bàn tay

Nhìn :

Sưng nề trong chấn thương ,chín mé càng cua. Hình dạng đặc biệt : rủ cổ cò[ liệt thần kinh quay] ,vuốt trụ [ đốt ngón ],bàn tay khỉ [ liệt giữa] ,bàn tay hội chứng volkaman

Biến dạng trong gãy xương như lưỡi lê,lưng đĩa, gập góc trước [ gãy xương bàn ],gập sau [ đốt ngón] ,hình búa ngón [ đứt gân duỗi]…

Sờ

Các dấu hiệu gãy xương sai khớp

Đo :

Đo không quan trọng,đo chu vi bàn tay,các ngón [ so sánh 2 bên ]

Vận động :

Vận động cổ tay                     

Gấp/ duỗi   80/0/60

Nghiêng trụ/nghiêng quay       40/0/30

Gấp đốt 1 = 90*; gấp đốt 2 = 20*; gấp đốt 3 = 80*

Xương quay là một trong hai xương tạo nên cẳng tay, xương còn lại là xương trụ. Ở tư thế giải phẫu [tức là hai tay buông thẳng xuống thân mình, lòng bàn tay hướng ra phía trước], nó nằm phía ngoài và song song với xương trụ. Ở tư thế nghỉ [tức là bàn tay ở tư thế gõ bàn phím], đầu xa của nó nằm chéo và chồng lên trên xương trụ. Xương quay nằm giữa hàng xương cổ tay ở phía dưới và xương cánh tay ở phía trên. Bài viết này sẽ cho chúng ta biết những khái niệm cơ bản về xương quay, các cấu trúc liên quan và tình trạng bệnh hay gặp của nó.

1. TỔNG QUAN:

Xương quay là một xương dài, một trong bốn loại xương trong cơ thể. Xương dài là một xương đặc, chắc khỏe, chiều dài lớn hơn chiều rộng. Thân xương rỗng, với không gian bên trong gọi là khoang tủy, khoang tủy có chứa tủy xương.

Xương quay thường được coi là lớn hơn trong số hai xương ở cẳng tay. Nó dày hơn ở cổ tay, nhưng mỏng hơn ở khuỷu tay và ngắn hơn xương trụ khoảng 1 inch ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên, độ dài của chúng thì khác nhau đáng kể.

Xương quay dài từ 20 cm đến 26 cm ở người trưởng thành. Trung bình là 24 cm ở nam và 22 cm ở nữ. Đầu xa trung bình rộng khoảng 2.5 cm. Đầu gần rộng bằng khoảng một nửa đầu xa.

Như đã mô tả ở trên, xương quay là một loại xương dài điển hình với xương cứng, chắc dọc thân xương. Đầu xương có xương xốp, cứng dần theo tuổi. Hình dạng của nó ở 1/5 phía trên thẳng, 4/5 phía dưới cong lõm ra trước.

2. GIẢI PHẪU XƯƠNG QUAY:

2.1. Định hướng:

Khi đặt xương thẳng đứng:

  • Đầu lớn ở phía dưới
  • Mấu nhọn đầu lớn ở ngoài và mặt có nhiều rãnh ra phía sau.

2.2. Mô tả:

Xương quay được chia làm ba phần: thân xương, đầu trên và đầu dưới.

Thân xương:

Có ba mặt: mặt trước, mặt sau và mặt ngoài.

Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay, xuống dưới rộng dần, khoảng giữa có lỗ nuôi xương.

Hai mặt trước và sau hơi lõm, mặt ngoài lồi.

Có ba bờ: bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt. Bờ gian cốt sắc hướng vào trong.

Đầu trên:

Đầu trên gồm chỏm, cổ và lồi củ

  • Chỏm xương quay có dạng hình trụ, mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay. Một diện khớp vòng [vành quay] sẽ tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ. Chỏm của nó xoay quanh xương trụ trong dây chằng vòng tạo nên khả năng sấp ngửa của cẳng tay. Ở xương tươi, các diện khớp này đều có sụn bọc che phủ.
  • Cổ xương dài khoảng 10-12 mm, có dạng hình ống.
  • Lồi củ quay là nơi bám của cơ nhị đầu.

