Tác phong làm việc chuyên nghiệp là gì

Cho dù bạn làm việc trong môi trường nào đi chăng nữa thì cũng cần phải đảm bảo một tác phong làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là khi nó tác động trực tiếp đến cơ hội được thăng tiến của bạn trong công việc. Ngay cả khi bạn làm việc cho một công ty start-up nhỏ chỉ với 2 thành viên thì điều này vẫn rất quan trọng. Vì suy cho cùng thì chẳng có ai muốn mình trở thành một kẻ lười biếng hay xấu tính ở nơi làm việc.

Tác phong chuyên nghiệp khi làm việc cần có cách rèn luyện đúng cách

Bài viết dưới đây của JOBOKO.com sẽ giới thiệu tới các bạn một vài cách rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp nơi công sở.

I. Thế nào là tác phong làm việc chuyên nghiệp?​

Là một người trưởng thành, chắc chắn bạn phải hiểu được rằng tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Nếu bạn không tôn trọng sếp và đồng nghiệp, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng công việc mà còn cho thấy sự tiêu cực trong tính cách, phẩm chất của bạn. Sự tôn trọng cần thể hiện qua lời nói, thái độ, cách phản ứng với các nhiệm vụ mới hoặc giải quyết vấn đề, tranh chấp trong công việc. Hãy cố gắng công bằng, lịch sự, nhã nhặn với mọi người xung quanh, tránh ngồi lê đôi mách và nói xấu sau lưng. Cho dù có những điều bạn chưa hài lòng, bạn chỉ nên góp ý nhẹ nhàng thay vì phản ứng thái quá.

II. Cách rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp

1. Tôn trọng đồng nghiệp và cấp trên

Ngay cả khi bạn cho rằng người quản lý của mình không xứng đáng được ngồi vào vị trí đó thì bạn cũng không nên để lộ ra suy nghĩ này. Điều duy nhất bạn có thể làm là hãy góp ý với họ trong những trường hợp cụ thể một cách thật khéo léo. Đừng nói với đồng nghiệp; vì khi đó bạn sẽ trở thành một người hay nói xấu sau lưng; bạn sẽ bị nhìn nhận là một người non nớt, thiếu chuyên nghiệp hoặc thậm chí là xấu tính và bị mọi người xa lánh.

2. Ăn mặc lịch sự

Trên thực tế, việc ăn mặc lịch sự cũng sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn gấp nhiều lần. Nó thậm chí tạo cho bạn cảm giác sẵn sàng đón nhận một ngày mới với những thử thách mới. Nói cách khác, hãy luôn tâm niệm rằng cách ăn mặc của bạn cũng sẽ góp một phần không nhỏ vào những thành công trong sự nghiệp của bạn.
Hãy đảm bảo bạn tuân thủ đúng những quy định về trang phục của công ty. Nhiều công ty hiện nay cho phép nhân viên mặc freestyle một ngày trong tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể mặc đồ quá hở hang đến văn phòng.

3. Hãy luôn đi làm đúng giờ

Đi làm đúng giờ có lẽ là một trong những cách tốt nhất để thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn. Vì thế, nếu như bạn có một cuộc họp lúc 9 giờ sáng, hãy đến sớm ít nhất 5 phút. Bạn cũng nên áp dụng quy tắc này mỗi ngày, ngay cả khi không có những cuộc họp quan trọng. Bạn có thể cho rằng đi muộn vài phút chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng công việc nhưng sếp của bạn thì lại suy nghĩ hoàn toàn ngược lại.

4. Thể hiện thái độ tích cực

Cho dù bạn yêu công việc của mình tới đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ có những ngày bạn dường như muốn từ bỏ hết mọi việc. Đó có thể là bởi vì bạn đã xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp hay bị cấp trên trách móc. Tuy nhiên, dù thế nào thì bạn cũng phải thể hiện một thái độ tích cực và hành xử chuyên nghiệp nhất có thể. Bạn cần phải đặt những cảm xúc cá nhân của mình sang một bên và tự nhắc nhở bản thân rằng bạn yêu công việc này như thế nào.

