Suy nghĩ tôi có thể, tôi sẽ làm đồng nghĩa với sự tự cao không vì sao

Tự trọng là một đức tính tốt của con người. Những người có lòng tự trọng luôn có cách nhìn nhận sự việc và hiện tượng chuẩn xác từ đó đưa ra lối ứng xử phù hợp giúp giữ gìn nhân phẩm, danh dự cho bản thân. Tuy nhiên, khi một người đề cao lòng tự tôn quá mức họ sẽ trở nên tự cao tự đại. Tính tự cao tự đại sẽ gây ra những tác động xấu đến công việc, đời sống và cả sức khỏe tâm lý của chúng ta.

Tự cao tự đại không phải lúc nào cũng tốt

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng tự cao không phải lúc nào cũng tốt và lành mạnh. Nhà nghiên cứu Michael Kernis, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Georgia, trong một thông cáo báo chí: "Những người có lòng tự cao mong manh thường bù đắp cho sự nghi ngờ bản thân bằng các xu hướng phóng đại để bảo vệ và nâng cao giá trị của bản thân.". Lòng tự trọng cao có thể trở nên có hại khi nó đi kèm với sự phòng thủ quá mức, chẳng hạn như đả kích người khác khi niềm tin, tuyên bố hoặc giá trị của bản thân bị người khác đe dọa. Theo Kernis: "Chúng tôi không cho rằng có điều gì không ổn khi ai đó muốn cảm thấy hài lòng về bản thân. Điều chúng tôi muốn nói là khi cảm thấy hài lòng về bản thân trở thành thiên hướng chính đối với họ, họ thường có xu hướng phòng thủ quá mức và tự đề cao bản thân, lòng tự trọng có thể trở nên mong manh hơn và những lợi ích tâm lý sẽ rất hạn chế."

Tác hại của tự cao tự đại

Những tác hại của tự cao, tự đại có thể kể đến như:

  • Những người tự cao tự đại hay thích khoe khoang, không thèm học hỏi người khác và cũng không muốn bị người khác phê bình, góp ý, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống.
  • Người kiêu căng, tự cao tự đại thường bị mọi người xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập và không nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác.
  • Tự cao sẽ sinh ra đố kỵ khiến bản thân thường xuyên tự so sánh với người khác, có cảm giác bị tụt lại phía sau, lâu dần sẽ tự bế tắc và cảm giác mình là kẻ thất bại.

Ngoài ra, những người tự cao luôn xem thường và đánh giá thấp người khác và hậu quả là nhận thất bại do thói chủ quan, “khinh địch”.

Tác hại của tự cao tự đại là luôn xem thường và đánh giá thấp người khác

Làm thế nào để xây dựng lòng tự trọng đúng cách?

Khẳng định giá trị của bản thân

Nhìn nhận lại những điều bạn đang làm tốt. Ghi nhớ cách bạn đã giúp đỡ hàng xóm hoặc hỗ trợ sếp trong một cuộc họp quan trọng có thể giúp bạn tập trung vào những đóng góp của bản thân hơn là những thiếu sót.

Quan tâm đến nhu cầu của bản thân

Nếu bạn luôn quan tâm đến nhu cầu của người khác mà quên mất nhu cầu của chính mình thì bạn đang đánh giá bản thân chưa đủ. Chăm sóc bản thân nhiều hơn và tập trung vào thói quen hàng ngày có thể giúp bạn chống lại những suy nghĩ tiêu cực và xây dựng giá trị bản thân.

Dành thời gian cho những người yêu thương bạn

Không gì bằng xung quanh bạn là những người luôn yêu thương, ủng hộ bạn. Nhìn nhận bản thân qua con mắt của những người quan tâm đến mình không chỉ giúp bạn đánh giá cao những phẩm chất và quan điểm độc đáo của bản thân, đồng thời họ còn có thể giúp kìm hãm sự tự cao tự đại của bạn bằng cách đưa ra những nhận xét, những lời góp ý chân thành.

Thách thức những suy nghĩ tiêu cực

Dồn nén quá nhiều suy nghĩ tiêu cực có thể gây ra những tác động xấu lên sức khỏe tâm lý và cả thể chất của chúng ta. Hãy cố gắng đánh bại những suy nghĩ tiêu cực bằng các cách dưới đây:

  • Học cách tha thứ cho bản thân
  • Viết ra những suy nghĩ tiêu cực có thể giúp chúng ta quan sát chúng một cách đơn giản.
  • Xem xét những gì đã học được và tập trung vào những điều tích cực.

