Tại sao sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất

Có lẽ vô tuyến đã trở thành một khái niệm quen thuộc với tất cả chúng ta. Sóng vô tuyến cũng là một khái niệm thường xuyên được nói tới. Hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu một vài thông tin liên quan đến sóng vô tuyến nhé!

Về bản chất sóng vô tuyến cũng là một dạng của sóng điện từ. Sóng vô tuyến là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Sóng vô tuyến có bước sóng 100 km tới 1 mm với tần số từ 3 kHz tới 300 GHz. Sóng vô tuyến cũng được truyền đi với vận tốc ánh sáng. Các tần số khác nhau của sóng vô tuyến có đặc tính truyền lan khác nhau trong khí quyển, sóng ngắn nhờ phản xạ từ tầng điện ly nên có thể truyền xa, sóng dài được truyền theo đường cong trái đất. Các bước sóng ngắn hơn bị phản xạ yếu hơn và truyền trên đường thẳng. Sóng vô tuyến có thể xuất hiện tự nhiên do sét hoặc do các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Để thu được tín hiệu vô tuyến cần một anten vô tuyến. Anten sẽ nhận được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến tại một thời điểm, ta cần sử dụng một bộ dò sóng vô tuyến để điều chỉnh tới một tần số cụ thể.

Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến cũng là một vấn đề đáng quan tâm. BKAII sẽ cùng các bạn nghiên cứu nguyên tắc trong lĩnh vực truyền thanh.

Sóng vô tuyến dùng trong thông tin liên lạc truyền thanh chính là sóng điện từ cao tần trong dải sóng vô tuyến hay còn được gọi là sóng mang.

Để có thể truyền âm thanh đi xa cần dùng Micro biến dao động âm thành dao động điện cùng tần số, tần số này ứng với một sóng điện từ gọi là sóng âm tần.

Âm thanh mà chúng ta nghe được có tần số 16 Hz tới 20 kHz. Sóng mang có tần số từ 500 kHz đến 900 MHz, ta cần sử dụng một mạch biến điệu để trộn sóng mang vào sóng cao tần, đó chính là việc biến điệu sóng mang. Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, chúng ta phải dùng các mạch để khuếch đại chúng.

Với các trạm phát và máy thu ở xa nhau, sóng mang sẽ phản xạ ở tầng điện li và mặt đất, mặt nước biển nhờ đó mà tín hiệu có thể truyền đi được rất xa. Đây cũng chính là lí do sóng điện từ cao tần được dùng phổ biến trong thông tin liên lạc.

Ở nơi thu tín hiệu cần tách sóng ầm tần khỏi sóng mang cao tần và sau đó đưa ra loa. Để có thể thực hiện việc này cần có mạch tách sóng. Những chiếc loa sẽ biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số.

Trên thực tế việc sử dụng tần số vô tuyến hay các thiết bị phát sóng vô tuyến đều phải được cấp phép.

Sóng vô tuyến với ứng dụng chính là dùng trong thông tin liên lạc. Ngoài ra sóng vô tuyến do con người tạo ra có thể dùng cho radar, các hệ thống vệ tinh, mạng máy tính và vô só ứng dụng có ý nghĩa khác.

Năng lượng tần số vô tuyến RF đã được sử dụng trong điều trị y tế hơn 75 năm qua. Sóng vô tuyến được sử dụng để hỗ trợ trong việc phát hiện bệnh và chữa bệnh. Chụp cộng hưởng từ là một ứng dụng hay gặp với việc dùng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh về cơ thể con người.

Xem thêm:

Trên đây là một số những thông tin cơ bản giúp các bạn hiểu hơn về sóng vô tuyến. Có thắc mắc gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

Page 2

  • Home
  • Giới thiệu
  • Sản Phẩm
  • Giải pháp
  • Tin Tức
  • Liên Hệ

Sóng vô tuyến là sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến.
1/ Thang sóng vô tuyến, sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển:

a/ Thang sóng vô tuyến:

b/ Sự truyền đi của sóng vô tuyến trong khí quyển của Trái đất:

Các loại sóng vô tuyến: sóng dài, sóng trung, sóng cực ngắn bị các phân tử không khí trong khí quyển hấp thụ rất mạnh nên các sóng này không thể truyền đi xa, khoảng cách tối đa của sự truyền các sóng này là từ vài km đến vài chục km. Sóng ngắn vô tuyến cũng bị không khí hấp thụ mạnh, tuy nhiên trong một số vùng tương đối hẹp [tầng điện li], các sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ.