Từ phần trên lồi củ quay, trục xương đứng thẳng. Từ phần dưới, thân xương hơi uốn cong.

Giữa cổ xương và thân xương hợp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân. Nhờ góc này nên nó có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay sấp ngửa được. Khi gãy xương có thể bị gập góc hoặc hai khúc gãy chồng lên nhau làm cho cử động sấp ngửa bị giảm hoặc mất.

Đầu dưới:

Thân xương có ba mặt. Khi tới đầu dưới sẽ là năm mặt.

  • Mặt trong do bờ gian cốt chia đôi tạo nên. Mặt trong hình tam giác, ở dưới có một diện khớp nhỏ gọi là khuyết trụ xương quay.
  • Mặt ngoài và mặt sau có nhiều rãnh cho gân các cơ duỗi đi xuống bàn tay. Mặt ngoài mở rộng xuống tạo thành mỏm trâm quay. Mặt sau lồi và có chứa một gờ nổi lên được gọi là lồi củ Lister.
  • Mặt trước trơn láng, tạo nên một gờ rõ rệt.
  • Mặt dưới là mặt khớp với các xương cổ tay, có diện khớp cổ tay. Mặt dưới hình tam giác, đỉnh ở ngoài. Ở nơi đây có một mấu nhô xuống dưới gọi là mỏm trâm. Mỏm trâm ở ngay dưới da cổ tay.

Nó có thể bị gãy ở chỏm, cổ, thân, nhất là ở giữa đầu dưới và thân xương. Vì đầu dưới ở ngay dưới da nên khi gãy, di lệch nhìn thấy rất rõ ràng.

Đặc điểm của xương quay người Việt Nam: Chiều dài xương là 23.25 cm, chu vi là 3.8 cm [đo ở chỗ nhỏ nhất, ở dưới lồi củ nhị đầu]. Chỉ số khỏe là 17.1. Thân xương đo được 15 mm ở chỗ rộng nhất và dầy 10 mm [ở chỗ đó]. Góc cổ thân trung bình 162o5 [157o – 170o].

Xương quay và xương trụ được kết nối bởi một dải mô sợi dày được gọi là dây chằng gian cốt hay màng gian cốt. Một dây chằng nhỏ hơn liên kết giữa đầu gần xương quay và xương trụ được gọi là thừng chéo. Các thớ sợi của nó chạy theo hướng ngược lại với màng gian cốt.

2.3. Các biến thể giải phẫu:

Trong một số trường hợp, xương quay có thể ngắn, kém phát triển, hoặc không có. Một biến thể được nhìn thấy trong giải phẫu của nó là viêm bao hoạt dịch khớp quay trụ trên. Nơi này xương quay và xương trụ được hợp nhất, thường ở 1/3 trên. Tình trạng này có thể là bẩm sinh, nhưng hiếm khi xảy ra sau khi chấn thương, như trật khớp.

3. CÁC CƠ VÙNG CẲNG TAY:

3.1. Các cơ vùng cẳng tay gồm có 20 cơ:

Nhóm cơ vùng cẳng tay trước bao gồm 8 cơ, chia làm 3 lớp:

  • Lớp nông [có 4 cơ]: cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp cổ tay trụ
  • Lớp giữa [có 1 cơ]: cơ gấp các ngón nông
  • Lớp sâu [có 3 cơ]: cơ gấp các ngón sâu, cơ gấp ngón cái dài và cơ sấp vuông.

Nhóm cơ vùng cẳng tay sau bao gồm 12 cơ, chia làm 2 lớp nông và sâu:

  • Lớp nông bên ngoài [có 3 cơ]: cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay ngắn. Lớp nông phía sau [có 4 cơ]: cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ khuỷu.
  • Lớp sâu [có 5 cơ]: cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi ngón trỏ, cơ ngửa.

3.2. Các cơ bám vào xương quay [9 cơ]:

Chủ Đề