Tránh xa những tình huống rắc rối

Nếu xung quanh bạn là những người chỉ luôn cố gắng tìm ra khuyết điểm của bạn hoặc ngược lại là những người suốt ngày tâng bốc, nịnh bợ quá đà khiến bạn trở nên tự cao tự đại thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm một môi trường làm việc tốt hơn.

Thiền giúp tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng của bản thân

Suy ngẫm về những thành quả đạt được

Bạn có quyền ăn mừng những thành công của bản thân và tự hào về những gì bạn đã làm được. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhắc nhở bản thân học cách khiêm tốn, không nên quá tự cao tự đại về thành tích của mình.

Luyện tập thiền

Thiền không chỉ giúp tạo trạng thái cân bằng, tĩnh lặng, xua tan căng thẳng mệt mỏi mà còn giúp tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng của bản thân.

Làm việc với một nhà trị liệu có chuyên môn

Nói chuyện với một nhà trị liệu có chuyên môn có thể giúp bạn khám phá nỗi sợ hãi và bất an của mình. Họ cũng có thể giúp bạn định hướng những cách ứng xử trong các tình huống làm giảm sự tự tin của bạn.

Căn bệnh tự cao tự đại không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi người hãy học cách khiêm tốn, nhìn nhận về sự việc một cách thấu đáo và sâu sắc hơn. Phải biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân để từ đó rèn luyện, không ngừng hoàn thiện bản thân.