Để có tác phong làm việc chuyên nghiệp cần rèn luyện đúng cách

5. Trung thực và đáng tin cậy

Sự chuyên nghiệp trong công việc còn thể hiện ở chỗ bạn là một người trung thực và đáng tin cậy, đặc biệt là khi bạn muốn thăng tiến hơn nữa trong công ty. Sếp của bạn cần phải tin tưởng thì mới có thể giao cho bạn mọi việc và tính đến chuyện cất nhắc bạn lên vị trí cao hơn.
Khi bạn làm sai một việc gì đó, hãy cứ nhận lỗi và sửa lỗi. Đừng cố gắng đổi tội cho người khác, đặc biệt là khi đó là đồng nghiệp của mình. Ngay cả một việc đơn giản như đi làm muộn, bạn cũng hãy cứ thẳn thắn thừa nhận lý do và nộp phạt theo quy định [nếu có].

6. Sắp xếp bàn làm việc gọn hàng, ngăn nắp

Khu vực làm việc gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách để thể hiện bạn là người biết cách tổ chức và sắp xếp công việc. Bạn có thể kiểm soát mọi thứ và nếu cần tìm một tài liệu gì đó, bạn sẽ ngay lập tức biết nó ở đâu. Giữ gìn bàn làm việc sạch sẽ cũng là một cách để bạn thể hiện sự tôn trọng đối với quy định về tác phong làm việc của công ty.

7. Không hành động theo cảm tính

Bất kể bạn đang nói chuyện với ai trong công ty đi chăng nữa thì cũng cần phải lưu ý tới lời nói của mình. Khi phải đối mặt với một tình huống khó khăn, hãy chắc chắn rằng bạn không nói năng hoặc hành động theo cảm tính. Hãy dừng lại vài phút để suy nghĩ để tránh nói ra những điều không hay khiến bạn phải hối hận sau này.

8. Tập trung làm việc hiệu quả

Mô tả công việc của bạn chỉ yêu cầu bạn phải làm một số công việc cụ thể; tuy nhiên, để cho cấp trên thấy năng lực thực sự của bạn và cất nhắc bạn lên vị trí cao hơn, bạn cần phải làm tốt nhất những gì có thể. Khi đã hoàn thành mọi việc mà vẫn còn nhiều thời gian, hãy suy nghĩ xem bạn có thể làm gì để cải thiện hiệu quả công việc của mình. Điều này không chỉ cho thấy đam mê của bạn với công việc mà còn chứng tỏ được rằng bất cứ khi nào bạn cũng sẵn sàng đảm nhiệm những công việc mới.

9. Tránh ngồi lê đôi mách

Bất kể nhân viên văn phòng nào cũng rất dễ sa đà vào các câu chuyện ngồi lê đôi mách nơi công sở. Bạn sẽ chỉ cần một cái gật đầu và rồi sẽ cứ bị cuốn theo các câu chuyện nói xấu sau lưng, tin đồn thất thiệt,... ở công ty.
Để rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, tốt nhất là hãy tránh những chuyện như vậy càng xa càng tốt và thậm chí là tránh xa người đồng nghiệp có tính xấu đó.

10. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

Bạn có nhận thấy rằng tất cả những doanh nhân thành đạt đều có những hành động cực kỳ chuẩn mực. Họ luôn ngồi ngay ngắn, đứng thẳng người và luôn ngẩng cao đầu mỗi khi di chuyển xung quanh. Nói cách khác, nếu như muốn thể hiện một tác phong làm việc chuyên nghiệp, bạn cần phải bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất này. Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn khi giao tiếp với những người xung quanh: đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí là cả khách hàng.
Rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ chỉ mang lại những lợi ích tốt đẹp. Nó sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những đồng nghiệp khác và giúp bạn bước gần hơn đến những vị trí cao hơn trong công ty. Dù bạn làm ở vị trí nào, giám đốc, quản lý, nhân viên, công việc nào ngay cả nhân viên lễ tân, phục vụ hay nhân viên buồng phòng hãy luôn rèn luyện cho bản thân tác phong chuyên nghiệp để hoàn thành tốt nhất công việc của bản thân.

Không có một giáo trình cụ thể nào liên quan đến việc dạy và học cách thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong công việc. Cách tốt nhất là chính bản thân bạn phải ý thức được mình cần làm gì, đặt ra các nguyên tắc tự rèn luyện cho riêng mình và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc đó. Điều bạn cần làm là rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Có như vậy thì bạn mới hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất và thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình.

Cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

MỤC LỤC:
I. Thế nào là tác phong làm việc chuyên nghiệp?​
II. Cách rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp

Đọc thêm: Làm gì để được đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến?

