Tác hại của sán lá gan khi chúng kí sinh ở trâu bò là gì

có thể gây tắc ống dẫn mật, làm trau bò thiếu máu. Cách phòng chống là cho trâu bò ăn thức ăn sạch, không ăn thịt trâu bò, gan sống

Bệnh sán lá gan lớn là gì?

Bệnh sán lá gan lớn [fascioliasis] do loài sán lá Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Nó có hình lá dẹt chiều dài từ 20-30mm, rộng từ 8-13mmm. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê…và có thể ký sinh gây bệnh ở người.

Hình ảnh Sán lá gan lớn trưởng thành.

Ở Việt Nam, Viện Sốt Rét – Kí sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên [Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng].

Đối với khu vực Hà Nội và một số vùng xung quanh Hà Nội, mỗi năm tiếp nhận khoảng 300 – 400 trường hợp tại các viện điều trị chuyên ngành. Tỉnh Bắc Ninh là một trong các địa phương có bệnh lưu hành, hiện nay đang có bệnh nhân điều trị.

1. Chu kỳ phát triển:

Sán lá gan lớn ký sinh trong hệ thống gan mật, chúng đẻ trứng theo dịch mật xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Ở ngoài môi trường, trứng sán rơi xuống nước, nở ấu trùng lông chui vào ốc thích hợp [ốc Lymnae] phát triển từ 20- 30 ngày thành ấu trùng đuôi . Sau một thời gian ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước và bám vào rau cỏ thuỷ sinh như: Rau cần, rau muống, cải soong, rau ngổ …

Người và động vật ăn phải thực vật thuỷ sinh [còn sống] hoặc uống nước lã có ấu trùng sán lá gan lớn sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9-13.5 năm.

Như vậy, nguồn bệnh từ động vật ăn cỏ và người bệnh gây ô nhiễm rau, cỏ và nguồn nước bởi các ấu trùng sán lá gan lớn và tạo nên chu kỳ khép kín.

2. Triệu chứng:

Giai đoạn xâm nhiễm: Là thời kỳ mà ấu trùng từ ruột vào gan và trưởng thành trong đó. Bệnh xuất hiện sau 2 tuần sau khi ăn thực vật thủy sinh với các triệu chứng: đau bụng hoặc đầy vùng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, trướng bụng. Bệnh nhân có thể có sốt, người gầy sút cân, gan to đau, nếu nặng có thể có tràn dịch màng phổi, lách có thể sưng. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ tùy theo mức độ nhiễm sán hoặc cơ địa bệnh nhân. Giai đoạn này xét nghiệm chưa thấy trứng sán trong phân.

Thời kỳ mạn tính: xuất hiện từ tháng thứ ba, sán lá trưởng thành xâm nhập vào gan mật và xuất hiện trứng sán trong phân. Bệnh nhân tiếp tục mệt mỏi chán ăn, nhức đầu, thỉnh thoảng nổi mề đay, đi ngoài phân lỏng.

Xét nghiệm thấy thiếu máu, bạch cầu ái toan tăng.

Trong thời kỳ này có thể xuất hiện các biến chứng nặng như những cơn đau bụng gan như đau do sỏi, có thể có tắc mật gây sốt, vàng da, đặc biệt sán có thể gây những ổ hoại tử lớn ở gan. Sán có thể di chuyển ra ngoài gan [chui ra khớp gối, dưới da ngực, áp xe đại tràng…].

3. Chẩn đoán:

– Dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng.

– Yếu tố dịch tễ như vùng đó có động vật ăn cỏ bị bệnh, bệnh nhân hay ăn thực vật thủy sinh không nấu chín…

– Xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan

4. Thuốc đặc trị sán lá gan:

Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu như: Triclabendasole [biệt dược là Egaten do Hãng Novartis, Thuỵ Sỹ sản xuất] có tác dụng tốt trong điều trị cho người bệnh nhiễm sán lá gan lớn. Liều 10 mg/kg chia 2 lần cách nhau 6 – 8 giờ [uống sau khi ăn no]. Có một số bệnh nhân dùng liều 20mg/kg, khỏi bệnh đạt 100%. Tác dụng phụ của Egaten không đáng kể và thuốc an toàn với người bệnh. Thuốc hiện chỉ có và sử dụng ở các cơ sở y tế chuyên khoa.