Suy nghĩ tôi có thể, tôi sẽ làm đồng nghĩa với sự tự cao không vì sao

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 21 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút [không kể thời gian phát đề] I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hãy hướng sự  quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể  làm thay vì nghi hoặc khả  năng   của bản thân. Thực tế  cho thấy, chúng ta sẽ  chẳng đạt được bất cứ  điều gì nếu cứ  luôn miệng nói   rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ  đó nỗ lực   tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong   cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như: “Tôi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và hành   động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã   nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiêc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ  rút ra   bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi   cơ  hội mà bạn đang có. Khi thực sự  muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ  có cách để  bạn làm   được. [Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton ­ NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh] Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, khi phải đối mặt với khó khăn chúng ta phải làm gì? Câu 3. Theo anh/chị, tại sao thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công? Câu 4. Anh/Chị  có cho rằng:  việc suy nghĩ “ tôi có thể”, “tôi sẽ làm” được đồng nghĩa với sự tự cao   không? Vì sao? II. LÀM VĂN [7,0 điểm]  Câu 1 [2,0 điểm] Từ  nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị  hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về  điều bản thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống. Câu 2 [5,0 điểm] Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi… Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan. Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều 1
  2. Chày đêm nện cối đều đều suối xa… [Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB GD 2008, trang 110­111]   HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 21 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút [không kể thời gian phát đề] PHẦ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM N I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận  0,5 Theo tác giả khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng  2 mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm giải pháp  0,5 cho vấn đề.     Theo anh/chị, tại sao thất bại giúp ta hiểu được giá trị  của   thành công? ­ Thất bại giúp ta thấy được những bài học kinh nghiệm quý  báu, từ đó nhìn lại phương pháp thực hiện, tiếp tục tổng kết   3 1,0 kinh nghiệm để thành công trong tương lai ­ Thất bại giúp ta trân trọng thành công, niềm hạnh phúc khi  đạt được thành công và hiểu được giá trị  thật sự  của thành  công.      Anh/Chị  có cho rằng: việc suy nghĩ “tôi có thể”, “tôi sẽ   làm” được đồng nghĩa với sự tự cao không? Vì sao?    Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến:   tôi có thể, tôi sẽ làm được đồng nghĩa với sự  tự  cao. Sau đây  là một số gợi ý: 4 1,0 ­ Đó không phải là sự thể hiện của tính tự cao; trái lại đó là sự  tự tin của con người, tâm thế chủ động đối diện với vấn đề.  ­Đó là một cách dùng ngôn ngữ  chủ  động để  thể  hiện lòng  quyết tâm theo đuổi mục tiêu, không chùn bước; giống như  việc tự tạo động lực cho bản thân mỗi ngày. II LÀM VĂN 7.0     Từ  nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu viết một đoạn  văn [khoảng 200 chữ] về điều bản thân cần làm để tạo ra   2,0 cơ hội trong cuộc sống. a] Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể  trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy  nạp, tổng ­ phân ­ hợp, móc xích hoặc song hành. 2
  3. b] Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Điều bản thân cần  0.25 làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống. c] Triển khai vấn đề nghị luận      Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để  triển  khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ điều bản thân  cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống: ­Sẵn sàng đương đầu với khó khăn để tạo cơ hội cho bản  thân. 1,0 ­ Vươn mình với những khát khao để tìm kiếm cơ hội. ­ Tự tạo ra cơ hội cho chính mình và nắm bắt cơ hội. ­ Năng động , linh hoạt, chủ động trong tư duy và hành động. ­ Luôn tích lũy kiến thức chuyên môn nghề  nghiệp, những kĩ  năng sống bổ ích cho bản thân. d] Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng  0,25 từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e] Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu  sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 1.   Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt  5,0 Bắc trong đoạn thơ  a] Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị  luận:    Mở  bài giới thiệu  được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái  0,25 quát được vấn đề. b] Xác định đúng vấn đề  cần nghị  luận :  Vẻ  đẹp của thiên  0,5 nhiên và con người Việt Bắc c] Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập  luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.  * Mở bài: ­ Giới thiệu khái quát  về tác giả, tác phẩm Việt  Bắc. 0,5                  ­ Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích lược đoạn thơ. Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng  các yêu cầu sau: ­  Về  nội dung:  Đoạn tích thể  hiện nỗi nhớ  da diết, cháy   2,5 2. bỏng, thổn thức của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt  Bắc  + Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình, thơ mộng , thi vị, đặc trưng:  Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha  thiết   trong  tình cảm. Những  hình  ảnh  gợi  cảm  đầy thi  vị:  trăng   lên   đầu  núi,   nắng   chiều   lưng   nương,   bản  khói   cùng   sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đẹp nên  thơ  rất riêng của miền rừng núi Những địa  danh ngòi Thia,  3
  4. sông Đáy, suối Lê  không chỉ  trải dài trên bản đồ  địa lí của  Việt Bắc; không chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng ­   là nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt; mà còn ghi dấu   bao kỉ niệm của người ra đi.  + Vẻ đẹp của con người Việt Bắc: con người Việt bắc nghĩa  tình trong cuộc sống, cần cù trong lao động, chăm chỉ  trong   học   tập,   lạc   quan   trong   cuộc   sống,   chiến   đấu:Nhớ   những  ngày khó khăn gian khổ  nhưng đậm đà tình nghĩa.Nhớ  người   mẹ Việt Bắc trong bối cảnh  nắng chay l ́ ưng, vẫn điu con lên ̣   ̃ làm việc, cần mẫn chăm chỉ  be t rây  ̉ ưng b ̀ ắp ngô... đã gợi ra  sự  tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của những bà mẹ trong  kháng   chiến   đã   đùm   bọc,   cưu   mang   chiến   sĩ,   cán   bộ   cách  mạng. Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan với những hình ảnh và âm  thanh quen thuộc. Đoạn thơ dựng lại những khung cảnh quen   thuộc với những hình  ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho  0,5 sinh hoạt trong kháng chiến ở núi rừng Việt Bắc ­ Về nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc giản dị , âm điệu ngọt  ngào, kết cấu quen thuộc trong ca dao, cách miêu tả giàu hình  ảnh, phép hoán dụ, câu hỏi tu từ, phép điệp phát huy cao độ ­ Đánh giá chung + Về nghệ thuật: Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố  Hữu trữ tình chính trị , đậm tính dân tộc: : Thể thơ lục bát tạo  nhịp điệu uyển chuyển và cặp từ xưng hô “ta – mình” – hình  thức đối đáp quen thuộc ca dao, giọng điệu tâm tình ngọt  ngào, hình ảnh thơ chân thực, giản dị và gần gũi.. + Về nội dung : Tố Hữu đã diễn tả thành công nỗi nhớ của  người cán bộ kháng chiến về vẻ đẹp của bức tranh thiên  nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên  thanh bình, thơ mộng , thi vị, đặc trưng. Con người Việt bắc  nghĩa tình trong cuộc sống, cần cù trong lao động, chăm chỉ  trong học tập, lạc quan trong cuộc sống, chiến đấu.Qua đó , ta  cảm nhận được tình cảm sâu nặng ân tình của người cán bộ  kháng chiến dành cho Việt Bắc.  d] Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng  0,25 từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e] Sáng tạo:Có cách diễn đạt mới mẻ, thể  hiện suy nghĩ sâu  0,5 sắc về vấn đề nghị luận TỔNG ĐIỂM: I+II 10,0 4

Chủ Đề