Đọc thêm: Cách trở thành người đồng hành tin cậy của đồng nghiệp

Tác phong làm việc chuyên nghiệp là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của bạn, nhưng dường như không phải ai cũng biết ý nghĩa của việc sở hữu chúng.

Tác phong làm việc là gì? 

Tác phong làm việc là thái độ và cách bạn thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày cũng như giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp. Chẳng hạn như luôn tương tác theo cách tích cực, tự hào về công việc hoặc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn… Có tác phong lề lối làm việc tích cực, bạn có thể chứng minh được giá trị của bản thân với sếp và đồng nghiệp.

Những tác phong làm việc giúp bạn thành công trong sự nghiệp

Nhận lấy và thậm chí tìm kiếm các phản hồi mang tính xây dựng

Một trong những tác phong làm việc giúp bạn trở thành một nhân viên tốt hơn là cởi mở và tiếp thu phản hồi mang tính xây dựng từ cấp trên hoặc đồng nghiệp. Phần lớn các nhà quản lý đưa ra các phản hồi này là những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất vì họ đang cố gắng giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm không đáng có và cuối cùng giúp bạn cải thiện bản thân.

Đúng giờ

Đây là nguyên tắc cơ bản để làm việc chuyên nghiệp hơn, nhiều người dễ dàng bỏ lỡ một hợp đồng quan trọng vì trễ 15 phút cho một cuộc hẹn quan trọng, hoặc phải dời chuyến bay công tác chỉ vì ngủ quên. Hơn nữa, đến đúng giờ cũng sẽ giúp tạo nên hình ảnh đáng tin cậy trong mắt đối tác và đồng nghiệp khi họ cần hợp tác với bạn trong một nhiệm vụ quan trọng nào đó.

Chấp nhận phương án 2. Đừng cố gắng lên một kế hoạch thằng tiến và cứng nhắc cho tất cả mọi việc. Phát huy sự sáng tạo trong những tình huống khó khăn có thể tiết kiệm rất nhiều cho doanh nghiệp và cho chính bản thân bạn, đặc biệt là cho việc khắc phục hậu quả khi bạn không lường trước những tình huống phát sinh.

Biết cách ưu tiên, sắp xếp

Điều này có nghĩa là nên dành ra những công việc phức tạp nhất, "khó nhai" nhất để làm vào thời gian hiệu quả nhất. Tác phong làm việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung hết nguồn năng lượng trong một ngày để giải quyết hiệu quả công việc khó khăn trên, đồng thời cũng là cách tạo đà hiệu quả để bạn hứng khởi thực hiện những công việc kém quan trọng hơn mà không gặp những áp lực tâm lý.

Là người giải quyết vấn đề, không phải là người phàn nàn

Nếu bạn không hài lòng về điều gì đó, hãy luôn nghĩ đến cách làm cho nó trở nên tốt hơn thay vì chỉ biết than thở. Khi bạn biến sự tiêu cực thành hành động tích cực, bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.

Không trì hoãn

Trì hoãn sẽ biến việc dễ thành việc khó, và biến việc khó thành một tai họa. Đặc biệt là khi sự trì hoãn biến thành đặc trưng trong tác phong làm việc, chúng ta sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong cuộc sống. Để thay đổi thói quen xấu này, chúng ta có thể dễ dàng nhắc nhở bản thân bằng các công cụ hỗ trợ hiện đại ngày nay cho công việc như điện thoại, email, hoặc là một người bạn đồng nghiệp thân cận để tránh trường hợp bỏ sót những nhiệm vụ quan trọng.  

Tử tế

Bạn sẽ không đạt được bất cứ điều gì nếu không tử tế với người khác. Khi bạn tử tế, điều đó sẽ khiến người khác hạnh phúc và họ sẽ có thiện chí với bạn. Hãy đặc biệt tử tế với những người gặp khó khăn, họ có thể thực sự cần nó và điều này có thể tác động tích cực đến họ.

Giữ vấn đề cá nhân ra khỏi nơi làm việc

Những gì bạn nói với đồng nghiệp của bạn có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ và sếp về khả năng thực hiện công việc của bạn và nó có thể khiến bạn trở thành chủ đề bàn tán nơi công sở.