5. Phòng bệnh:

– Nguyên tắc phòng chống sán lá gan lớn là cắt đứt các mắt xích trong vòng đời của sán.

– Các  loại rau như:  rau cần, rau muống, rau cải soong, rau ngổ thường chứa các loại động vật thủy sinh, trong đó có Sán lá gan. Nếu như các loại rau này không được nấu chín, khi ăn rất dễ bị nhiễm sán lá gan. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất là phối hợp giáo dục truyền thông “không ăn sống rau thuỷ sinh” kết hợp với phát hiện bệnh nhân điều trị đặc hiệu.

– Quản lý phân người và phân trâu bò tốt.

– Diệt mầm bệnh trên súc vật bằng cách tẩy sán lá gan lớn định kỳ cho trâu, bò.

BS Ngô Văn Sản

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Bệnh sán lá gan là bệnh mãn tính, phổ biến tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan đã xuất hiện ở 45 tỉnh thành phố trên cả nước với số ca mắc không ngừng tăng lên. Người dân cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và con đường lây lan của sán lá gan để từ đó kiểm soát được tình trạng lây lan và các nhà chức trách có thể từng bước đẩy lùi căn bệnh này ra khỏi cộng đồng.

Sán là gan là một loại ký sinh trùng có hình dáng giống như một chiếc lá và có thân dẹt, được xếp vào nhóm sinh vật lưỡng tính vì có cả bộ phận sinh dục giống đực và giống cái. Chúng tồn tại trong ống mật và lá gan của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

Sán lá gan có 2 loại: Sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Cả 2 loại này đều có hình dáng giống nhau, chỉ khác nhau về kích thước.

  • Sán lá gan nhỏ: Có vật chủ trung gian là các loài ốc, cá nước ngọt và tồn tại chủ yếu trong cơ thể con người.
  • Sán lá gan lớn: Thường tồn tại chủ yếu ở những loài động vật ăn cỏ như: Trâu, bò, dê, cừu, … Con người bị nhiễm sán lá gan lớn do ăn phải các loại rau mọc ở dưới nước bị nhiểm bẩn và có chứa sán loại này như: Rau muống, rau cần, …

Minh họa sán lá gan

Vòng đời của sán lá gan khá phức tạp. Sán lá gan ký sinh trong gan, mật của người hoặc động vật ăn cỏ như: Trâu, bò, dê, cừu, … Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng của sán lá gan sẽ theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân.

Trứng xuống nước, nở thành ấu trùng lông và ký sinh trong ốc. Từ vật chủ trung gian là ốc, ấu trùng lông của sán lá gan sẽ phát triển thành ấu trùng đuôi. Sau đó, ấu trùng đuôi này rời khỏi ốc, bám vào loại rau mọc dưới nước tạo nay trùng hoặc bơi tự do trong nước.

Con người hoặc động vật ăn phải những loại rau thủy sinh dưới nước hoặc uống nước có chứa ấu trùng sán lá gan sẽ bị nhiễm sán lá gan.

Ở giai đoạn ủ bệnh sán lá gan, rất khó phát hiện ra những biểu hiện rõ rệt vì nó còn tùy thuộc vào số lượng ấu trùng đã ăn phải. Đối với sán lá gan nhỏ, nhiễm trên 100 sán mới có biểu hiện rõ rệt. Đối với sán lớn, trong thời gian này khó xác định được triệu chứng chính xác.

