Tại sao Bắc Phi khắc nghiệt hơn Nam Phi

Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi?

Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức lý thuyết đã học về tự nhiên Bắc Phi và Nam Phi để giải thích.

- Nam Phi có diện tích nhỏ hơn Bắc Phi, 3 mặt lại giáp đại dương.

- Ven biển phía đông của Nam Phi có 2 dòng biển nóng chảy ven bờ [Dòng biển Mũi Kim và dòng biển Mô-dăm-bích] kết hợp gió đông nam từ đại dương thổi vào nên thời tiết quanh năm nóng ẩm, mưa tương đối nhiều.

- Trong khi đó, Bắc Phi có đường chí tuyến đi qua lãnh thổ nên quanh năm nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết ổn định, rất ít mưa.

- Khí hậu Nam Phi không khắc nghiệt bằng khí hậu Bắc Phi vì:

+ Lãnh thổ Nam Phi nhỏ hơn, hẹp hơn Bắc Phi.

+ Có 3 mặt giáp đại dương nên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào.

+ Phía đông của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam từ đại dương thổi vào mang theo hơi nước gây mưa nên thời tiết nóng, ẩm, mưa tương đối nhiều. 

- Còn Bắc Phi :

+ Có lãnh thổ rộng lớn hơn Nam Phi nên hơi ẩm từ biển khó xâm nhập vào sâu trong đất liền, đường chí tuyến đi qua điểm giữa của Bắc Phi nên đại bộ phận Bắc Phi nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á-Âu rộng lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi cũng không gây mưa, địa hình Bắc Phi ờ độ cao trên 2000 m, dãy At-lát ngăn cản gió tây nên ảnh hưởng của biển rất ít.

Sahara, sa mạc nóng nhất thế giới với những đụn cát cao tới 180 m, thực tế không phải vùng đất chết. Thảm thực vật của nó rất phong phú và vài thành phố lớn còn mọc lên trong lòng sa mạc.

 

Sa mạc Sahara có diện tích lên tới 9,4 triệu km2, bao phủ gần như toàn bộ diện tích Bắc Phi. Nó tiếp giáp Đại Tây Dương ở phía tây, dãi núi Atlas và biển Địa Trung Hải ở phía bắc, Biển Đỏ ở phía đông và các thung lũng sông Niger ở phía nam. Sa mạc Sahara nằm ở lãnh thổ Tenere và Libya là những khu vực khô cằn nhất. Ảnh: Wikipedia.

 

Theo tiếng Ả rập, Sahara nghĩa là “sa mạc vĩ đại”. Trên thực tế, nó là sa mạc lớn nhất châu Phi và là sa mạc nóng nhất trên thế giới. Dù nhiều người hình dung tới những đụn cát trải dài vô tận khi nhắc tới sa mạc Sahara nhưng về thực chất, chúng chỉ là một phần nhỏ của nó. Phần lớn Sahara là những dãy núi đá khô cằn, thiếu sự sống. Ảnh:Wikipedia.

 

Tuy nhiên, con người từng sống ở sa mạc Sahara từ hàng ngàn năm trước đây, vào quãng thời gian cuối cùng của kỷ băng hà. Sahara từng là một nơi ẩm ướt, với hơn 30.000 loài động vật sinh sống. Hóa thạch khủng long cũng được tìm thấy trong lòng sa mạc Sahara. Hiện tại, loài cá sấu sông Nile là một trong những sinh vật còn sót lại từ hàng chục ngàn năm trước. Ảnh: Wikipedia.

 

Sa mạc Sahara mới trở nên khô cằn, héo hon từ 1.600 năm trước công nguyên, khi nhiệt độ trái đất tăng trong khi lượng mưa giảm mạnh. Biến đổi khí hậu khiến Sahara trở thành sa mạc cát như ngày nay. Nó kéo theo sự biến mất của gần như toàn bộ hệ sinh thái ở khu vực rộng lớn này. Ảnh: Wikipedia.

 

Trên thực tế, sự thay đổi ở Sahara phụ thuộc hoàn toàn vào độ nghiêng của địa cầu. Cụ thể, cứ 41.000 năm, trái đất lại thay đổi độ nghiêng giữa 22 độ và 24,5 độ. Hiện tại, Sahara vừa thoát khỏi giai đoạn khô cực điểm. Nó sẽ trở nên tốt tươi hơn trong khoảng 15.000 năm tới, tương đương năm 17.000 sau Công nguyên. Ảnh: Wikipedia.

 

Ở thời điểm hiện tại, sa mạc Sahara khô cằn không phải vùng đất chết. Ở một số ốc đảo hay các thung lũng sông Nile, thảm thực vật trong lòng sa mạc vẫn rất phong phú và đa dạng. Các cao nguyên phía bắc sa mạc vẫn tồn tại những loại cây đặc trưng, trong đó có cây ô liu. Ảnh: Wikipedia.

 

Sa mạc Sahara cũng là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc. Thậm chí, một vài thành phố lớn còn mọc lên ngay trong lòng sa mạc. Nằm trên các giếng dầu hoặc con đường giao thương huyết mạch khiến nhiều thành phố giữa sa mạc vẫn có cơ hội phát triển. Ảnh:Blogspot.

 

Tuy nhiên, cuộc sống ở Sahara vẫn vô cùng khắc nghiệt. Những đợt gió mạnh thường gây ra bão cát và những đợt “bụi quỷ”, đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của con người. Một nửa diện tích sa mạc Sahara có lượng mưa dưới 20 mm/năm trong khi phần còn lại dưới 100 mm/năm biến nơi đây thành vùng đất khắc nghiệt nhất hành tinh. Ảnh:Blogspot.

 

Trung tâm siêu khô cằn của sa mạc Sahara rất ít khi có mưa. Thảm thực vật ở vùng này cũng rất hiếm. Sa mạc được cấu thành chủ yếu từ những cồn cát, cao nguyên đá, đồng bằng sỏi, thung lũng khô và hồ muối. Mưa thường xuất hiện vào mùa hè, trong tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Ảnh: Blogspot.

 

Sau thế chiến thứ 2, người ta phát hiện các mỏ khoáng sản trong lòng Sahara. Một trong số đó là mỏ dầu và khí đốt lớn ở Algeria và Libya cùng với lượng photsphates ở Morocco và Tây Sahara. Một vài tuyến đường cao tốc xuyên châu Phi được xây dựng trong lòng sa mạc này.

Ở Bắc Phi và Nam Phi đều có đường chí tuyến đi qua nhưng hoang mạc ở Nam Phi có diện tích nhỏ và ít khắc nghiệt hơn hoang mạc ở Bắc Phi vì:

+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

  • Bài 47: Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tại sao ở Bắc Phi và Nam Phi đều có đường chí tuyến đi qua nhưng hoang mạc ở Nam Phi có diện tích nhỏ và ít khắc nghiệt hơn hoang mạc ở bắc Phi

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

tại sao ở Bắc Phi và Nam Phi đều có đường chí tuyến đi qua nhưng hoang mạc ở Nam Phi có diện tích nhỏ và ít khắc nghiệt hơn hoang mạc ở bắc Phi

Video liên quan

Chủ Đề