Đặt câu hỏi

Nếu bạn không biết cách để làm một điều gì đó hoặc tại sao một giải pháp nào đó không mang lại hiệu quả, hãy làm rõ. Bạn có thể cảm thấy ngại ngùng khi hỏi những điều bạn cho là ngớ ngẩn, nhưng điều đó tốt hơn nhiều so với việc phạm một sai lầm có thể tránh được.

Luôn xem lại kết quả công việc của bạn

Có thể mất một chút thời gian để xem xét lại công việc của bạn, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn phát hiện ra các lỗi trước khi sếp hoặc đồng nghiệp của bạn làm điều đó.

Không ngừng học hỏi

Những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp là những người không bao giờ ngừng học hỏi. Họ luôn tò mò về những điều mới, đó là lý do tại sao họ biết rất nhiều thứ. Tất cả những kiến thức này sẽ giúp họ trong cuộc sống và trong công việc. Cởi mở và tiếp thu nhanh thông tin mới cũng là một đặc điểm thu hút đối với các nhà tuyển dụng, vì nó cho thấy rằng bạn sẵn sàng học hỏi và phát triển trong vai trò ứng tuyển.

3 điều bạn có thể làm để xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp

Bắt đầu từng bước một

Điều quan trọng nhất của việc xây dựng một tác phong lề lối làm việc tích cực là kiên định. Nỗ lực bền vững là những gì làm nên khác biệt thực sự. Vì lí do đó, khi bắt đầu xây dựng tác phong làm việc tích cực, hãy bắt đầu từng phần nhỏ nhất. Chẳng hạn, bạn muốn xây dựng tác phong làm việc đúng giờ, hãy bắt đầu bằng việc đi làm sớm hôm nay. Khi bạn đã quen với việc đi làm sớm hàng ngày, thì có thể chuyển sang việc đảm bảo đúng giờ trong các cuộc họp và đảm bảo đúng deadline đã được giao. Bạn không cần phải thay đổi toàn bộ tác phong làm việc kém hiệu quả ngay từ đầu. Bạn có thể dễ dàng bị thôi thúc để đạt được hiệu quả ngay từ đầu nhưng đừng để cảm xúc đó chi phối bạn.

Nghĩ về những thứ khiến bạn dễ nản chí

Có thể bạn không thể kiểm soát hết mọi thứ bạn không thích nhưng tìm ra cách để khắc phục một hoặc hai trong số những rào cản đó có thể tạo ra sự thúc đẩy bạn cần để tiếp tục bám sát mục tiêu. Khi bạn biết các vấn đề cụ thể ngăn cản bạn hình thành thói quen tốt, bạn sẽ tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

Tự kỷ luật bản thân

Để đạt được bất cứ điều gì có giá trị, bạn cần phải có kỷ luật tự giác. Cụ thể là tập trung vào các mục tiêu dài hạn và không bị phân tâm bởi các điều phiền nhiễu xung quanh. Hãy kiên trì với mục tiêu của bạn cho đến khi hoàn thành.

Lên kế hoạch nếu gặp phải thất bại

Khi xây dựng tác phong làm việc tích cực, chắc hẳn bạn sẽ gặp thất bại. Không ai trở nên hoàn hảo ngay từ khi bắt đầu. Khi này bạn phải học cách không phán xét bản thân hoặc cảm thấy kém cỏi khi mắc lỗi, mà thay vào đó là tập trung vào việc chỉnh sửa hoặc phát triển kế hoạch để trở lại đúng hướng càng nhanh càng tốt.

Điều tạo nên sự khác biệt giữa những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp với những người khác là họ nhanh chóng trở lại đúng hướng. Do đó, hãy chắc rằng bạn có một kế hoạch thay đổi khi gặp thất bại.

Tự thưởng cho chính mình

Động lực là điều rất quan trọng trong giai đoạn đầu củng cố tác phong làm việc chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn biến một hành vi thành thói quen, bạn cần tự thưởng cho mình một món quà mà bạn thích ngay khi hành động đó hoàn thành. Đó có thể là một chiếc áo mới, một bữa ăn hay một chuyến du lịch xa hoặc cũng có thể là được nghỉ sớm hoặc thư giãn trong 15 phút. Điều quan trọng ở đây là cần tạo cho mình một động lực để thực hiện.

Khi bạn muốn thành công trong sự nghiệp, bạn cần cải thiện tác phong làm việc của mình. Những tác phong làm việc đúng đắn chắc chắn sẽ đưa bạn đến mục tiêu mà bạn muốn.

Video liên quan

Chủ Đề