Trong tầng điện li [kéo dài từ độ cao 80km đến 800km] các phân tử không khí bị ion hóa rất mạnh do tác dụng của tia tử ngoại của ánh sáng Mặt trời, Các sóng ngắn vô tuyến phản xạ tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển như ánh sáng, nhờ sự phản xạ liên tiếp mà các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa [có thể lên đến vài chụ nghìn km] trên mặt đất.

Hình minh họa quá trình sóng vô tuyến phát ra từ antent phản xạ tại tầng điện li và mặt đất, mặt nước biển đi đến nơi thu tín hiệu.

Cách phân chia tầng khí quyển bao quanh trái đất

Các sóng có tần số lớn hơn 30 MHz [các vi sóng] không phản xạ trên tầng điện li mà đi xuyên qua tầng này ra không gian vũ trụ. Tại đó chúng có thể gặp các anten parabol của các vệ tinh nhân tạo và phản xạ trở lại mặt đất. Các tín hiệu của vô tuyến truyền hình thường được phát bằng các vi sóng này.

2/ Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến [truyền thanh]

Chỉ xét trong lĩnh vừng truyền thanh [phát thanh]

Sóng vô tuyến dùng trong thông tin liên lạc truyền thanh là sóng điện từ cao tần trong dải sóng vô tuyến, sóng này được gọi là sóng mang

Để truyền tải âm thanh đi xa phải dùng một bộ phận gọi là Micro để biến dao động của âm thành dao động điện có cùng tần số, tần số này ứng với một sóng điện từ gọi là sóng âm tần.

Micro một thiết bị điện biến dao động của âm thanh thành dao động điện. Dao động điện này là một sóng điện từ gọi là sóng âm tần

Âm thanh tai con người có thể nghe được có tần số từ 16Hz đến 20kHz. Sóng mang có tần số từ 500 kHz đến 900MHz, muốn truyền tải âm thanh phải dùng sóng mang nên phải sử dụng một mạch biến điệu để trộn sóng mang vào sóng âm tần, quá trình này gọi là biến điệu sóng mang. Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, người ta phải khuếch đại chúng bằng các mạch khuyến đại.
Quá trình biến điệu sóng mang của mạch phát thanh đài AM

Quá trình phát sóng Radio AM

Với các trạm phát và máy thu ở cách xa nhau, sóng mang sẽ phản xạ ở tần điện li và mặt đất, mặt nước biển nhờ đó mà tín hiệu có thể truyền đi được rất xa, đây là lí do người ta sử dụng sóng điện từ cao tần trong thông liên lạc

Ở nơi thu tín hiệu phải tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang cao tần sau đó đưa ra loa. Bộ phận làm việc này gọi là mạch tách sóng. Loa sẽ biến dao động điẹn thành dao động âm có cùng tần số.
4/ Sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản:
Sơ đồ máy phát thanh vô tuyến đơn giản

Máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm: [1] Micro; [2] Mạch phát sóng điện từ cao tần; [3] Mạch biến điệu; [4] Mạch khuếch đại; [5] Anten phát.

Sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản:
Sơ đồ máy phát thanh vô tuyến đơn giản

Máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm: [1] Anten thu; [2] Mạch chọn sóng; [3] Mạch tách sóng; [4] Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần; [5] loa.

Tần số phát sóng vô tuyến là nguồn tài nguyên của Quốc gia chịu sự quản lý của Cục tần số vô tuyến điện. Mọi tổ chức, cá nhân [người sử dụng] sử dụng băng tần số [băng tần], tần số vô tuyến điện [tần số] và thiết bị phát sóng vô tuyến điện [thiết bị ] phải có giấy phép trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện.

Danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện do Bộ Thông tin Truyền thông quy định và công bố; các thiết bị trong danh mục này khi sử dụng phải tuân theo các điều kiện kỹ thuật và khai thác cụ thể của quy định.

Nếu bạn sử dụng các máy phát sóng vô tuyến chưa được phép của nhà nước tùy vào mức độ vi phạm bạn có thể bị phạt tiền từ vài trăm ngàn, đến vài trăm triệu hoặc nặng hơn có thể bị xử lý hình sự [đi tù đó]

Xem thêm:
Tổng hợp lý thuyết, bài tập vật lí lớp 12 chương mạch dao động điện, sóng điện từ


nguồn: vật lí phổ thông ôn thi quốc gia​

Video liên quan

Chủ Đề