Do sán lá gan ký sinh và đẻ trứng trong gan, mật nên có thể khiến người mắc bệnh có những triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng: Những cơn đau quặn bụng xảy ra do sán lá gan di chuyển từ ruột đến gan, chui qua bao gan hoặc chui vào ống mật làm tắc nghẽn ống mật;
  • Vàng da, da xanh, nhợt nhạt: Sán lá gan ký sinh trong gan, mật, gây tắc nghẽn và làm nhiêm trùng gan, ống dẫn mật. Điều này biểu hiện qua việc da bị vàng hoặc da xanh, nhợt nhạt. Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân nhiễm sán lá gan, do bị nôn nhiều, tiêu chảy, chán ăn cũng dẫn đến tình trạng da xanh, nhợt nhạt;
  • Khó chịu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy: Đây là hậu quả do ống dẫn mật bị tắc. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng tùy vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng nhiều hay ít;
  • Sút cân: Việc nhiễm sán lá gan gây cho người mắc chán ăn, mất cảm giác ngon miệng nên rất dễ sút cân nếu người bệnh mắc sán lá gan trong thời gian dài;
  • Nổi ban: Đây là triệu chứng khá phổ biến trong giai đoạn đầu khi sán lá gan thâm nhập vào gan. Những ban ngứa xuất hiện do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm trùng do sán lá gan gây ra trên gan;
  • Sốt: Sự tắc nghẽn ở các ống mật có thể gây ra nhiễm trùng và làm người mắc bị sốt.

Sốt là một biểu hiện khi nhiễm sán lá gan

Có 3 phương pháp phát hiện sán lá gan:

  • Xét nghiệm máu chẩn đoán miễn dịch học: Chủ yếu bằng kỹ thuật ELISA. Nếu người bệnh mắc sán lá gan hoặc đã từng mắt sán lá gan, cơ thể sẽ sinh ra chất kháng thể kháng lại sán lá gan trong huyết thanh và sẽ cho kết quả xét nghiệm là dương tính.
  • Xét nghiệm phân hoặc dịch mật tìm trứng sán lá gan: Đây là phương pháp mang tính chất tham khảo vì tỷ lệ phát hiện được trứng sán rất thấp, cần phải xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục và có thể phải kết hợp thêm với các phương pháp chẩn đoán khác để cho ra kết quả chính xác nhất.
  • Phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: Chụp CT, MRI, siêu âm gan: Nếu bệnh nhân bị mắc sán lá gan, khi thực hiện chụp CT, MRI hoặc siêu âm ổ bụng, bác sĩ sẽ phát hiện ra các ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc hình ảnh dày bao gan tương ứng với vị trí tổn thương hoặc hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.

Tùy vào tình trạng, mức độ nhiễm bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, thời gian điều trị rút ngắn và sức khỏe của người bệnh được phục hồi nhanh nhất, người bệnh cần chú ý đến những bất thường của cơ thể.

Nếu có những triệu chứng của nhiễm sán lá gan, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt. Bệnh để lâu sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ống mật, nhiễm trùng gan …khiến quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn.

Một số loại thuốc và phương pháp điều trị sán lá gan:

  • Thuốc Triclabendazole hoặc Praziquantel

Thuốc Triclabendazole dùng để điều trị sán lá gan lớn. Đối với bệnh nhân mắc sán lá gan nhỏ cần dùng thuốc đặc trị Praziquantel.

Những đối tượng chống chỉ định với thuốc: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người có bệnh về suy gan, suy thận, suy tim.

Ở nhứng bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn như: Sốt, khó chịu, buồn nôn hoặc tiêu chảy, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc Corticosteroid. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của các y, bác sĩ và không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng như: Viêm đường mật, nhu mô gan bị tổn thương, bác sĩ sẽ có can thiệp bằng cách cắt bỏ phần gan bị tổn thương.

Nếu gan bị tổn thương nặng, cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần tổn thương

Dựa vào những con đường lây nhiễm của sán lá gan cho con người, chúng ta có thể phòng tránh bệnh bằng những cách sau đây:

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống, chưa qua chế biến như gỏi, tiết canh, gan sống … Sử dụng nguồn nước sạch để uống, trước khi uống cần đun sôi kỹ;
  • Các loại rau trồng dưới nước như: rau muống, cải xoong, rau cần, … trước khi ăn phải rửa sạch sẽ, có thể ngâm với dung dịch axit axetic 6% để khử khuẩn tốt hơn và luộc chín kỹ;
  • Không ăn các loại ốc, cá nếu chưa được nấu chín kỹ;
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần;
  • Khi phát hiện những triệu chứng bất thường của sán lá gan cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời./.

Đăng kí nhận ưu đãi khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề