Chi phí hao mòn tài sản cố định là gì

Hao mòn tài sản cố định [TSCĐ] là sự giảm dần giá trị của TSCĐ do tham gia sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật,…  trong quá trình hoạt động của TSCĐ. 

Lũy kế là gì?

Lũy kế [Commulative] là số liệu được tính toán và cộng dồn lại theo từng kỳ. Số liệu sau khi đã cộng dồn theo từng đợt được quy định cứ thế được cộng dồn nối tiếp nhau. Nói cách khác, lũy kế là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau.

Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế các tháng trước

Hao mòn lũy kế tài sản cố định là gì?

Trong kế toán, hao mòn lũy kế TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.

Cuối mỗi tháng, kế toán phải trích khấu hao TSCĐ cho các bộ phận. Số liệu đưa vào bảng cân đối kế toán của chỉ tiêu hao mòn lũy kế là số dư có của tài khoàn 214.

Về nguyên tắc: mọi TSCĐ có liên quan đến sản xuất, kinh doanh [gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý] đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành.

Quy định liên quan đến xác định giá trị hao mòn TSCĐ:

  • Nhà nước quy định khung thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cho từng loại TSCĐ.

Thời gian sử dụng TSCĐ phải được cơ quan quản lý trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Nếu doanh nghiệp muốn nâng cấp hay tháo dỡ TSCĐ để nâng thời gian sử dụng TSCĐ. Phải có biên bản trình bày các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. Đồng thời tính thời gian sử dụng mới và đăng ký lại với cơ quan quản lý.

  • Thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình do doanh nghiệp tự quyết định. [Không quá 20 năm và không dưới 3 năm].
  • Đối với những tài sản được nhà nước giao quản lý phải được tính hao mòn hàng năm. [Trừ những TSCĐ đặc biệt]. Với TSCĐ doanh nghiệp thuê ngoài sử dụng tạm thời, TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước.
  • Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.
  • Các TSCĐ không phải tính hao mòn: + TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.

    + TSCĐ chưa tính hao mòn đủ mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được nữa.

Phương pháp tính hao mòn TSCĐ

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của mỗi TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn [% năm]

Hàng năm, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của TSCĐ theo công thức:

Số hao mòn tính cho năm N = Số hao mòn đã tính của năm [N – 1] + Số hao mòn tăng năm N – Số hao mòn giảm năm N

Nếu thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi. Doanh nghiệp phải xác định lại mức hao mòn trung bình hàng năm của TSCĐ:

Hao mòn TB năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán / Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ

Tìm hiểu thêm nội dung Lũy kế giá trị thanh toán

>Đăng ký Kaike ngay để nhận ưu đãi free 100% phí duy trì năm đầu sử dụng

Áp dụng cho 100 doanh nghiệp đăng ký sớm nhất. Mỗi tài khoản đều có thể trải nghiệm miễn phí phần mềm trong 30 ngày. Chi tiết chương trình ưu đãi có tại: Link

Bạn hiểu thế nào là khấu hao tài sản cố định, bạn có đang gặp rắc rối trong việc lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định? Hay đang cần bảng khung khấu hao tài sản cố định mới nhất? … Nếu đang mơ hồ những vấn đề về khấu hao tài sản cố định thì nhất định bạn phải tham khảo bài viết này.

>>> Xem thêm thông tin hữu ích:

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng.

Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định là có liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị/giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cả về mặt tài chính và quản lý. Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định như sau:

  • Là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định;
  • Thu hồi được đầy đủ số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng;
  • Giúp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất;

Trích khấu hao tài sản cố định là gì?

Trích khấu hao tài sản cố định là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn khi sử dụng tài sản cố định trong quá trình sản xuất theo đúng quy định của pháp luật.

Tại sao doanh nghiệp cần phải khấu hao tài sản cố định?

Những tài sản khấu hao chỉ được sử dụng trong một thời hạn nhất định khi tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy để bảo toàn và xác định số vốn cố định cũng như giá thành sản phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện khấu hao tài sản cố định.

Bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định cần chứng từ gì

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Việc khấu hao tài sản cố định có thể thực hiện thông qua 3 phương pháp dưới đây:

Phương pháp tuyến tính [phương pháp đường thẳng]

Là phương pháp khấu hao đơn giản nhất với việc định mức khấu hao như nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

Ví dụ: Một tài sản cố định có giá trị sử dụng là 500 triệu đồng trong 5 năm. Theo phương pháp khấu hao tài sản cố định tuyến tính, giá trị khấu hao sẽ là 100 triệu chia đều cho mỗi năm.

Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Công thức tính khấu hao theo khối lượng sản phẩm như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm;

Trong đó:

  • Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định/Số lượng công suất thiết kế;
  • Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Tổng mức trích khấu khao 12 tháng hoặc = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm;

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần như sau:

Giá trị khấu hao hàng năm =  Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao.

Bảng khung khấu hao tài sản cố định mới nhất 2020

Bảng khung khấu hao tài sản cố định được quy định thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp theo một khung thời gian cụ thể. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định được thời gian trích khấu hao của TSCĐ hữu hình và xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ cố định vô hình, cụ thể như sau:

  • Thời gian trích khấu hao của TSCĐ hữu hình: Áp dụng với những TSCĐ chưa qua sử dụng để xác định thời gian trích khấu hao bạn phải căn cứ vào khung thời gian trích khâu hao tài sản được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 45;

Những tài sản cố định đã qua sử dụng thời gian sẽ được tính = Giá trị hợp lý của TSCĐ/ giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị x Thời gian trích khấu Giá bán của TSCĐ cùng hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1.

  • Thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình: Được tự xác định nhưng tối đa không quá 20 năm;

File excel tính khấu hao tài sản cố định

Tại đây, EasyBooks chia sẻ đến bạn file excel tính khấu hao tài sản cố định mới nhất với các chức năng:

  • Tính khấu hao tài sản cố định;
  • Theo dõi danh sách còn hoặc hết khấu hao;
  • Theo dõi giá trị khấu hao từng tháng;

>> Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận file file excel tính khấu hao tài sản cố định một cách nhanh nhất.

Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm kế toán EasyBooks, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay EasyBooks nhé! Đội ngũ chuyên môn của EasyBooks cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EasyBooks – Phần mềm kế toán điện tử TIẾT KIỆM – LINH HOẠT – NHANH CHÓNG nhất hiện nay.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN EASYBOOKS >>> TẠI ĐÂY 

Chủ Đề